zalo
Vì sao trẻ em hay tức giận. Cha mẹ cần làm gì để dạy trẻ ngoan
Sống tốt - Sống đẹp

Vì sao trẻ em hay tức giận. Cha mẹ cần làm gì để dạy trẻ ngoan

Hồng Nhung
Hồng Nhung

28/08/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Có rất nhiều đứa trẻ hay la hét, tức tối nơi đông người khiến cha mẹ vô cùng khó xử. Việc kiểm soát hành vi này của trẻ cũng gây cho cha mẹ nhiều khó khăn vì nhiều đứa trẻ rất cứng đầu. Cha mẹ cần làm gì với trẻ em hay tức giận và dạy con như thế nào để con trở nên ngoan ngoãn hơn.

Trẻ hay tức giận có ảnh hưởng như thế nào

Trẻ nhỏ thường tức giận khi không vừa ý. (Ảnh: Nguồn Internet)

Theo nghiên cứu, trẻ em hay tức giận trong giai đoạn khi trẻ lên 2 đến 5 tuổi. Ở thời điểm này cơn tức giận của bé do một số nguyên nhân chủ yếu như khi bé đói, mệt mỏi, thất vọng hay bé muốn ăn vạ cha mẹ. Nhiều bé cũng dùng sự tức giận của mình để gây chú ý tới người lớn, khi muốn có muốn được thứ mình cần hoặc khi không muốn làm điều gì đó. 

Tuy nhiên, nếu không hạn chế được những cơn tức giận này của trẻ trong độ tuổi này khi thì trẻ qua 5 tuổi thì những cơn tức giận này sẽ kéo dài rất lâu.

Các biểu hiện trong cơn giận giữ của trẻ:

  • Hét lớn

  • Khóc

  • Đánh đập người khác

  • Lăn lộn trên sàn nhà

  • Dậm chân mạnh

  • Mặt đỏ, khó chịu

Việc dạy trẻ quản lý được cảm xúc của bản thân vô cùng quan trọng giúp con duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp và tinh thần lành mạnh trong tương lai. Khi kiểm soát được sự tức giận của mình con sẽ có cách ứng xử tốt hơn, không làm tổn thương mọi người.

Các chuyên gia nghiên cứu về giáo dục trẻ em đã chỉ ra rằng những cảm xúc của trẻ trong thời điểm trước 6 tuổi của trẻ có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển tính cách của trẻ sau này. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để có thể điều chỉnh cảm xúc, những hành vi của con sao cho phù hợp để bé có thể phát triển một cách lành mạnh về sau. Nếu trẻ thường xuyên ăn vạ, hay tức giận, bi quan, tiêu cực, không hài lòng về bản thân,...điều này sẽ ảnh hưởng tới tính cách, sức khỏe và mất dần đi những mối quan hệ tốt đẹp về sau.

Giáo dục trẻ từ sớm bằng cách lưu ý tới những cảm xúc, cách cư xử của trẻ từ đó có thể hướng dẫn, điều chỉnh cảm xúc giúp trẻ quản lý cảm xúc cá nhân một cách tốt hơn.

Tại sao trẻ em hay tức giận

Vì sao trẻ lại hay tức giận. (Ảnh: Nguồn Internet)

Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng tại sao trẻ em lại hay tức giận dù những việc không đáng. Một số nguyên nhân chính khiến trẻ hay tức giận, khó chịu chẳng hạn:

  • Do di truyền:  Sự thật là sự nóng giận của trẻ có thể do ảnh hưởng bởi gen di truyền. TS. McDermott, ĐH Brown, Mỹ từng báo cáo về gen MAOA -liên quan đến chức năng kiểm soát cảm xúc nóng nảy hay bực bội.  Với những người mang gen có biểu hiện chức năng thấp thường có khả năng kiểm soát cảm xúc kém và ngược lại những người có gen này biểu hiện chức năng cao hơn thì khả năng kiểm soát của họ tốt hơn. Bản chất của gen này có thể di truyền qua các thế hệ và ở tỉ lệ các bé trai dễ gặp hơn, chúng chiếm khoảng 30%.

  • Do lối sống từ bố mẹ: Dù ảnh tính nóng nảy có thể ảnh hưởng từ gen nhưng môi trường sống xung quanh trẻ có tác động rất lớn đến hành vi này. Nó phục thuộc và vào cách trẻ được giáo dục, lối sống của cha mẹ và môi trường xung quanh trẻ, thậm chí trẻ bị ảnh hưởng ngay từ thời điểm còn trong bụng mẹ. 

Nếu cha mẹ là những người có tính cách hiền dịu, lối cư xử đúng mực, và phương pháp dạy trẻ phù hợp thì sức mạnh của gen này sẽ được giảm bớt rất nhiều. Ngược lại ngay cả khi trẻ không có gen nóng giận nhưng sống trong môi trường độc hại, cha mẹ hay những người xung quanh hay cáu gắt khó chịu thì trẻ cũng rất dễ nhiễm tính cách như vậy.

  • Do tính cách của trẻ: Một nguyên nhân nữa khiến trẻ hay tức giận đó là do một phần tính cách của trẻ. Do được nuông chiều quá đà trẻ rất muốn biến mình thành trung tâm của sự chú ý, luôn bắt mọi người làm theo mong muốn của bản thân và không dễ hài lòng với người khác. Tính cách này cần được sửa đổi càng sớm càng tốt để tránh ảnh mang theo đến khi trẻ trưởng thành.

Cha mẹ cần làm gì để rèn luyện tính nóng nảy của trẻ

Đôi khi còn quá nhỏ nên trẻ chưa hiểu được hết các hành vi của mình. Cha mẹ nên làm gì để rèn luyện tính nóng nảy của trẻ để trẻ có thể cư xử nhẹ nhàng hơn.

Dành thời gian tâm sự cùng con

Trong mỗi đứa trẻ đều mong muốn nhận được tình cảm yêu thương từ cha mẹ. Cha mẹ nên dành thời gian bên cạnh con để giúp con dịu lại những cảm xúc tức giận của mình. Thường xuyên cùng con chuyện trò, đặt ra các câu hỏi để con có thể nói lý do khiến con tức giận. Đưa ra cho con lời khuyên tại sao con lại như thế để con có thể bình tĩnh suy nghĩ lại hành động của mình. Dần dần con sẽ thay đổi và cư xử một cách nhẹ nhàng và điềm đạm hơn.

Dành thời gian tâm sự cùng con. (Ảnh: Nguồn Internet)

Bình tĩnh lắng nghe trẻ

Không phải khi nào trẻ cũng tức giận một cách vô cớ vì thế việc lắng nghe trẻ vô cùng cần thiết. Đặt bản thân dưới góc nhìn của trẻ để hiểu được tại sao con lại làm như vậy. Hãy lắng nghe con thật kỹ và đưa ra cho con lời khuyên trước khi trách phạt con. Khi được cha mẹ giải thích và đồng cảm với hành động của mình bé sẽ trở nên hối hận và thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Dành thời gian tâm sự cùng con. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Dạy con kiểm soát hành vi theo từng độ tuổi như thế nào

Không to tiếng, quát nạt hay bạo lực với trẻ

Nhiều cha mẹ thường to tiếng quát nạt trẻ thậm chí sử dụng bạo lực khi con có hành vi cáu giận. Đây là hành động sai lầm không chỉ không giúp trẻ cư xử dịu lại mà còn khiến trẻ phản kháng mạnh hơn nữa. Ngay chính cha mẹ cũng đang còn cáu giận thì việc dạy trẻ không được tức giận là điều không thể.

Có thể trẻ dừng lại tại thời điểm đấy nhưng chỉ đơn giản là sợ hãi. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của bé rất nhiều bé sẽ có xu hướng bạo lực với người khác. Đây là là một tính xấu cần loại bỏ.

Nhẹ nhàng tâm sự cùng trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy con cách kiềm chế cảm xúc

Đa phần trẻ nóng giận do không kiềm chế được cảm xúc của mình, cha mẹ cần dạy cho con cách kiềm chế sự nóng giận để có thể tránh được những cuộc xung đột, cãi vã không đáng có. Có thể dạy trẻ một số cách để kiềm chế cơn nóng giận như ra ngoài hít thở, ngồi yên một lát, đếm đến 10 trước khi nói hay suy nghĩ về những điều tích cực. 

Dạy con kiềm chế cảm xúc cá nhân. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ em hay tức giận thường vào giai đoạn trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Nếu được nuôi dạy tốt thì trẻ sẽ sửa đổi được tính cách và trở nên tinh tế và khéo léo hơn trong giao tiếp. Hy vọng với những kiến thức mà Monkey mang lại cha mẹ sẽ có cách nuôi dạy con thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, độc lập và ngày một trưởng thành hơn.

Anger, Irritability and Aggression in Kids- Ngày truy cập: 31/07/2022

https://www.yalemedicine.org/conditions/anger-issues-in-children-and-teens#

Is My Child's Anger Normal?- Ngày truy cập: 31/07/2022

https://childmind.org/article/is-my-childs-anger-normal/

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!