Sau sinh ăn rau cải được không? Tại Việt Nam, có tới hơn mười loại rau cải với đặc điểm và công dụng khác nhau. Có thể điểm qua một số cái tên như cải ngọt, cải thảo, cải ngồng, cải cúc, cải xoăn, cải chíp, cải đắng, cải bó xôi,... Mỗi loại với các đặc điểm và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem mẹ sau sinh ăn các loại rau cải này có tốt không nhé.
Sau sinh ăn rau cải ngọt được không?
Cải ngọt là loại rau phổ biến, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như xào và luộc. Bởi vậy, trong bữa cơm hàng ngày chúng ta rất hay thấy loại rau này. Vậy mẹ sau sinh có ăn rau cải ngọt được không?
Câu trả lời là ĐƯỢC mẹ nhé. Ăn rau cải ngọt mang lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ hậu sản. Cụ thể:
-
Hàm lượng chất xơ, vitamin K và Lipid trong rau cải ngọt giúp cho hệ tiêu hóa hiệu hoạt động tốt. Qua đó ngăn ngừa tình trạng táo bón và bệnh trĩ sau sinh.
-
Hoạt chất allyl isothiocyanate trong rau cải ngọt có tác dụng ngừa ung thư hiệu quả. Khi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ ngăn chặn sự phát triển các tế bào gốc tự do - nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư.
-
Ngoài ra, thành phần Vitamin C và K trong rau cải ngọt sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, mẹ sẽ giảm thiểu tối đa việc bị bệnh vặt sau khi sinh.
Sau sinh ăn cải thảo được không?
Khác với cải ngọt, cải thảo là loại rau có màu trắng và xanh đen xen, với phần thân rất dày và nhiều nước. Bởi vậy, có tới khoảng 95% nước trong 1 cây cải thảo. Hiện nay trên mạng có nhiều thông tin lan truyền ăn cải thảo sau sinh sẽ gây mất sữa. Vậy có đúng không hay?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh hoàn toàn CÓ THỂ ĂN rau cải thảo sau khi sinh. Ăn rau cải thảo không những gây mất sữa mà còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ. Cụ thể.
-
Thành phần Vitamin C trong rau cải thảo có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé.
-
Chất xơ khi được hấp thụ vào cơ thể kích thích nhu động ruột, qua đó giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa bệnh táo bón sau sinh.
-
Hàm lượng Vitamin B9 (acid folate) có vai trò giảm homocysteine - tác nhân gây ra bệnh tim mạch. Nhờ đó, mẹ sẽ hạn chế được các bệnh lý về tim mạch và cao huyết áp sau sinh.
-
Ngoài ra, các khoáng chất Phốt pho và Canxi trong cải thảo có tác dụng giúp xương chắc khỏe, khắc phục tình trạng loãng xương sau khi sinh.
Sau sinh ăn rau cải ngồng được không?
Mẹ sau sinh ăn rau cải ngồng có được không? Câu trả lời là ĐƯỢC mẹ nhé.
Ăn rau cải ngồng sau sinh có rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ như: giúp làm đẹp da, cải thiện sức khỏe mắt, tốt cho hệ tiêu hóa. Cụ thể:
-
Vitamin C trong rau cải ngồng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy tiết collagen cho cơ thể. Nhờ đó, tình trạng da sau sinh sẽ được cải thiện rõ rệt, giúp da sáng, đều màu và láng mịn hơn.
-
Vitamin A có vai trò hỗ trợ và cải thiện sức khỏe thị lực. Nếu mẹ ăn rau cải ngồng thường xuyên sẽ giảm được tình trạng đau nhức và mỏi mắt.
-
Chất xơ là thành phần cực kỳ quan trọng trong mỗi loại rau cải. Nhờ hàm lượng chất xơ phong phú, mẹ sẽ không lo bị táo bón sau khi sinh.
-
Ngoài ra, trong rau cải ngồng có chứa thành phần Kali với tác dụng điều chỉnh huyết áp, tăng cường hấp thụ sắt. Chính điều này giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp sau khi sinh.
Sau sinh ăn rau cải cúc được không?
Mẹ sau sinh có ăn được rau cải cúc không? Câu trả lời là ĐƯỢC mẹ nhé. Rau cải cúc hay rau tần ô là thực phẩm giúp trị táo bón và có tác dụng chữa bệnh cực kỳ tốt. Một số lợi ích khi ăn rau cải cúc sau sinh như:
-
Kali: Giảm huyết áp, tăng cường hấp thụ sắt. Qua đó ngăn ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp cao, thiếu máu, giúp xương chắc khỏe hơn.
-
Xenlulozơ và pectin: Khi dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa và trị táo bón sau sinh hữu hiệu
-
Axit chlorogenic: Là một hoạt chất chống lại quá trình oxy hóa, tiêu diệt tế bào gốc tự do - nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư.
Sau sinh ăn rau cải xoăn được không?
Mẹ sau sinh có thể ĂN ĐƯỢC rau cải xoăn vì những lý do sau đây.
-
Protein và chất xơ: Hai thành phần này giúp mẹ có cảm giác no lâu, từ đó giảm cơn thèm ăn, giúp giảm cân hiệu quả.
-
Hợp chất glufosinate: Có tác dụng hạn chế khối u phát triển.
-
Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch, kích thích cơ thể tiết collagen, tốt cho da, nuôi dưỡng tóc và móng cực tốt.
Sau sinh ăn rau cải chíp được không?
Nếu mẹ đang băn khoăn sau sinh có ăn được rau cải chíp không thì hãy yên tâm nhé. Bởi ăn rau cải chíp rất tốt cho sức khỏe của sản phụ sau sinh. Nó mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:
-
Magie, sắt, canxi: Có tác dụng giúp chắc khỏe xương, giảm đau lưng, mỏi khớp sau khi sinh.
-
Folate, kali, vitamin C và vitamin B6: Có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL trong cơ thể. Qua đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau sinh hiệu quả cho chị em phụ nữ.
-
Selen: Là khoáng chất quan trọng của cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.
-
Vitamin C: Ngoài tác bảo vệ sức khỏe tim mạch, vitamin trong rau cải chíp còn rất tốt cho da của mẹ sau sinh. Đồng thời nó góp phần tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
Sau sinh ăn rau cải đắng được không?
Cải đắng là loại rau hơi kén người ăn bởi vị đắng của nó. Đặc biệt các em bé nhỏ thường nói không với loại rau này. Thế nhưng, rau cải đắng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt và an toàn cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, bà đẻ có thể yên tâm ĂN ĐƯỢC rau cải đắng khi cho con bú nhé.
Một số lợi ích tuyệt vời loại rau này mang lại cho sức khỏe gồm:
-
Vitamin K: Có tác dụng tăng cường và hỗ trợ, tốt cho hệ thống xương khớp của mẹ sau sinh. Thông qua nguồn sữa, em bé hấp thụ vitamin K cũng giúp phát triển cứng cáp hơn. Đồng thời, vitamin K còn giúp mẹ tăng cường trí nhớ, khắc phục tính hay quên thường gặp sau sinh.
-
Vitamin C: Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và tốt cho quá trình tái tạo làn da.
-
Glucosinolates: Có vai trò bảo vệ tế bào, ngừa ung thư. Vì vậy, khi ăn cải đắng nói riêng và các loại cải nói chung sẽ có tác dụng ngừa ung thư cực kỳ hiệu quả.
-
Lutein và zeaxanthin: Rất quan trọng đối với sức khỏe giác mạc của mắt. Do đó, khi cơ thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất này sẽ giúp thị lực tốt hơn.
Sau sinh ăn rau cải mơ được không?
Mẹ sau sinh có ăn được rau cải mơ không? Câu trả lời là CÓ mẹ nhé. Một số lợi ích khi ăn rau cải mơ có thể kể đến bao gồm:
-
Chất xơ: Có tác dụng thúc đẩy và kích thích hoạt động hệ tiêu hóa hiệu quả hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ sau sinh.
-
Vitamin C: Với nhiều tác dụng khác nhau từ tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và làm đẹp da cực kỳ hiệu quả.
-
Beta carotene: Là tiền chất của vitamin A rất tốt cho sức khỏe mắt, góp phần tăng cường hệ miễn dịch của mẹ và bé.
Sau sinh ăn rau cải sen được không?
Nếu mẹ đang thắc mắc sau sinh ăn rau cải sen được không thì câu trả lời là CÓ mẹ nhé. Trong rau cải sen chữa những thành phần dinh dưỡng như sau, rất tốt cho mẹ sau sinh:
-
Axit folic: Đây là thành phần quan trọng nhất trong rau cải sen rất tốt cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào.
-
Ngoài ra, các hoạt chất trong rau cải sen còn có tác dụng đào thải acid uric - nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Sau sinh ăn rau cải xoong được không?
Cải xoong là loại rau xanh quen thuộc, chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo ăn rau cải xoong cũng rất tốt cho sức khỏe của bà đẻ. Cụ thể những lợi ích khi ăn rau cải xoong sau sinh như sau:
-
Vitamin K: Có tác dụng giúp chắc khỏe xương khớp, khắc phục tình trạng đau nhức, loãng xương sau khi sinh.
-
Hoạt chất glucosinolates: Có tác dụng chống ung thư thông qua cơ chế bảo vệ tế bào, loại bỏ hoạt chất gây ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các khối u.
-
Vitamin C: Có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, giúp cơ thể mẹ và bé khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.
-
Hợp chất lutein và zeaxanthin: Giúp thị lực phát triển khỏe mạnh, tốt cho sức khỏe mắt.
Sau sinh ăn rau cải bó xôi được không?
Cải bó xôi là loại rau rất tốt cho sức khỏe, không chỉ đối với mẹ sau sinh mà tất cả mọi người. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sản phụ NÊN ĂN nhiều cải bó xôi sau khi sinh.
Một số lợi ích khi ăn cải bó xôi gồm:
-
Axit alpha-lipoic: Khi nạp vào cơ thể sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Nhờ đó, mẹ sẽ tránh được các nguy cơ cao huyết áp, béo phì sau sinh.
-
Beta-carotene đóng vai trò là tiền chất của vitamin A rất tốt cho sức khỏe của mắt, thị giác. Ngoài ra, vitamin A cũng là dưỡng chất quan trọng trong việc kích thích sự phát triển móng và tóc.
-
Kali: Giúp mẹ ổn định, điều hòa huyết áp và xương chắc khỏe. Ngăn ngừa tình trạng loãng xương và các bệnh về tim mạch sau sinh.
-
Chất xơ và nước giúp mẹ ngừa táo bón sau sinh cực kỳ hiệu quả, kích thích hoạt động đường ruột và hệ tiêu hóa.
Sau sinh ăn rau cải có gây mất sữa không?
Theo quan niệm dân gian truyền tai nhau, ăn rau cải sau sinh sẽ gây mất sữa và tiểu són khi về da. Điều này khiến nhiều mẹ liệt kê các món rau cải vào danh sách kiêng ăn sau sinh. Thế nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Ăn rau cải KHÔNG LÀM mất sữa.
Như đã đề cập trong các phần trên, các mẹ sau sinh gần như ăn được hầu hết các loại rau cải. Bởi ăn rau cải cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung chất xơ, ngừa táo bón. Một số loại rau như bắp cải còn có tác dụng chữa tắc tia sữa sau sinh. Vì vậy nên, mẹ đừng lo lắng về ăn rau cải sẽ gây mất sữa nhé.
Lưu ý khi ăn rau cải sau sinh
-
Mẹ bị thận không nên ăn rau cải: Rau cải là một trong những loại rau xanh chứa nhiều kali, rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Thế nhưng đây lại là chất độc, không tốt cho mẹ bệnh thận. Vì thế, các mẹ có tiền sử bệnh thận không nên ăn rau cải nhé.
-
Không nên ăn rau cải vào bữa tối: Rau cải có tính hàn và nhiều chất xơ, dễ gây lạnh bụng và rối loạn tiêu hóa nếu ăn vào bữa tối. Vì thế, mẹ nên ăn rau cải vào bữa ăn trưa để hấp thụ dinh dưỡng được tốt nhất.
-
Rửa thật sạch trước khi ăn: Rau cải thường bị bám nhiều bùn đất, bụi bẩn và côn trùng cắn lá. Do đó, mẹ nên rửa thật sạch sẽ trước khi chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp câu hỏi sau sinh ăn rau cải được không? Có thể thấy rằng, sản phụ có thể ăn gần hết các loại rau cải và chúng rất tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách. Vậy nên, mẹ hãy yên tâm ăn rau cải sau sinh mà không lo mất sữa nhé.
11 Vegetables To Eat When Breastfeeding - Truy cập ngày 28/7/2022
https://www.romper.com/p/11-vegetables-to-eat-when-breastfeeding-16505
13 Best Foods for Breastfeeding Parents - Truy cập ngày 28/7/2022
https://www.parents.com/baby/breastfeeding/breast-milk/12-superfoods-for-breastfeeding-moms/