zalo
Vai trò của carbohydrate trong cơ thể người?
Dinh dưỡng gia đình

Vai trò của carbohydrate trong cơ thể người?

Ngân Hà
Ngân Hà

14/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong chế độ dinh dưỡng. Vai trò của carbohydrate trong cơ thể người là rất quan trọng nhằm duy trì sự sống, dinh dưỡng và phát triển.

Vậy cụ thể carbohydrate đóng những vai trò gì? Carbohydrate có trong những loại thực phẩm nào? Carbohydrate có hại hay không? Cùng giải đáp “tất tần tật” những thắc mắc này qua bài viết sau nhé!

Carbohydrate là gì?

Giống với protein, lipid, vitamin và khoáng chất, carbohydrate cũng là một chất  hữu cơ được dùng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Carbohydrate chia làm 2 dạng. Đó là simple carbohydrate hay còn là carbohydrate đơn giản và complex carbohydrate (carbohydrate phức tạp).

Carbohydrate là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Carbohydrate đơn giản: Đây là loại hợp chất hữu cơ có cấu trúc chỉ gồm từ một đến hai phân tử đường. Đối với carbohydrate có một phân tử đường được gọi là monosaccharide, một loại cấu trúc thường thấy có trong hoa quả và sữa. Đối với carbohydrate có hai phân tử đường được gọi là disaccharide, thường được tìm thấy trong đường cát, các chế phẩm từ sửa, bia và các loại rau.

  • Carbohydrate phức tạp: Là loại carbon có chứa từ ba phân tử đường trở lên, được gọi là polysaccharide. Polysaccharide thường được tìm thấy nhiều trong thức ăn nhiều tinh bột như gạo,  đậu, lạc, khoai tây, ngô, củ cải vàng, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt.  Polysaccharide có hai loại chính là polysaccharide phân nhánh và polysaccharide không phân nhánh. Ngoài ra, chất xơ cũng là một dạng carbohydrate phức tạp.

Vai trò của carbohydrate đối với cơ thể con người

Carbohydrate có nhiều dạng tồn tại khác nhau. Nhưng nhìn chung, nó đều cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động của cơ thể. Nhờ đó, nó đem lại nhiều lợi ích khác nhau. Điểm mặt 3 vai trò của carbohydrate trong cơ thể người đem lại ngay sau đây.

Vai trò của carbohydrate trong cơ thể người. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giúp ổn định lượng đường huyết và Insulin trong cơ thể

Thực phẩm giàu carbohydrate là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp ổn định đường huyết. Bởi lẽ cơ chế hấp thụ của carbohydrate là khi nó vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành các đường đơn gọi là glucozo và được hấp thụ vào máu.

Chính glucozo này là nhân tố góp phần giảm lượng đường huyết trong máu và tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Khi lượng đường huyết và Insulin - hormone được sản sinh ở tuyến tụy ở mức ổn định, glucozo sẽ giúp duy trì trạng thái này. Từ đó, duy trì trạng thái khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng cho cơ thể.

Giúp kiểm soát tâm trạng

Kết quả nghiên cứu từ nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng carbohydrate có thể làm tăng sinh lượng serotonin - một “hormone tạo cảm giác thoải mái” trong não. Từ đó, não bộ được được kích thích giúp tâm trạng bạn được tốt hơn. Chính vì thế mà nhiều người khuyên rằng “nếu cảm thấy buồn chán, hãy ăn một chút ngọt”.

Giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Chất xơ cũng là một dạng carbohydrate. Chất xơ này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ tiêu hóa. Bởi đây là nhân tố giữ cho hệ vi khuẩn đường ruột được khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn cho bạn cảm giác no lâu hơn.

Bên cạnh đó, prebiotics, một dạng carbohydrate còn giúp cho vi khuẩn trong ruột kết khỏe mạnh. Từ đó, nó giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích và phòng ngừa ung thư đường ruột.

Các nguồn thực phẩm chứa carbohydrate tốt cho sức khỏe

Carbohydrate tồn tại ở nhiều dạng và có trong nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Để có một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ các dưỡng chất, bạn cần linh hoạt hấp thụ lượng carbohydrate có trong những nhóm thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu carbohydrate. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Rau tươi và hoa quả giàu chất xơ: Đây là nhóm thực phẩm cung cấp lượng chất xơ tự nhiên. Bạn hãy tập trung ăn các loại rau, quả tươi mà không cần phải bổ sung thêm đường khác. Ngoài ra, chất xơ trong rau xanh có thể giúp bạn tăng cảm giác no lâu. Từ đó mà hấp thụ một lượng đường vừa phải, không gây béo phì, thừa cân

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Loại ngũ cốc này thường tốt hơn so với các loại ngũ cốc đã chế biến sẵn bởi nó giàu lượng chất xơ tự nhiên và không thêm các phụ gia khác.

  • Các sản phẩm từ sữa tách kem: Sữa là nguồn thực phẩm bổ sung nhiều năng lượng. Tuy nhiên, nếu hấp thụ các loại sữa bình thường vô tình sẽ hấp thụ thêm các chất béo bão hòa khác. Các loại chất béo này khó tiêu hóa, từ đó gây nên tình trạng thừa cân. Vậy nên điều tốt nhất là bổ sung các sản phẩm từ sữa đã tách kem. Cách này giúp vừa bổ sung carbohydrate có lợi và vừa giảm thiểu được lượng đường hấp thụ.

  • Thực phẩm từ cây họ đậu: Tương tự, đây cũng là một thực phẩm giàu chất xơ, đồng nghĩa với giàu carbohydrate. Đây là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng quý giá và dễ kiếm. Các loại đậu giàu dinh dưỡng có thể kể đến như đậu thường, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu cô ve, đậu xanh, đậu đen,...

Xem thêm: Ăn nhiều carbohydrate có tốt không? [Trả lời câu hỏi]

Tác hại khi bổ sung dư và thiếu carbohydrate

Không thể phủ nhận rằng vai trò của carbohydrate trong cơ thể người là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nó chỉ phát huy công dụng tối đa khi bạn dung nạp một lượng vừa đủ. Ngược lại, nếu bạn bổ sung dư hoặc thiếu carbohydrate sẽ đem lại một vài tác dụng phụ không mong muốn.

Tác hại khi dư thừa carbohydrate. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dư carbohydrate

Theo The Daily Meal, nếu bạn ăn quá nhiều các thực phẩm chứa carbohydrate, bạn có thể gặp phải các tình trạng như:

  • Nhức đầu: Tưởng chừng đây là triệu chứng đơn giản nhưng đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang thừa carbohydrate. Trong lúc này, cơ thể bạn đang cố gắng để xử lý một lượng đường lớn. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng đường huyết đột ngột, gây tăng huyết áp hoặc các triệu chứng về tim mạch khác.

  • Vui buồn thất thường: Đây được xem là triệu chứng “kỳ lạ” khi hấp thụ lượng lớn carbs. Bởi lượng đường tăng đột ngột có thể làm bạn cảm thấy phấn chấn hơn rất nhiều, từ đó cơ thể vui vẻ, thoải mái. Thế nhưng khi đã hấp thụ và chuyển hóa hết lượng carbs này, cảm xúc của bạn rất dễ bị “tụt dốc” rất nhanh và cảm thấy hụt hẫng.

  • Trầm cảm: Thừa carbohydrate cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Bởi lượng carbohydrate nhiều trong cơ thể có thể làm mất cân bằng các hoạt chất đang hoạt động trong cơ thể. Từ đó dẫn đến cảm giác lo lắng và tăng nguy cơ mắc trầm cảm.

  • Hay quên: Để có thể tiêu thụ hết lượng carbohydrate cao hấp thụ trong cơ thể, vô tình tuyến tụy bạn cần phải tiết ra một lượng lớn insulin. Sự mất cân bằng insulin này có thể làm giảm chức năng của não bộ, dẫn đến chứng bệnh hay quên.

Thiếu carbohydrate

Nếu ăn quá nhiều carbohydrate sẽ gây ra một số tác hại như kể trên. Vậy thiếu carbohydrate có thể dẫn đến hậu quả gì?

  • Dễ mắc bệnh tim và tiểu đường: Bởi carbohydrate là yếu tố duy trì lượng đường ổn định trong máu. Nếu thiếu carbohydrate, lượng đường có thể bị tăng vọt. Điều này dẫn đến các nguy cơ tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến đường huyết như tiểu đường, béo phì hay thậm chí là nguy cơ gây bệnh về tim mạch.

  • Giảm trí nhớ: Carbohydrate là nguồn năng lượng cung cấp và kích thích cho não hoạt động. Nếu thiếu carbohydrate, tương tự não bộ cũng sẽ cảm giác mệt mỏi, không muốn hoạt động. Từ đó não bộ không tập trung được và gây suy giảm trí nhớ.

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: Bởi carbohydrate cũng đóng vai trò trong việc duy trì sức bền. Vì thế, khi cơ thể thiếu carbohydrate có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu năng lượng dẫn đến cơ thể không có sức sống và cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời.

  • Bị táo bón: Tình trạng này có thể xuất hiện do tình trạng thiếu chất xơ và dưỡng chất. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Bởi vậy, thiếu chất xơ cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiêu hóa, từ đó dẫn đến táo bón.

Trên đây là những kiến thức bổ ích về vai trò của carbohydrate trong cơ thể người mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể biết được nhiều hơn về lợi ích của carbohydrate cũng như các tác hại nếu thiếu hoặc thừa loại chất này. Từ đó, xây dựng cho mình một chế độ ăn uống bổ sung hợp lý lượng carbohydrate để bảo vệ sức khỏe của mình.

1. Physiology, Carbohydrates - Truy cập ngày 08/07/2022

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29083823/#:~:text=Carbohydrates%20play%20an%20important%20role,metabolism%2C%20and%20help%20with%20fermentation.

2. The Functions of Carbohydrates in the Body - Truy cập ngày 08/07/2022

https://www.eufic.org/en/whats-in-food/article/the-basics-carbohydrates

3. What Are the Key Functions of Carbohydrates? - Truy cập ngày 08/07/2022

https://www.healthline.com/nutrition/carbohydrate-functions

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!