Nấm được biết đến là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì liên quan đến vấn đề sức khỏe và nguồn sữa cho con bú, nhiều mẹ băn khoăn "sau sinh ăn nấm được không?". Để giúp chị em giải đáp, hãy cùng Monkey tìm hiểu bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của nấm
Nấm được xem là món ăn thượng đế vì thành phần dinh dưỡng cực kỳ cao và tốt cho sức khỏe. Đầu tiên, lượng calo trong thực phẩm này rất thấp, mỗi loại sẽ có một mức khác nhau. Ví dụ như:
-
Trung bình có từ 22-35 calories trên 100gr nấm rơm tươi.
-
Với 100 gram nấm bào ngư tươi chứa khoảng 31-35 lượng calories.
-
Các loại nấm khác cũng dao động và chỉ dưới 100 Calories.
Bên cạnh đó, nấm cũng có chất xơ với giá trị tương đối cao. Đơn cử như:
-
Trung bình trong 100 gram nấm ăn chứa khoảng 2.5gr chất xơ.
-
Với 100gr nấm rơm tươi có 1.1% chất xơ, loại khô 21gr chất xơ.
-
Trong 100 gram nấm bào ngư có 8-14% chất xơ.
-
Nấm mèo khoảng 7.5-17.5% chất xơ.
Ngoài ra trong nấm còn chứa nhiều Vitamin nhóm B: B1, B2, B3, B5, B9. Chưa hết, nấm còn có vài nhóm vitamin cần thiết khác, chẳng hạn như: vitamin D, vitamin H(Biotin).
Đặc biệt, nấm rất dồi dào khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể. Trong đó bao gồm: natri, kali, canxi, magie, sắt, kẽm, chất chống oxy hóa selenium và ergothioneine.
Với "gia tài" dưỡng chất phong phú như trên, nấm là lựa chọn không thể bỏ quên trong khẩu phần ăn. Chúng sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe như sau:
Giải độc gan
Nấm có khả năng làm hạn chế hoạt động của các chất có hại đến tế bào gan. Cụ thể gồm carbon tetrachloride, thioacetamide và prednisone.
Đặc biệt, với hai loại nấm hương và nấm linh chi còn làm giúp tăng hàm lượng glycogen trong gan. Hoạt chất giúp hạ thấp men gan, bảo vệ cơ quan này khoẻ mạnh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nấm là một món ăn rất được ưa chuộng, dễ ăn, ngọt thanh tự nhiên không gây ngán. Việc kết hợp thực phẩm này vào bữa cơm hàng ngày sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch.
Cơ thể nhờ đó chống lại các loại virus và vi khuẩn. Đơn cử là sự tấn công của các loại bệnh cảm cúm, cảm lạnh,...
Hỗ trợ tim mạch
Hầu như các loại nấm đều không có chất béo và nếu vậy cholesterol cũng không tồn tại. Khi tiếp nạp nguồn thực phẩm quý giá này vào cơ thể, cholesterol còn giảm xuống rất vi diệu.
Nguyên do chính là nhờ vào lượng chất xơ có trong nấm. Chúng giúp điều tiết các chức năng của tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ. Từ đó cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh hơn.
Phòng chống ung thư
Mỗi ngày cơ thể con người sẽ phải chịu khoảng 300,000 đến 800,000 ngàn đợt tấn công của gốc tự do. Đây là nguồn cơn gây ra các bệnh mãn tính.
Trong các loại nấm đa phần đều có chứa hai chất chống oxy hóa - selenium và ergothioneine. Chúng sẽ có tác dụng hỗ trợ cơ thể loại bỏ hiệu quả vấn đề trên.
Hơn nữa, nấm còn sản sinh hoạt chất interferon làm ức chế sự phát triển của các loại virus. Cơ chế này góp phần chống lại sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư. Cơ thể lưu thông khí huyết, đào thải độc tố, giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Mẹ sau sinh ăn nấm được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên. Chúng rất tốt cho cả mẹ bầu và mẹ đang cho con bú. Vì vậy, chị em không cần băn khoăn việc "sau sinh ăn nấm được hay không".
Điều quan tâm nhất lúc này là các mẹ hãy chọn loại nấm quen thuộc. Đồng thời có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh ăn những loại mọc dại, tự hái. Dưới đây là một số loại nấm ngon gợi ý đến chị em tin dùng:
Nấm Hương
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô, có hình dạng giống như một cái ô nhỏ.Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đây là loại có chứa hàm lượng chất khoáng phong phú.
Cụ thể như: kali(chiếm 64% toàn bộ chất khoáng), magie, canxi… Chưa hết, nấm còn rất nhiều vitamin B2, D, PP, protein, chất xơ, lipid, polisacarit. Vì thế, nấm hương xếp vào hàng thực phẩm giàu dược tính.
Đối với các mẹ sau sinh, đây vừa là một trong những món ngon bổ dưỡng, vừa là một thảo dược chữa bệnh. Hơn nữa, ăn nấm còn rất lợi sữa, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ điều này. Mục đích nhằm cung cấp vitamin D bồi bổ cho bé thông qua sữa mẹ, giúp phát triển xương và răng.
Nấm Rơm
"Bà đẻ có được ăn nấm rơm không?", hay "phụ nữ sau sinh ăn nấm Rơm được không?" Nấm nói chung rất tốt cho sức khỏe, nhưng cụ thể mỗi loại đem lại lợi ích thế nào với mẹ sau sinh luôn là vấn đề chị em cần biết rõ.
Đặc biệt nhất là nấm rơm lại có rất nhiều loại như xám trắng, xám đen, hay màu xám,... Một vài trường hợp nhầm nấm rơm với các loại nấm dại gây nguy hiểm khi ăn. Chị em cũng cần hết sức cẩn trọng, tránh tự ý hái nấm khi chưa biết cách nhận diện.
Nấm rơm tươi có kích thước to nhỏ khác nhau như ngón tay cái và sinh sôi trên rơm rạ. Chúng rất ưa nhiệt độ từ 28 đến 35 độ C nên thường xuất hiện vào mùa hè nắng nóng.
Thực ra, mẹ sau sinh chọn 1 trong 3 loại nấm rơm nào trên đây đi chăng nữa đều nhận được giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể trong nấm có chứa nhiều vitamin B và khoáng chất tự nhiên. Vì thế mẹ sau sinh ăn nấm rơm rất tốt, giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu.
Ngoài ra, nấm rơm còn có tác dụng phòng chống ung thư, cải thiện chức năng gan. Hơn nữa, những mẹ bị tiểu đường thai kỳ sau khi sinh chưa thuyên giảm, ăn nấm sẽ hỗ trợ điều trị bệnh lý này.
Nấm mỡ
Mẹ sau sinh ăn nấm được không, đặc biệt là nấm Mỡ? Câu trả lời là hoàn toàn được. Thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sản phụ đừng bỏ qua loại nấm này.
Đây là thực phẩm thích hợp cho mẹ có bệnh nền viêm phế quản mạn, viêm gan mạn và mắc hội chứng suy giảm bạch cầu. Chị em tận dụng bổ sung vào bữa ăn trong tuần để để điều trị bệnh.
Nấm Kim châm
Tương tự như nấm Rơm, nấm Hương, nấm Mỡ, nấm Kim Châm cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho mẹ sau sinh.
Với việc bổ sung loại nấm này vào bữa ăn, sẽ cung cấp đến cơ thể hàm lượng Protein, chất xơ, Kẽm và Kali. Trong đó, chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Ngoài ra, nấm Kim Châm còn có thể giảm mỡ máu, phòng tránh viêm loét dạ dày. Đối với chị em bị huyết áp cao, thực phẩm này còn giúp ổn định đường huyết và phòng chống ung thư.
Ngoài các loại nấm trên, một số khác như mộc nhĩ, nấm bào ngư cũng rất lành tính. Tất cả đều giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ sau sinh.
Xem thêm: Sau sinh ăn cải bó xôi được không? Gợi ý một số món ăn từ cải bó xôi
Một số món ngon từ nấm cho mẹ tham khảo
Hầu hết các loại nấm đều có vị ngon ngọt tự nhiên, do đó mẹ hầu như không cần phải chế biến quá cầu kỳ. Chỉ mất vài phút, chị em đã có món ngon từ nấm. Sau đây là một số cách phổ biến để mẹ dễ dàng bổ sung nấm vào chế độ ăn hàng ngày.
Nấm xào ức gà
Ức gà và nấm là hai nguyên liệu dinh dưỡng lành mạnh, đầy dưỡng chất. Khi kết hợp chúng lại với nhau, bạn có ngay đĩa ức gà xào nấm bổ dưỡng, đậm vị, ngon khó cưỡng. Các mẹ hãy tham khảo cách làm sau đây:
Nguyên liệu:
-
2 miếng ức gà.
-
300gr hoặc 400gr nấm rơm hoặc nấm Kim Châm,...
-
Hành lá, tiêu xay, gừng.
-
Nước tương(xì dầu), hạt nêm, dầu hào.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Sơ chế ức gà và nấm, rửa bằng nước muối pha loãng. Riêng với gà, bạn chà sát với chút gừng đập dập để khử mùi hôi.
-
Bước 2: Dùng dao cắt ức gà, nấm thành miếng vừa ăn.
-
Bước 3: Ướp ức gà cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu hào, tiêu và đầu hành lá băm nhuyễn trong 15 - 20 phút.
-
Bước 4: Cho dầu ăn vào chảo, các mẹ cho ít gừng thái sợi vào phi thơm dậy mùi. Tiếp đến cho phần ức gà vào đảo trong 10 phút, đến khi thịt săn lại. Cuối cùng, cho nấm vào xào chung đến khi chín hẳn, các mẹ nêm thêm ít tiêu xay, đầu hành lá.
Món ăn này thực hiện trong vòng 15 đến 20 phút, cả nhà sau đó có một bữa cơm dinh dưỡng. Các mẹ sau sinh nếu ngán đồ ăn ở cữ như thịt kho, cá kho,... có thể đổi sang gợi ý này.
Canh nấm thịt bò
Canh thịt bò nấu nấm là món canh thơm ngon, đậm đà đầy dưỡng chất. Cách nấu vô cùng đơn giản, tiết kiệm thời gian. Các mẹ có thể tham khảo hướng dẫn thực hiện sau đây:
Nguyên liệu:
-
200gr nấm kim châm.
-
200gr thịt ba chỉ bò.
-
Hành lá, củ hành tím, tiêu xay và hạt nêm.
-
Đậu hủ non.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Để sơ chế bò không còn mùi hôi, các mẹ hãy chần qua nước sôi, sau đó rửa sạch thái lát mỏng. Nấm Kim Châm cắt bỏ phần gốc, rửa qua nước muối pha loãng.
-
Bước 2: Cắt bỏ riêng phần đầu hành lá, còn cọng hành chị em chần sơ tầm 2 giây qua nước sôi.
-
Bước 3: Cho lượng nấm Kim Châm vừa đủ vào miếng thịt bò, cuộn lại và buộc cố định bằng hành lá. Việc này thực hiện cho đến khi hết bò và nấm.
-
Bước 4: Cho một nửa muỗng cà phê dầu ăn vào nồi, phi thơm đầu hành lá. Tiếp đến đổ một lượng nước vừa đủ ăn, đun sôi lên, kèm theo 1,5 muỗng cà phê hạt nêm. Sau đó cho bò cuộn nấm, đậu hũ non vào tầm 2 hoặc 3 phút.
-
Bước 4: Tùy vào khẩu vị mỗi gia đình, chị em nêm lại sao cho vừa ăn. Cuối cùng cho hành lá, tiêu xay vào và tắt bếp.
Thành phẩm cuối cùng sau khi múc ra tô vô cùng đẹp mắt, mùi thơm hấp dẫn, nước thanh ngọt. Các mẹ hãy thực hiện ngay món này để bồi bổ sức khỏe, gọi sữa về đều đặn, chất lượng.
Nấm chiên trứng
Chị em đã biết hay ăn thử nấm chiên trứng chưa? Nếu chưa, ngay bây giờ hãy cùng bắt tay vào làm món ngon - rẻ - nhanh- bổ dưỡng này.
Nguyên liệu:
-
200gr nấm Kim Châm.
-
4 trứng gà hoặc vịt.
-
Hành lá, hành tím, tiêu xay, dầu ăn, hạt nêm.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Sơ chế nấm bằng cách bỏ gốc, tước rời nấm Kim châm ra và ngâm vào nước muối pha loãng 1 phút. Sau đó vớt để ráo nước.
-
Bước 2: Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng, hành lá cắt nhuyễn.
-
Bước 3: Đánh tan 4 quả trứng gà cùng 1,5 muỗng cà phê hạt nêm, tiêu xay, nấm, hành lá.
-
Bước 4: Cho dầu vào chảo, phi thơm hành tím, sau đó cho hỗn hợp trứng vào chiên, nghiêng chảo để trứng tràn đều. Chị em dùng nắp đậy lại, vặn lửa nhỏ cho đến khi trứng chín vàng.
Trứng chiên với nấm khi hoàn tất có màu vàng ươm đẹp mắt. Các mẹ ăn cùng cơm trắng sẽ vô cùng bắt bởi độ béo ngậy của trứng, ngọt giòn từ nấm Kim Châm. Với những ngày bận rộn chăm con, đây sẽ là món cứu cánh cho cả nhà.
Những lưu ý khi sử dụng nấm
Sau sinh ăn nấm được không hay phụ nữ sau sinh ăn nấm Rơm được không. Câu trả lời vẫn là được. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý một số điểm khi sử dụng nấm như sau:
-
Chỉ nên mua loại nấm quen thuộc tại cửa hàng uy tín. Điều này đảm bảo mẹ cung cấp vào cơ thể nguồn thực phẩm sạch, an toàn. Từ đó không gây ảnh hưởng đến trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ.
-
Kiểm tra thật kỹ nấm trước khi nấu xem chúng có bị mốc, ẩm, có mùi hay chuyển vàng không.
-
Tuyệt đối không ăn nấm sống hay chế biến qua loa, chỉ ăn khi đã được nấu chín.
-
Thêm nữa, không tự ý hái nấm khi còn non bởi bạn không nắm rõ đặc tính của nấm. Khi thu hoạch sớm như vậy liệu nó có độc hay không.
-
Không nên ngâm, rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng. Đơn giản nhất, chị em chỉ nên quẩy nhẹ trong nước 1 hoặc 2 lần cho ra bụi bẩn bám vào.
Qua những lưu ý trên, các mẹ hãy vận dụng tốt làm sao đảm bảo luôn có được bữa ăn dưỡng chất và ngon lành. Hơn nữa, sau sinh chị em chú ý bổ sung các loại thực phẩm khác. Đừng vì thấy nấm có lợi, lạm dụng quá nhiều, tốt hơn hết hãy kết hợp xen kẽ cùng rau xanh, trái cây,...
Hy vọng với bài viết trên đây, các mẹ đã có được nguồn kiến thức đầy đủ. Từ đó, bản thân có thể trả lời thắc mắc của chính mình rằng "sau sinh có ăn nấm được không". Monkey chúc mẹ luôn có sức khỏe tốt để chăm sóc con yêu.
12 Best Foods for Breastfeeding Moms- Ngày truy cập: 24/5/2022
https://www.parents.com/baby/breastfeeding/breast-milk/12-superfoods-for-breastfeeding-moms/
Can you eat mushrooms while breastfeeing? We take a close look- Ngày truy cập: 24/5/2022