Phụ nữ sau sinh ăn cua được không? Cua đồng hay cua biển có giá trị dinh dưỡng tốt hơn? Những mẹ bỉm nào không nên ăn cua? Để tìm hiểu về những giá trị dinh dưỡng của cua và trả lời cho các câu hỏi thì hãy theo dõi bài viết sau nhé. Thông qua những thông tin chia sẻ này các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về cách bổ sung chất dinh dưỡng sau sinh từ cua một cách tốt nhất.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Mẹ sau sinh ăn cua được không?
Cua là loại nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng và khá phổ biến ở một nước ven biển như Việt Nam. Đồng thời với những cách chế biến đa dạng, phong phú khiến cua trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, không phải ai ăn cua cũng đều bổ dưỡng, đặc biệt là thể trạng của nhiều mẹ sau sinh. Với những mẹ bỉm có thể trạng yếu ăn cua dễ gây đầy bụng và khó tiêu.
Vậy các mẹ sau sinh ăn cua được không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy đi tìm hiểu về các loại cua. Trong tự nhiên, có 2 loại cua được dùng làm thực phẩm phổ biến là cua đồng và cua biển.
-
Cua đồng: Với loại cua này thì các mẹ bỉm không nên ăn sớm, chỉ nên ăn sau sinh 6 tháng. Bởi cua đồng có tính hàn cao, không tốt, dễ bị tiêu chảy, ngộ độc nếu thể trạng các mẹ còn yếu.
-
Cua biển: Còn đối với cua biển thì các mẹ có thể ăn sau sinh từ 2 đến 3 tháng. Bởi vì trong của biển chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho cơ thể của mẹ và sữa cho bé.
Phụ nữ sau sinh ăn cua biển được không?
Phụ nữ sau sinh ăn cua biển được không? Câu trả lời là ĐƯỢC, ăn cua biển sẽ bổ sung chất dinh dưỡng giúp cho mẹ và bé khỏe mạnh. Để giải đáp lý do tại sao thì hãy cùng tìm hiểu qua giá trị dinh dưỡng và lợi ích của cua biển như sau:
Khái quát giá trị dinh dưỡng
Trong 100g cua biển có chứa:
-
59-90mg canxi
-
15- 20g đạm
-
600-900mg chất béo
-
180-200mg photpho
-
Hàm lượng lớn omega 3
-
Một số loại vitamin A, B1 ,B2, C, sắt, magie,...
Ngoài ra, thịt cua biển còn có vị ngọt, mặn và không độc hại nên rất phù hợp để bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh.
Bên cạnh đó, cua biển còn có tác dụng thanh nhiệt và ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu của nhiều mẹ bỉm. Đặc biệt, khi mẹ ăn cua biển cũng giúp cho em bé bổ sung canxi, tăng đề kháng, phát triển toàn diện và hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương.
Vậy sau sinh bao lâu thì được ăn cua biển? Đối với cua biển thì các mẹ bỉm cần kiêng ít nhất từ 2 đến 3 tháng. Đây là khoảng thời gian tốt nhất mà cơ thể của các mẹ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ cua biển. Một lý do khác cần kiêng là hệ tiêu hóa của sản phụ thời gian đầu khá yếu, khó tiêu hóa thực phẩm nhiều đạm như cua biển.
Lợi ích khi ăn cua biển
-
Giảm cholesterol xấu: Trong cua biển có chứa một lượng lớn omega-3 hỗ trợ tim mạch giúp cân bằng cholesterol trong cơ thể. Điều này giúp giảm đông máu, chống viêm và hạn chế tình trạng bị giảm huyết áp, căng thẳng cho tim ở nhiều mẹ bỉm.
-
Tác dụng thanh nhiệt: Thịt cua có chứa hàm lượng lớn selenium và riboflavin giúp tăng sản xuất chất chống oxy hóa trong cơ thể. Nhờ đó, kích thích hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính.
Đặc biệt với hàm lượng photpho cao trong thịt cua giúp cải thiện chức năng của gan, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
-
Bổ xương tuỷ: Cua biển có chứa hàm lượng lớn canxi và photpho giúp em bé phát triển xương toàn diện. Đồng thời, giúp mẹ bỉm cải thiện các vấn đề về xương tủy sau sinh hiệu quả.
Mẹ sau sinh ăn cua đồng được không?
Vậy còn đối với cua đồng, mẹ sau sinh ăn cua đồng được không? Sau sinh mẹ vẫn ăn cua đồng ĐƯỢC tuy nhiên không nên ăn sớm. Mặc dù trong cua đồng vẫn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe của mẹ bỉm tuy nhiên vẫn có một số hại.
Khái quát giá trị dinh dưỡng
Thịt cua đồng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao với những dưỡng chất như canxi, sắt, protit, lipit, chất béo, vitamin,...Nhưng cua đồng có tính hàn, hơi độc và có vị mặn. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hệ tiêu hóa và thể trạng còn yếu của mẹ bỉm sau sinh. Vì thế, các mẹ bỉm không nên ăn cua đồng sau sinh sớm.
Sau sinh bao lâu thì có thể ăn cua đồng và những món ăn chế biến từ cua đồng? Thời điểm thích hợp nhất là khoảng 6 tháng sau sinh. Lúc này cơ thể của mẹ bỉm đã hồi phục khỏe mạnh sẽ hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ cua. Ngoài ra, khi mẹ ăn cua thì sẽ không ảnh hưởng đến sữa của bé mà còn giúp bé hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng tốt.
Mẹ sau sinh ăn rau cải được không? Có gây mất sữa hay không?
Mẹ sau sinh ăn gạo lứt có tốt không? Đẹp dáng cho mẹ, lợi sữa cho bé
Mẹ sau sinh ăn giá đỗ được không? Ăn giá vừa đẹp da vừa mát sữa
Tác hại khi mẹ bỉm ăn cua đồng sớm
-
Gây tiêu chảy: Ăn cua đồng sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa của mẹ gây tiêu chảy cho bé. Và nếu thể trạng của mẹ vẫn còn yếu mà ăn cua cũng dễ gây tiêu chảy, nôn mửa,...
-
Ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng: Thịt cua đồng chứa nhiều cholesterol nếu ăn nhiều sẽ gây thừa chất và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Mặt khác, mẹ bỉm còn có thể mắc một số bệnh như huyết áp cao, gan nhiễm mỡ hoặc tăng cân không kiểm soát,...
3+ Lưu ý khi ăn cua sau khi sinh
Để bổ sung chất dinh dưỡng phong phú từ thịt cua một cách hiệu quả thì các mẹ bỉm cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Không ăn cua để qua đêm: Thịt cua đã chế biến khi để qua đêm dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn và biến chất. Nếu mẹ bỉm ăn loại thức ăn này thì dễ bị đau bụng, tiêu chảy và ảnh hưởng đến em bé.
-
Không ăn cam, quýt, uống sữa sau ăn cua: Sau khi ăn cua nếu ăn kèm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C thì sẽ gây ngộ độc. Trong cua chứa nhiều Asen pentavenlent khi kết hợp với vitamin sẽ tạo thành chất độc có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nên tốt nhất, các mẹ bỉm nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin sau khi ăn cua.
Ngoài ra, sữa cũng là một loại thực phẩm kỵ với cua. Sau khi ăn cua mà uống sữa có thể gây dị ứng cơ thể. Lưu ý sau khi ăn cua cũng không nên uống sữa vì cua có vị tanh, sữa có vị ngọt nên khi uống vào sẽ gây khó chịu, buồn nôn.
-
Hạn chế ăn cua trong bữa tối: Vào buổi tối các cơ quan trong cơ thể cần nghỉ ngơi, đặc biệt là các mẹ bỉm bởi vì cơ thể cần phục hồi sau sinh. Vì thế, trong cua có chứa nhiều canxi sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ và đào thải. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận và đường tiết niệu dễ gây sỏi thận.
Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ ta, dẻ cười có tốt không?
Những đối tượng không nên ăn cua
-
Mẹ có thể trạng hàn: Vì đặc trưng của thịt cua là tính hàn, nên khi ăn vào dễ khiến các cơ thể của các mẹ mệt mỏi hơn.
-
Mẹ đang uống thuốc không nên ăn cua: Trong thịt cua chứa lượng lớn selenium có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
-
Mẹ có tiền sử tim mạch không nên ăn cua: Thịt cua chứa hàm lượng cao cholesterol nên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Từ những thông tin chia sẻ trên chắc hẳn các mẹ đã biết được câu trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn cua được không? Qua đó, cũng giúp các mẹ hiểu rõ hơn về một loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mặc dù là một thực phẩm tốt nhưng khi sử dụng vẫn phải cẩn thận và đúng đối tượng. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe sau sinh bổ ích. Chúc các mẹ bỉm có hành trình nuôi con khỏe mạnh và hạnh phúc!
Is it Safe to Eat Crab or Lobster While Pregnant? - Truy cập ngày 12/7/2022
https://www.webmd.com/baby/is-it-safe-to-eat-crab-or-lobster-while-pregnant
Can Pregnant Women Eat Crab? - Truy cập ngày 12/7/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/crab-and-seafood