Vùng kín có mùi hôi sau sinh là nỗi lo “thầm kín” của rất nhiều chị em phụ nữ. Điều này gây mất tự tin trong sinh hoạt, giao tiếp và ảnh hưởng nhiều đến đời sống vợ chồng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng vùng kín có mùi hôi sau khi sinh là gì? Cách khắc phục ra sao? Các mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp nhé.
Nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi sau sinh
Sau khi sinh, âm đạo của người phụ nữ khá mẫn cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài và sinh hoạt hàng ngày. Điều này dẫn tới vấn đề sau sinh vùng kín có mùi hôi khó chịu. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này, mẹ hãy tham khảo nhé.
Nước tiểu
Không vệ sinh sạch sẽ vùng kín là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến âm đạo có mùi. Và mùi hôi này chủ yếu được xác định do nước tiểu hay dịch nhầy âm đạo sót lại gây ra do mẹ không lau rửa sạch sẽ. Đồng thời, việc chỉ sử dụng mình vòi xịt, không dùng khăn hoặc giấy thấm khô âm đạo sau khi đi vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi ở vùng cấm này.
Về cơ bản, nếu âm đạo bị hôi sau sinh do nguyên nhân nước tiểu đọng lại thì rất dễ khắc phục. Mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, âm đạo sẽ rất nhanh khô thoáng và thơm mát trở lại.
Viêm âm đạo
Nếu không chú ý vấn đề vệ sinh vùng kín sau sinh nở, mẹ rất dễ mắc nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Bệnh viêm âm đạo xảy ra khi nấm, vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín do vệ sinh kém hay quan hệ tình dục kém an toàn. Biểu hiện dễ thấy khi mẹ viêm âm đạo sau sinh chính là vùng kín có mùi hôi. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng viêm âm đạo sẽ nặng hơn, xuất hiện tình trạng ngứa âm ỉ.
Thời gian viêm nhiễm càng lâu, tình trạng sẽ càng nghiêm trọng hơn, xuất hiện một số vấn đề như khí hư có màu trắng, vàng đục, vón cục, nặng mùi. Nếu có những dấu hiệu này, mẹ nên đi kiểm tra tại các bệnh viện và phòng khám uy tín để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn.
Viêm lộ tuyến tử cung
Viêm lộ tuyến tử cung là một bệnh lý lành tính xảy ra ở cổ tử cung. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do các tế bào bên trong cổ tử cung phát triển và xâm lấn ra mặt ngoài tử cung. Từ đó gây ra một số hiện tượng như khí hư nhiều, có mùi, âm đạo ngứa ngáy,... dẫn đến viêm nhiễm.
Thông thường, rất khó để chị em xác định chính xác vấn đề viêm lộ tuyến tử cung, bởi biểu hiện của nó khá giống với viêm âm đạo thông thường. Mẹ chỉ có thể nhận ra khi đi khám và kiểm tra tại bệnh viện. Theo ý kiến của các bác sĩ, bệnh viêm lộ tuyến tử cung không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Nhưng nó là lý do chính gây ra vấn đề sau sinh vùng kín có mùi hôi khó chịu. Vì vậy, nếu mẹ mắc phải bệnh này sẽ gây khó chịu trong sinh hoạt, mất tự tin trong đời sống vợ chồng.
Viêm vùng chậu
Vùng chậu là bộ phận mẹ phải chịu khá nhiều tổn thương khi mang thai và sau sinh. Trong quá trình mang thai, theo sự phát triển và lớn dần của thai nhi, sức khỏe của vùng chậu sẽ ngày càng kém. Bên cạnh đó, vi khuẩn có khả năng xâm nhập và vùng chậu qua âm đạo, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh lý này thường thấy ở bệnh lý này là đau vùng xương chậu, kèm theo tình trạng ra nhiều khí hư, gây mùi hôi ở vùng kín.
Sử dụng đồ lót chật
Thói quen mặc đồ lót cũng ảnh hưởng đến mùi hương khu vực vùng cấm. Rất nhiều bác sĩ phụ khoa khuyến cáo mẹ sau sinh nên lựa chọn đồ lót rộng, thoải mái, làm từ chất liệu cotton thoáng mát. Nếu mẹ sử dụng đồ lót quá chất sẽ dẫn đến tình trạng khó thoát khí, gây bí bách, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi. Bởi lẽ đó, mẹ sẽ thường xuyên gặp tình trạng “có mùi” ở âm đạo.
Âm đạo có mùi hôi sau sinh có nguy hiểm không?
Gần như bất kỳ người phụ nữ nào cũng gặp tình trạng âm đạo có mùi ít nhất một lần trong đời. Và vấn đề này sẽ xảy ra đặc biệt nhiều, thường xuyên với đối tượng mẹ sau sinh. Vậy âm đạo có mùi hôi sau sinh có nguy hiểm không?
Tùy từng trường hợp, hiện tượng xuất hiện mùi hôi ở âm đạo sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của chị em. Vì thế, chị em cần kiểm tra nguyên nhân có mùi ở vùng kín xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý.
Trường hợp do sinh lý sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Khi này, mẹ chỉ cần chú ý trong vấn đề vệ sinh, quan hệ vợ chồng thì rất nhanh sẽ hết mùi.
Trường hợp do bệnh lý, mẹ nên đến khám tại các bệnh viện, cơ sở uy tín. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng mùi ở âm đạo là gì. Đồng thời, có các hướng dẫn điều trị phù hợp với cơ địa.
5+ Cách khắc phục vùng kín có mùi hôi sau khi sinh
Vùng kín có mùi hôi sau sinh phải làm sao? Nếu đang gặp vấn đề trên, mẹ hãy tham khảo 5 cách khắc phục vùng kín có mùi hôi sau sinh ngay tại nhà dưới đây nhé.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng vùng kín có mùi hôi cực kỳ hiệu quả. Khi gặp tình trạng này, mẹ nên hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường, có men vì chúng sẽ làm tăng nấm và vi khuẩn trong âm đạo. Chúng là những tác nhân chính gây ra tình trạng viêm, tạo mùi hôi khó chịu ở âm đạo.
Đồng thời, mẹ nên tập chung ăn nhiều thực phẩm giàu estrogen như đậu nành, trứng gà, đu đủ,... Bởi chúng có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ, giúp cân bằng và điều chỉnh dịch nhờn vùng, ổn định độ pH âm đạo.
Mẹ cũng đừng bỏ qua thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotic giúp cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể và âm đạo nhé. Chúng sẽ có tác dụng ngăn ngừa viêm, nấm, và kiểm soát sức khỏe vùng kín rất tốt. Các lợi khuẩn probiotic sẽ có tác dụng cân bằng độ pH cho âm đạo, giúp ngăn ngừa tình trạng mùi lạ. Probiotic là lợi khuẩn có nhiều trong sữa chua, bơ,... mẹ đừng quên bổ sung nhé.
Cuối cùng, mẹ nên kiêng những thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, chất kích thích như rượu, cà phê. Bởi chúng cũng sẽ khiến cô bé trở nên nặng mùi hơn.
Xông hơi
Xông hơi là cách rất nhiều chị em sau sinh áp dụng để tống sản dịch ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa viêm âm đạo. Chính vì vậy, nếu mẹ đang gặp vấn đề vùng kín có mùi, hãy thử áp dụng phương pháp xông hơi vùng kín nhé.
Có rất nhiều phương pháp xông hơi vùng kín khác nhau, bằng nguyên liệu thiên nhiên, dễ thực hiện ngay tại nhà. Mẹ hãy tham khảo 3 phương pháp sau đây nhé.
Xông hơi bằng lá trầu không
Lá trầu không là loại lá cây nổi tiếng bởi tính kháng viêm, diệt khuẩn cực kỳ tốt. Trong lá trầu có chứa các hợp chất diataza, axit amin có tác dụng ngừa nấm, khám viêm cực kỳ tốt. Bởi lẽ đó, xông hơi vùng kín bằng lá trầu không là lựa chọn tuyệt vời được nhiều mẹ áp dụng.
Cách làm:
-
Bước 1: Rửa sạch khoảng 5 đến 10 lá trầu không, vo nát, cho vào nồi cùng một chút muối hạt.
-
Bước 2: Đun sôi lá trầu không với khoảng 1,5l nước.
-
Bước 3: Cho nước lá trầu không ra một chậu nhỏ, và dùng để xông hơi vùng kín trong khoảng 15 phút. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ nên xông từ 2 đến 3 lần trên tuần.
Xông hơi vùng kín bằng nước muối
Muối có công dụng sát khuẩn cực kỳ tuyệt vời, được sử dụng phổ biến trong y tế. Vì thế, nếu mẹ gặp tình trạng nấm, viêm âm đạo, gây ra mùi hôi khó chịu, hãy thử ngay phương pháp xông vùng kín bằng muối nhé.
Cách làm:
Mẹ chỉ cần pha muối với nước theo tỉ lệ 1 phần muối và 10 phần nước. Đun nước sôi nhẹ, chờ nguội bớt thì sử dụng để xông. Mẹ nên xông hơi khoảng 2 đến 3 lần/ tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Vệ sinh đúng cách
Để tránh tình trạng viêm nhiễm, gây mùi ở vùng kín, mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ âm đạo. Đặc biệt sau khi sinh, tình trạng sản dịch và tiểu són xảy ra, mẹ cần đặc biệt chú ý vệ sinh kỹ càng hơn.
Mỗi ngày, mẹ nên rửa âm đạo ít nhất 3 lần. Đồng thời cần rửa sạch và lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh, tránh để nước tiểu sót lên trên quần lót.
Bên cạnh đó, không nên thụt rửa sâu mỗi lần rửa âm đạo, nó sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Mẹ cũng nên cân nhắc việc có dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ hay không. Bởi nếu không lựa chọn cẩn thận, chúng có thể gây ra tình trạng mất cân bằng độ pH của âm đạo. Để an toàn tuyệt đối, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về sản phẩm dung dịch phù hợp với mình nhé.
Thay đồ lót thường xuyên
Thay đồ lót thường xuyên sẽ giúp “cô bé” trở nên sạch sẽ, thơm ngát hơn. Vì vậy, mẹ hãy thay đồ lót ít nhất 2 lần trên ngày. Nếu dịch âm đạo ra nhiều hơn, hãy thay 3 đến 4 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, mẹ nên chọn đồ lót rộng rãi, chất liệu cotton để thoáng khí và tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn, sai cách cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Từ đó, nó gây ra các mùi hôi khó chịu, làm chị em phụ nữ mất tự tin. Bởi vậy, mẹ nên chủ động trong vấn đề quan hệ tình dục an toàn, để phòng tránh bệnh phụ khoa cho bản thân.
Khi quan hệ tình dục sau sinh, mẹ nên sử dụng các biện pháp phòng tránh thai như bao cao su, đặt vòng, thuốc tránh thai, cấy que tránh thai,...
Đồng thời, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Các cách phòng tránh mùi hôi ở vùng kín hiệu quả
-
Đi tiểu ngay sau khi quan hệ
-
Giặt đồ lót bằng tay, nên sử dụng nước giặt không mùi, phơi ở nơi nắng, và khô thoáng.
-
Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi.
-
Nên tắm rửa sạch sẽ sau khi vận động, ra mồ hôi nhiều.
-
Không sử dụng các sản phẩm hóa chất như sữa tắm, nước rửa,... cho vùng kín. Bởi chúng có thể gây mất cân bằng độ pH
-
Dùng khăn nhẹ nhàng lau khu vực vùng kín để loại bỏ mồ hôi và các mùi khác
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng vùng kín có mùi hôi sau sinh. Mong rằng qua những thông tin này, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng cơ thể của mình. Và qua đó sẽ có cách khắc phục, chữa trị phù hợp, mang đến hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Trị rạn da sau sinh bằng laser có hiệu quả và an toàn không?
Why does my vagina smell? 8 causes of vaginal odour - Truy cập 8/6/2022
https://www.livi.co.uk/your-health/why-does-my-vagina-smell-8-causes-of-vaginal-odour/