Thời gian gần đây, nhiều người truyền tai nhau về phương pháp sử dụng các dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng để bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng, làm đẹp da mà không cần ăn uống. Thực tế, phương pháp đưa dịch truyền vào cơ thể tại nhà không thể được tự ý áp dụng và không dành cho người bình thường khỏe mạnh. Cụ thể về các loại dung dịch tiêm truyền và cách dùng đúng được bác sĩ chia sẻ ngay trong bài viết sau đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Dung dịch tiêm truyền là gì?
Dung dịch tiêm truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn được sử dụng với mục đích tiêm truyền, phần lớn chúng được truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với thể tích lớn trong một thời gian nhất định. Dung dịch tiêm truyền có nhiều loại khác nhau với mỗi loại có các thành phần hoạt chất ở những nồng độ khác nhau, mang tới tác dụng khác nhau mà phần tiếp theo của bài viết này chia sẻ.
Các dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng phổ biến
Dung dịch Glucose
Dịch truyền Glucose là loại sản phẩm mang tới tác dụng chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể của bệnh nhân. Nó được phân chia là nhiều loại khác nhau với những liều lượng khác nhau, tùy theo mục đích cũng như tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ kê loại dung dịch phù hợp, đó là:
-
Dịch truyền Glucose 5%: Cứ nửa lít glucose 5% nạp vào trong cơ thể tương đương với lượng chất tinh bột đến từ 1 bát cơm. Dịch Glucose loại 5% có nồng độ thẩm thấu bằng huyết tương. Do đó, được bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng trong trường hợp cơ thể bị mất nước hoặc không thể uống nước được. Tác dụng của loại dịch truyền tỷ lệ 5% này là duy trì huyết áp, dẫn thuốc vào cơ thể như khi truyền cùng với các loại kháng sinh, thuốc nâng huyết áp, thuốc giãn phế quản, thuốc cầm máu, thuốc hồi sức hô hấp, thuốc chống viêm.
-
Dịch truyền Glucose 10% với số lượng chất tinh bột nạp vào cơ thể tăng tương ứng so với 5%, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
-
Dịch Glucose 20% dùng để giải độc tố và nuôi dưỡng bệnh nhân không thể tự nạp được thức ăn bằng miệng. Đồng thời, có tác dụng chống phù não (khi người bệnh bị chấn thương sọ não), hồi sức não hậu chấn thương.
-
Dịch truyền Glucose 30% có tác dụng chống phù não (khi người bệnh bị chấn thương sọ não), hồi sức não hậu chấn thương.
Dịch truyền Glucose sẽ được sử dụng khi cơ thể của bệnh nhân có những dấu hiệu như hạ đường huyết, không thể tự nạp dưỡng chất vào cơ thể mà bắt buộc phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Dịch đạm
Thành phần của dịch đạm gồm có nước và axit amin. Đây là một trong các dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị suy kiệt sức khỏe và không thể ăn uống bằng cách thông thường được.
Dịch đạm có rất nhiều loại khác nhau, với các tác dụng cụ thể khác nhau, bao gồm như: Alvesin, Anparen, Biseko, hay Aminoplasmal… Đạm khi truyền vào cơ thể sẽ cung cấp đủ lượng protein cho các nhóm bệnh nhân, được dùng để điều trị dự phòng và điều trị thiếu protein trong các trường hợp:
-
Bệnh nhân bị bỏng trung bình cho đến bỏng nặng.
-
Suy dinh dưỡng.
-
Có mức độ protein trong máu thấp.
-
Hoặc đang trong quá trình phục hồi sau khi trải qua phẫu thuật.
-
Bệnh nhân bị stress, trầm cảm dẫn tới ăn uống kém.
-
Dịch truyền chất đạm sẽ được bác sĩ dùng cho bệnh nhân khi lượng albumin máu, lượng protein máu trong cơ thể người bệnh giảm sút.
-
Bị mất máu, chảy máu, dùng sau mổ.
-
Dùng nuôi dưỡng ở khoa cấp cứu hồi sức, khoa nhi…
-
Bệnh nhân tiểu đường type I.
-
Điều chỉnh thiếu protein do nhu cầu đạm của cơ thể tăng hoặc do tăng tiêu thụ, hoặc tăng thải tiết protein do bệnh tật hoặc do rối loạn cung cấp chất đạm trong quá trình tiêu hóa, hấp thu và bài xuất.
-
Bệnh nhân suy thận cũng có thể dùng theo chỉ định bác sĩ, tùy theo mức độ suy thận.
Tuy nhiên, người bình thường ăn uống được không nên truyền dịch chất đạm mà hãy bổ sung đạm từ các thực phẩm tươi sẵn có, bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, hạt…
Dịch chứa chất đạm, béo, vitamin
Một số loại dịch chứa chất đạm, béo, vitamin nằm trong nhóm này có thể kể đến như: Alvesin 40, Aminoplasmal 5%, Nutrisol 5%, Lipofundin, Vitaplex… Giá thành của những sản phẩm này đều khá cao trên thị trường. Và chỉ được chỉ định dùng cho những bệnh nhân bị suy kiệt sức khỏe, suy dinh dưỡng.
Hiện nay có rất nhiều người đã và đang lạm dụng truyền dịch vitamin với mong muốn làm đẹp da, khỏe từ bên trong mà không cần nạp trái cây, rau xanh. Nhưng theo các bác sĩ, điều này vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới nhiều tình trạng xấu cho cơ thể và sức khỏe.
Việc truyền các dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng vào cơ thể phải bắt buộc thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể một cách lành mạnh là hãy ăn hoa quả, rau củ tươi đa dạng, mỗi ngày.
Dịch Lipid
Loại dịch này cũng được dùng theo chỉ định để cung cấp các loại axit béo cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật, hoặc bị suy dinh dưỡng. Chỉ định truyền dịch Lipid cũng vô cùng nghiêm ngặt, chỉ sử dụng cho những bệnh nhân thiếu dưỡng chất hay trong trường hợp cơ thể không thể tự hấp thu được lượng mỡ cần thiết, cho những người bệnh bị suy kiệt.
Loại dịch bổ sung nước - điện giải
Chất điện giải bao gồm những khoáng chất và chất dịch mang điện tích. Chất điện giải có trong máu, nước tiểu, chất dịch cơ thể. Duy trì sự cân bằng của chất điện giải sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi hóa học, hoạt động cơ, các quá trình khác của cơ thể như: Na, K, Cl, Mg, Ca, HCO3...
Dịch truyền chất điện giải hường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân có máu bị cô đặc, trường hợp các tình trạng bệnh lý gây nên hiện tượng mất khối lượng nước trong cơ thể (ví dụ như sốt cao, sốt xuất huyết…) hoặc lượng nước đưa vào thiếu hụt so với lượng nước mất đi. Trong đó:
-
Dịch truyền chứa Natri giúp cơ thể duy trì thể tích, nồng độ dịch ngoại bào; giữ tính kích thích, dẫn truyền thần kinh cơ; duy trì thăng bằng kiềm – toan; và điều hòa aldosteron và vasopressin. Rối loạn ion natri trong cơ thể thường đi kèm theo rối loạn nước. Nồng độ Na+ bình thương 137 –147 mEq/L, rối loạn tăng hoặc giảm natri đều là tình trạng bệnh lý cần phải được điều chỉnh.
-
Dịch truyền chứa Kali cung cấp ion K+ chủ yếu trong nội bào, giúp duy trì điện thế màng; đối với cơ tim: giảm điện thế, giảm co bóp, duy trì thăng bằng kiềm -toan. Biến đổi nồng độ ion K+ ảnh hưởng đến chức năng cơ thể, đặc biệt tăng K+ có thể gây tử vong bởi biến chứng tim mạch.
-
Các dịch truyền chứa các ion khác như Ca2+, Mg2+, Cl-,… đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì nước và điện giải, đảm bảo các chức năng của cơ thể.
App học tiếng Anh cho trẻ mầm non & tiểu học được tải nhiều nhất tại Việt Nam
Chất dinh dưỡng đa lượng là gì? Vì sao chúng cần thiết cho cơ thể
Giá trị dinh dưỡng của tổ yến và cách sử dụng yến sào hiệu quả nhất
Khi nào nên truyền cung cấp chất dinh dưỡng?
Theo các bác sĩ, rong trường hợp bệnh nhân không thể tiếp nhận được thực phẩm để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho cơ thể từ thức ăn, thông qua đường tiêu hóa vì một nguyên nhân bệnh tật nào đó. Dẫn tới nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần thiết như carbohydrate, acid amin, các acid béo, các chất khoáng, các nguyên tố vi lượng, các loại vitamin bị thiếu hụt.
Tùy theo lượng thiếu hụt, bác sĩ sẽ kê đơn để người bệnh được cung cấp dưỡng chất bằng cách tiêm truyền dịch tại nhà hoặc bệnh viện.
Những lưu ý khi truyền dịch bạn không được chủ quan
Khi truyền dịch, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
-
Đối với bệnh nhân cao tuổi, có khả năng lọc thận yếu, có vấn đề về bệnh tim mạch hoặc các bệnh lý về não cần cực kỳ thận trọng khi truyền dịch có chứa các chất điện giải.
-
Đối với những bệnh nhân là trẻ em bị viêm phổi, tốt nhất là không nên truyền dịch trong mọi trường hợp. Bởi việc truyền rất có thể làm tăng thêm gánh nặng cho phổi và tim.
-
Trường hợp người bệnh bị sốt tuyệt đối không được tự ý truyền dịch muối, đường vì gây tăng áp lên sọ và tăng phù não.
-
Với những bệnh nhân bị viêm não hay viêm màng não phải được truyền dịch theo đúng chỉ định cụ thể của y bác sĩ.
-
Những bệnh nhân bị nhiễm trùng không nên được truyền dịch vì rất có thể sẽ phản tác dụng và gây ra nhiều biến chứng khác nhau.
-
Trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy thì nên dùng các loại dịch truyền cung cấp cho cơ thể các loại chất điện giải như đã kể trên. Khi dịch được truyền vào tĩnh mạch cơ thể được bù nước một cách nhanh chóng, và đồng thời cung cấp thêm các chất muối khoáng cần thiết cho sự phục hồi như natri, kali, canxi, clo…
-
Giữ dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng chưa sử dụng cũng như bơm kim tiêm ở ngoài tầm tay của trẻ em và vật nuôi, bảo quản đúng cách tại nhà.
-
Không được sử dụng kim tiêm, ống chích hoặc các loại vật liệu khác để tiêm các dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng.
-
Nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các quy định của địa phương trong việc xử lý và vứt bỏ các dụng cụ têm, đảm bảo đúng cách sau khi sử dụng.
-
Nếu nhận thấy dịch truyền glucose có chứa các hạt hoặc bị đổi màu, hoặc nếu lọ chứa dịch truyền bị nứt hoặc bị hư hại dưới bất kỳ hình thức nào, bạn không được sử dụng thuốc.
-
Không nên truyền tĩnh mạch các dịch truyền cung cấp dinh dưỡng cùng lúc với việc truyền máu.
-
Nếu bỏ lỡ/quên một liều truyền dịch, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn hỗ trợ.
-
Nên sử dụng dịch truyền theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra trên nhãn chai truyền để đọc hướng dẫn dùng dịch truyền chính xác. Tốt nhất, các sản phẩm này nên được tiêm tại bệnh viện hoặc trạm y tế, phòng khám của bác sĩ.
-
Nếu đang sử dụng tự truyền dịch ở nhà, hãy tuân theo các thủ tục tiêm được chỉ dẫn bởi đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe có chuyên môn.
Trên đây là những thông tin về các dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng mà chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên ngành muốn chia sẻ đến bạn. Tóm lại, đây không phải một loại thực phẩm bổ sung mà bạn có thể tự ý sử dụng, mà bắt buộc phải tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ về dịch truyền.
Intravenous Multivitamin Therapy Use in Hospital or Outpatient Settings - Truy cập ngày 5/12/2022
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33523616/
What Is IV Nutritional Therapy, and Should You Try It? - Truy cập ngày 5/12/2022
Intravenous Vitamin Therapy - Truy cập ngày 5/12/2022