zalo
Các phương pháp nuôi dạy trẻ 2 - 3 tuổi thông minh mà ba mẹ nên áp dụng
Giáo dục sớm

Các phương pháp nuôi dạy trẻ 2 - 3 tuổi thông minh mà ba mẹ nên áp dụng

Ngân Hà
Ngân Hà

17/02/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ trong giai đoạn từ 2 - 3 tuổi có nhiều thay đổi về nhận thức lẫn tâm sinh lý. Do vậy, chú trọng nuôi dạy trẻ 2 - 3 tuổi không những giúp hình thành nhân cách mà còn rèn luyện tư duy, quan điểm sống của bé sau này. Tuy nhiên, nuôi dạy con trong giai đoạn này như thế nào cho đúng cách là điều mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp giáo dục thông minh dành cho trẻ ở lứa tuổi trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ giai đoạn 2-3 tuổi

Ba mẹ cần phải hiểu được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn này để có thể áp dụng các phương pháp nuôi dạy trẻ 2 - 3 tuổi phù hợp với con. Theo các chuyên gia tâm lý, con ở độ tuổi này sẽ có những đặc điểm như sau: 

Tâm lý của trẻ

Thứ nhất, trẻ từ 2 - 3 tuổi bắt đầu phát triển khả năng nhận thức và học hỏi rất cao. Đặc biệt, quá trình này mang tính chất khá là tổng quát. Đặc trưng trong giai đoạn này là trẻ cực kỳ nhanh nhạy trong việc quan sát, bắt chước người lớn (về lời nói, hành vi, thái độ). Đây là nền tảng và cũng là những hiểu biết ban đầu của trẻ về thế giới xung quanh. Do đó, trong giai đoạn này, người lớn nên cân nhắc hành vi, lời nói để làm gương cho trẻ. 

Thứ hai, cùng với khả năng nhận thức, trí tò mò của trẻ cũng được đẩy lên cao độ. Trẻ bắt đầu hành trình khám phá các sự vật và thế giới xung quanh mình thông qua các trò chơi nghịch ngợm. Nhờ vậy, trẻ bắt đầu hiểu được kích thước, hình dạng, âm thanh, sự vận động của sự vật - hiện tượng. Các kỹ năng vận động thô và vận động tinh, khả năng quan sát, tưởng tượng theo đó cũng được kích thích và nâng cao.

Trẻ em giai đoạn từ 2 - 3 tuổi phát triển tư duy ngôn ngữ mạnh mẽ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thứ ba, tư duy ngôn ngữ của trẻ trong độ tuổi từ 2 - 3 tuổi phát triển nhanh chóng. Trẻ hiểu được lời người lớn nói cũng như làm theo các hiệu lệnh. Trẻ thích tập nói các câu dài và giao tiếp với bạn bè, ba mẹ. Do vậy, khi nuôi dạy trẻ 2 - 3 tuổi, ba mẹ nên thường xuyên giao tiếp với bé trong giai đoạn này, không những giúp bé nhanh nói, mà còn gia tăng kết nối giữa bố mẹ và con cái. 

Thứ 4, trẻ ở độ tuổi này thường hay la hét, khóc thét, cáu gắt hoặc khó chịu. Ba mẹ nên bình tĩnh, lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân, tránh la mắng gây xáo động tâm lý của trẻ. 

Thứ 5, ở độ tuổi từ 2 - 3, trẻ thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa thực tế với tưởng tượng, những giấc mơ hay phim ảnh. Ba mẹ sẽ dễ dàng bắt gặp con viết hay vẽ nguệch ngoạc những nét vẽ với hình thù khác nhau. 

Những mốc phát triển quan trọng mà trẻ cần đạt

Những mốc phát triển quan trọng mà trẻ cần đạt ở độ tuổi này như sau: 

  • Về nhận thức: trẻ bắt đầu có nhận thức, lựa chọn và phân loại được đồ vật theo hình dáng và màu sắc; có thể gọi tên được sự vật xuất hiện trong sách; thực hiện được các yêu cầu đơn giản gồm 2 - 3 bước; thao tác được với các bộ phận trên đồ chơi cũng như sử dụng tay thường xuyên. 

  • Về xã hội: trẻ bắt chước theo người lớn; bắt đầu cảm thấy vui vẻ khi ở cùng với các bạn đồng trang lứa; tính tự lập được thể hiện rõ; đôi khi có hành vi thách thức khi không được làm điều trẻ muốn; bộc lộ một loạt các cảm xúc rõ ràng hơn.

  • Về ngôn ngữ: trẻ biết nói các câu đơn giản từ 2 - 4 từ; lặp lại được các từ ngữ quen thuộc mà trẻ nghe thấy trong cuộc trò chuyện; biết tên và chỉ vào đúng đồ vật khi nó được gọi tên.

  • Về thể chất: bé biết nhón chân, chạy một cách thuần thục, có thể đá bóng; biết leo lên và leo xuống đồ nội thất mà không cần giúp đỡ; có thể vẽ hoặc bắt chước vẽ những đường thẳng hay vòng tròn đơn giản. 

Trẻ đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng trong giai đoạn từ 2 - 3 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các cách nuôi dạy trẻ từ 2-3 tuổi

Do những đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt trong giai đoạn này, nên việc chú tâm chăm sóc con bằng các phương pháp dạy trẻ 2 - 3 tuổi phù hợp là rất quan trọng. Sau đây là những cách dạy trẻ được các chuyên gia giáo dục đề xuất: 

Tạo điều kiện tối đa để phát triển khả năng ngôn ngữ của bé

Như đã nêu ở phần trên, trong giai đoạn từ 2 - 3 tuổi này, tư duy ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt trội. Do vậy, ba mẹ cần phải tạo điều kiện tối đa cho con học nói, cũng như thường xuyên trò chuyện với con thông qua một số cách như sau:

  • Ba mẹ nên giao tiếp với bé bằng giọng chuẩn để tránh việc bé hiểu nhầm về cách nói cũng như ngữ điệu diễn đạt. Nói đúng và nói chuẩn sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển ngôn ngữ của bé sau này.

  • Khi thấy bé nói ngọng, ba mẹ nên nhắc nhở và sửa ngay cho bé theo cách nói chuẩn, không để việc nói ngọng của bé trở thành thói quen sẽ rất khó sửa. 

  • Có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để gia tăng vốn từ vựng cho bé. Học từ vựng theo chủ đề sẽ giúp bé dễ nhớ hơn. Ba mẹ cũng có thể mua tranh, ảnh, hình vẽ, sách nói, tranh truyện, bé vừa học qua thực tế, vừa học qua đồ chơi sẽ tạo hứng thú cho bé hơn rất nhiều.

  • Ba mẹ có thể tìm hiểu và cùng chơi các trò chơi về ngôn ngữ với con. Điển hình như trò chơi hỏi đáp: ba mẹ hỏi bé những câu đơn giản như: “Con này là con gì?”, “Màu này là màu gì?” và gợi ý cho trẻ đáp lại. Ba mẹ nên khuyến khích con hỏi lại mình để gia tăng sự tương tác và giúp con nói nhiều hơn, từ đó, bồi dưỡng thêm vốn từ vựng cho con. 

  • Đọc sách cũng là một cách nuôi dạy trẻ từ 2 - 3 tuổi rất có ích trong việc trau dồi từ ngữ cho con. Ba mẹ có thể đọc thơ, đọc truyện, hoặc lựa chọn các sách có hình vẽ đẹp, ngôn ngữ dễ hiểu, chủ đề gần gũi với con. Thông qua đọc sách, ba mẹ cũng có thể khéo léo truyền đạt cho con các bài học đạo đức, góp phần bồi dưỡng nhân cách bé sau này. 

Ba mẹ có thể rèn luyện khả năng ngôn ngữ của con thông qua tranh, ảnh, sách, truyện. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy kỹ năng sống cho con trong giai đoạn từ 2 - 3 tuổi

Cách dạy trẻ 2 đến 3 tuổi được nhiều ba mẹ hiện đại chú tâm áp dụng đó là dạy kỹ năng sống cho con. Đừng nghĩ rằng thời điểm này là quá sớm đối với con bạn! Thông qua những kỹ năng sống được học, con sẽ có nền tảng để phát triển các kỹ năng khác như kỹ năng tư duy, khả năng diễn đạt, phản xạ, ứng xử văn minh,...

Một số kỹ năng ba mẹ cần chú trọng dạy trẻ trong giai đoạn này là xử lý tình huống trong các hoàn cảnh khác nhau (khi bị lạc, khi có khách tới nhà, khi bị người lạ tấn công, khi gặp nguy hiểm,...). Ba mẹ có thể nêu tình huống giả định, đặt ra các câu hỏi để bé tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết. 

Ba mẹ nên hạn chế việc áp đặt “con phải làm như thế này”, “con không được làm như thế kia”,...Con bạn không thích điều đó. Hãy để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình, việc của bạn là giải thích và điều chỉnh câu trả lời của bé nếu nó chưa hợp lý. 

Xem thêm: Phương pháp giúp nuôi dạy trẻ 2 tuổi tự lập như người Nhật mà ba mẹ nào cũng nên biết

Ba mẹ cần chú trọng dạy kỹ năng sống cho trẻ trong những trường hợp cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thiết kế cho con một thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh  

Trẻ trong giai đoạn này cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Do đó, xây dựng cho con một chế độ ăn uống khoa học, với các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trí não là một cách nuôi dạy trẻ từ 2 - 3 tuổi thông minh mà ba mẹ nên áp dụng. 

Bên cạnh việc chú trọng đầy đủ dưỡng chất và cân bằng dinh dưỡng, ba mẹ cũng cần phải quan tâm đến tỉ lệ thành phần các chất trong bữa ăn của con. Đặc biệt là những chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ như DHA, Omega 3, Vitamin B12,...Ngoài ra, ba mẹ nên thiết kế thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như lứa tuổi của con. 

Cần chú trọng xây dựng cho trẻ một thực đơn ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoàn thiện và nâng cao khả năng ghi nhớ của con

Giai đoạn từ 2 - 3 tuổi là giai đoạn vàng trong phát triển não bộ của trẻ. Trẻ luôn trong tâm thế tò mò, thích thú với sự vật và thế giới xung quanh. Vì vậy, ba mẹ nên hỗ trợ nâng cao khả năng ghi nhớ và phát triển não bộ của con thông qua các trò chơi như:

  • Trò chơi học thuộc lòng: Ba mẹ có thể đọc những bài thơ, bài hát đơn giản cho bé đọc và hát theo. Dạy trẻ 2 - 3 tuổi bằng cách này sẽ kích thích khả năng ghi nhớ của bé lên rất nhiều đấy!

  • Trò chơi tráo hộp: Đặt 3 hộp trên bàn, trong đó có 1 hộp có chứa đồ vật, sau đó tráo vị trí rồi đố bé tìm ra vị trí đồ vật đó. Nếu bé đoán được hết, ba mẹ có thể tăng dần độ khó bằng cách tăng số hộp hoặc số đồ vật. Đảm bảo bé sẽ thích thú lắm đó!

  • Trò chơi ghi nhớ: Tận dụng những lúc dắt con đi dạo công viên hay đường phố, hỏi lại bé những gì quan sát được hoặc sự việc diễn ra xung quanh. Trò chơi này không chỉ rèn cho bé kỹ năng quan sát, mà còn kích thích khả năng ghi nhớ, liên tưởng bằng hình ảnh, cũng như phát triển trí thông minh không gian của bé nữa đấy!

Ba mẹ có thể rèn luyện khả năng ghi nhớ của trẻ thông qua những trò chơi bổ ích. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bình tĩnh và kiên nhẫn trên hành trình dạy con 

Hành trình dạy trẻ 2 - 3 tuổi đòi hỏi sự kiên nhẫn và bình tĩnh rất nhiều từ phía ba mẹ, nhất là những khi trẻ khóc rối, ăn vạ, cáu bẳn,...Trong những tình huống này, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao bé lại có những hành vi như vậy, sau đó từ từ giải thích, răn dạy bé. Không nên quát nạt hay dùng đòn roi vì làm vậy sẽ dễ gây ám thị tâm lý cho bé, ba mẹ nên lưu ý điều này nhé!

Quá trình dạy con đòi hỏi sự bình tĩnh và kiên nhẫn nhiều từ phía ba mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những cách nuôi dạy trẻ 2 - 3 tuổi được nhiều ba mẹ áp dụng. Trẻ trong giai đoạn này trải qua khá nhiều thay đổi tâm sinh lý. Do vậy, ba mẹ nên quan sát, trò chuyện với con để hiểu con mình nhiều hơn, từ đó có thể lựa chọn được phương pháp giáo dục phù hợp nhất với trẻ. Chúc ba mẹ thành công trên con đường giáo dục bé yêu của mình!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!