zalo
Góc nhỏ Vitamin - Nên uống vitamin B6 vào lúc nào?
Dinh dưỡng gia đình

Góc nhỏ Vitamin - Nên uống vitamin B6 vào lúc nào?

Ngân Hà
Ngân Hà

30/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nắm rõ lợi ích của vitamin B6 đối với cơ thể là việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc nắm rõ uống vitamin B6 vào lúc nào và sử dụng liều lượng hợp lý cũng là một vấn đề đáng được lưu tâm. Không chỉ hấp thụ thông qua thực phẩm, mà vitamin B6 còn được hấp thụ dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Vậy đâu là lời giải đáp về thời gian uống thuốc, các lưu ý khi sử dụng dành cho những người thường hay sử dụng vitamin B6. Cùng Monkey tìm hiểu và nắm rõ hơn vấn đề này nhé!

Nên uống vitamin B6 vào lúc nào?

Có quá nhiều chất dinh dưỡng cần nạp trong cùng một ngày, vậy đâu là thời điểm thích hợp để hấp thụ mỗi loại chất? Đối với vitamin B6 nói riêng, thời điểm nào trong ngày sẽ là thời gian vàng cho việc uống vitamin B6? Uống vitamin B6 vào lúc nào thì cơ thể hấp thu tốt nhất? 

Theo các chuyên gia, thời gian phù hợp nhất để uống vitamin B6 sẽ là vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy. Đây sẽ là lúc bạn nạp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng và năng lượng dồi dào để hoạt động cả một ngày dài. Việc nạp năng lượng vào buổi sáng còn thúc đẩy tinh thần làm việc và hoạt động của não bộ, giúp đẩy mạnh năng suất làm việc lên mức tối đa.

Vậy không nên uống vitamin B6 vào lúc nào? Câu trả lời là vào ban đêm hoặc trước khi bạn chìm vào giấc ngủ. Việc hấp thụ vitamin B6 ở thời điểm này sẽ khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng và trở nên “ sinh động” hơn so với thực tế. Nếu không muốn trải qua giấc mơ như thế thì lời khuyên là hãy thay đổi thời gian uống vitamin B6 trong ngày.

Thời gian phù hợp cho việc hấp thụ vitamin B6 trong ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều dùng vitamin B6 dành cho từng đối tượng

Sau đây là một vài lưu ý về liều lượng sử dụng vitamin B6 cho từng đối tượng  nhất định. Không chỉ đơn thuần cần nắm rõ uống vitamin B6 vào lúc nào, mà mỗi cá nhân còn phải nắm rõ sức khỏe của chính mình và thấu hiểu nhu cầu cơ thể. Để từ đó, nạp đúng và đủ lượng vitamin B6.

 

Đối tượng sử dụng

Liều lượng vitamin B6 cần dùng

Nam giới từ 14 tuổi đến 50 tuổi

1,3 mg

Nam giới từ 51 tuổi trở lên

1,7 mg

Nữ giới từ 14 tuổi đến 18 tuổi

1,2 mg

Nữ giới từ 19 tuổi đến 50 tuổi

1,3 mg

Nữ giới từ 51 tuổi trở lên

1,5 mg

Phụ nữ khi mang thai

1,9 mg

Thai phụ đang trong giai đoạn cho con bú

2,0 mg

Đối với người có tình trạng cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu bất thường tích tụ sắt (thiếu máu sideroblastic)

200-600 mg vitamin B6 được sử dụng cho thời kỳ đầu. Liều lượng sẽ được cân nhắc giảm xuống ở mức 30-50mg tùy vào tình trạng sức khỏe.

Người trưởng thành có dấu hiệu thiếu vitamin B6 

là 2,5-25 mg mỗi ngày trong ba tuần, sau đó giảm xuống 1,5-2,5 mg mỗi ngày

Phụ nữ dùng thuốc tránh thai

25-30 mg mỗi ngày

Người lớn tuổi gặp bệnh về mắt gây mất thị lực (thoái hóa điểm vàng do tuổi tác)

50 mg vitamin B6 mỗi ngày dưới dạng pyridoxine và 1000 mcg vitamin B12

Người bị bệnh sỏi thận

25-500mg mỗi ngày

Thai phụ bị ốm nghén

10-25 mg vitamin B6, nên chia theo cử, uống ba hoặc bốn lần mỗi ngày

Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

50-100mg B6 hằng ngày (nên kết hợp với 200mg Magie)

Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi

30mg

Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi

40mg

Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi

60mg

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

0,1 mg

Trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng tuổi

0,3mg

Hàm lượng vitamin B6 phù hợp cho từng đối tượng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các tác dụng phụ của vitamin B6 mà bạn cần biết

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp con người chúng ta hấp thu đa dạng và đầy đủ các loại vitamin, không ngoại trừ vitamin B6. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin B6 thường được yêu cầu đối với những người bị bệnh thận, hội chứng kém hấp thu và một số bệnh lý khác.

Bổ sung vitamin B6 cũng có hiệu quả để điều trị bệnh thiếu máu di truyền và ngăn ngừa các phản ứng bất lợi với thuốc kháng sinh cycloserin - đây là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị bệnh lao.

Vitamin B6 có thể ở mức an toàn nếu được sử dụng như một chất bổ sung với liều lượng thích hợp. Việc hấp thụ một lượng lớn vitamin B6 thông qua thực phẩm không được chứng minh là gây hại. 

Tuy nhiên, quá nhiều vitamin B6 cũng có thể gây ra các triệu chứng sau mà người sử dụng cần cân nhắc thật kỹ:

  • Thiếu kiểm soát (mất điều hòa)

  • Tổn thương da gây ra nhiều đau đớn

  • Các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như ợ nóng và buồn nôn

  • Không muốn tiếp xúc với ánh sáng, có dấu hiệu nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

  • Có dấu hiệu tê ở một số bộ phận trên cơ thể

  • Giảm khả năng cảm thấy đau hoặc mất khả năng cảm nhận nhiệt độ ở trong các môi trường khắc nghiệt

Bên cạnh vấn đề uống vitamin B6 lúc nào thì người sử dụng vitamin B6 cũng cần lưu ý các vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể trong suốt quá trình sử dụng thuốc vitamin B6.

Xem thêm: Vitamin B7 có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Nạp quá nhiều vitamin B6 có thể gây ra một số tác dụng phụ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, vitamin B6 nếu không biết cách dùng đúng thì sẽ gây ra vài tác dụng phụ cho hoạt chất đi kèm. Ví dụ như là:

  • Altretamine (Hexalen): Dùng vitamin B6 với thuốc hóa trị này có thể làm giảm hiệu quả của nó, đặc biệt là khi kết hợp với thuốc hóa trị liệu hiệu Cisplatin.

  • Thuốc an thần: Dùng vitamin B6 với các loại thuốc hoạt động như thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (thuốc an thần) có thể làm giảm thời gian và sức mạnh của thuốc.

  • Thuốc chống co giật: Dùng vitamin B6 cùng với fosphenytoin (Ceritherx) hoặc phenytoin (Dilantin, Phenytek) có thể làm giảm thời gian và tác dụng của thuốc.

Hy vọng rằng với những chia sẻ từ phía Monkey, những ai đang và sẽ dùng các loại thuốc bổ trợ, cụ thể như vitamin B6 sẽ nắm được những điểm lưu ý khi sử dụng. Không đơn thuần tự ý uống vitamin B6 vào lúc nào cũng được mà giờ đây đã nắm rõ cách thức hoạt động của thuốc và tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Chúc các bạn có được lối sống lành mạnh cùng với một cơ thể khỏe mạnh từ sâu bên trong và đẹp toàn diện bên ngoài.

1. Is there a recommended time to take vitamins? - Truy cập ngày 21/07/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319556

2. Signs You’re Not Getting Enough Vitamin B6 - Truy cập ngày 21/07/2022

https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/ss/slideshow-vitamins-vitamin-b6-deficiency

3. Vitamin B-6 - Truy cập ngày 21/07/2022

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-vitamin-b6/art-20363468

 

 

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!