Bên cạnh nhiều phương pháp giáo dục hiện đại, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non giúp con hình thành sự sáng tạo, phát triển tư duy, đánh thức niềm đam mê khám phá từ rất sớm. Vậy phương pháp giáo dục này có gì đặc biệt, hãy cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.
Phương pháp STEM là gì ?
Với phương pháp giảng dạy truyền thống, giáo viên chính là người cung cấp bổ trợ kiến thức, còn trẻ chính là người nghe, học tập, ghi nhớ và làm theo. Phương pháp giảng dạy này khiến cho người học bị thụ động, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Từ đó hạn chế tư duy logic, hạn chế sáng tạo, hùng biện, năng lực giải quyết vấn đề cũng hạn chế hơn. Chính từ những hạn chế đó mà hiện nay phương pháp steam trong giáo dục mầm non và các cấp đã ra đời.
STEM là từ được viết tắt của SCIENE (khoa học), TECHNOLOGY (công nghệ), ENGINEERING (quy trình sáng tạo kỹ thuật) và MATHEMATICS (toán học). Ngoài ra, còn được gọi là phương pháp Steam.
Đây là thuật ngữ có nguồn gốc từ phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp được những nội dung, kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Phương pháp giáo dục STEM không phải là phương pháp giáo dục để học sinh trở thành các nhà khoa học, toán học, kỹ thuật viên hay kỹ sư mà là phương pháp xây dựng, rèn rũa cho học sinh những kỹ năng để sử dụng, vận dụng, phát triển trong xã hội công nghệ hiện đại.
Ưu điểm của phương pháp stem trong giáo dục mầm non
Với ưu điểm giúp các em học sinh thuần thục giữa lĩnh vực, khoa học, công nghệ, nghệ thuật, kỹ thuật và toán học nên phương pháp giáo dục STEM mầm non được rất nhiều trường áp dụng. Ưu điểm của phương pháp giáo dục STEM chính là khắc phục được những hạn chế khi vận dụng lý thuyết vào thực tiễn thông qua những hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, không cần phải đợi trẻ đến độ tuổi tiểu học mới được tiếp xúc với phương pháp này mà cha mẹ có thể tự dạy con từ những vật dụng đơn giản có trong nhà. Một số ưu điểm của phương pháp STEM mầm non có thể kể đến như:
-
Tiếp cận nhiều môn học: Thay vì mất một khoảng thời gian dài dạy 4 môn học tách biệt thì phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non lại có thể kết hợp các môn học này thành mô hình gắn kết qua các ứng dụng thực tế. Nhờ đó, các em học sinh có thể tiếp thu kiến thức ở nhiều lĩnh vực mà còn có thể ứng dụng nguồn kiến thức đó vào thực tế.
-
Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề: Phương pháp giáo dục STEM đề cao việc hình thành, phát triển, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho các em học sinh. Theo đó, trong mỗi giờ học, các em được đặt trong một tình huống thực tế và cần giải quyết liên quan đến kiến thức chuyên môn được học. Để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó thì các em cần phải tìm hiểu những kiến thức môn học liên quan đến vấn đề cần giải quyết.
-
Học tập sáng tạo: Phương pháp giáo dục STEM chú trọng đến cách học tập và phát triển tư duy sáng tạo. Ví dụ, trẻ có cơ hội đặt bản thân mình là một nhà phát minh khoa học, từ đó trẻ có thể hiểu được bản chất của nguồn kiến thức đó. Đặc biệt, trẻ cũng sẽ nắm được cách mở rộng, vận dụng phù hợp với tình huống mà trẻ có thể gặp phải.
KHAI PHÓNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY, NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 - 8 TUỔI CÙNG MONKEY MATH. ÁP DỤNG NHIỀU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIỀM NĂNG, HỨA HẸN MANG TỚI NHỮNG TRẢI NGHIỆM TUYỆT VỜI CHO TRẺ. |
Phương pháp STEM cho trẻ mầm non ở Việt Nam như thế nào?
Không chỉ phổ biến ở nhiều nước trên thế giới mà giáo dục stem trong trường mầm non ở Việt Nam cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Thực tế, từ năm 2012 thì phương pháp giáo dục này đã xuất hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và các môi trường học mầm non quốc tế. Cho đến nay, dù đã được nhắc đến và nhiều các bậc cha mẹ tìm hiểu thì mô hình giáo dục này vẫn chưa được xuất hiện nhiều trên diện rộng do một số lý do chính như:
-
Học sinh giữ tâm lý đi học lấy thành tích, lấy thưởng nên không tự tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu.
-
Thiếu cơ sở khoa học, khung lý luận giáo dục STEM.
-
Các chủ đề, cấu trúc và tiêu chí, nhiệm vụ của phương pháp giáo dục STEM chưa được thống nhất.
-
Thiếu thốn về cơ sở vật chất, giáo viên trong Nhà trường.
Thực tế, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non có thể giúp trẻ gắn kiến các nguồn kiến thức được tiếp thu theo rất nhiều cách khác nhau. Cũng từ đó, trẻ có thể học hỏi, nghiên cứu và tìm tòi ngay từ khi còn nhỏ.
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để giúp trẻ gần gũi hơn với phương pháp học này chính là kích thích sự tò mò. Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy khuyến khích cho trẻ đặt câu hỏi, khám phá thế giới và tham gia thật nhiều các hoạt động vui chơi.
Bên cạnh đó, cha mẹ hãy tìm kiếm đam mê của con và giúp trẻ thực hiện những đam mê đó, kể cả khi trẻ hay thay đổi quyết định của mình. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Trong trường hợp trẻ hay thay đổi thì cha mẹ vẫn nên tiếp tục khuyến khích cho trẻ. Sau đó, thành quả mà cha mẹ nhận được sẽ vô vùng bất ngờ, vì con sẽ đam mê, hăng say nghiên cứu và sáng tạo.
Ứng dụng hoạt động ngoài trời trong phương pháp STEM mầm non
STEM là phương pháp giáo dục được ra đời có nhiệm vụ chính là phá vỡ rào cản đó để nguồn kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học được hiểu và học một cách đơn giản, gần gũi hơn cùng với những đồ dùng và vật liệu xung quanh đời sống.
Thực tế, ứng dụng phương pháp STEM cho trẻ mầm non không phải là những phương pháp cao siêu như dạy cho trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng hàng ngày, hay sử dụng đồ công nghệ thông minh. Phương pháp giáo dục STEM dạy trẻ phát triển sự sáng tạo, tư duy để có thể làm một chiếc ghế hay thuyền, máy bay gấp giấy một cách đơn giản.
Các hoạt động giáo dục của trẻ mầm non là một quá trình giáo dục cần đưa ra các mục đích và có các kế hoạch với nhiều phương pháp học khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp học này đều định hướng giúp trẻ phát triển, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Từ đó, rèn luyện và hình thành tư duy để đáp ứng những nhu cầu của xã hội hiện đại đang ngày càng phát triển.
11+ hoạt động STEM cho trẻ mầm non giúp con khơi dậy niềm đam mê khám phá
Monkey chia sẻ với cha mẹ 11 hoạt động STEM cho trẻ mầm non đơn giản để trẻ có thể áp dụng, phát triển các kỹ năng sống và giúp trẻ ngày càng có hứng thú hơn với phương pháp học này.
Hoạt động 1: Đám mây trong lọ
Đám mây trong lọ là một hoạt động rất hay mà cha mẹ có thể tìm hiểu. Sự ngưng tụ, trạng thái vật chất và chu trình nước đều có thể thu hút được sự chú ý. Ba mẹ có thể chuẩn bị một vào nguyên liệu đơn giản như nước, keo xịt tóc để kết hợp cùng nhau để tạo thành những đám mây trong lọ cho bé.
Phương pháp giáo dục STEM này được xây dựng một cách đơn giản dành cho trẻ nhỏ. Chỉ trong một vài thử nghiệm với các phương pháp khác nhau để tạo thành những đám mây và theo dõi hoạt động của chu trình trình nước trong môi trường này.
Để kích thích sự tò mò của bé nhiều hơn nữa, ba mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài vào những ngày có sương mù dày hoặc nhiều đám mây để thực hiện. Khi được thực hiện ngoài trời sẽ giúp trẻ kết nối được với những kiến thức được học.
Hoạt động 2: Sự cố tràn dầu
Một hoạt động STEM cho trẻ mầm non giúp trẻ nâng cao và liên hệ với kiến thức thực tế đó là sự cố tràn dầu. Ở hoạt động này, người hướng dẫn chỉ cần thực hiện trộn dầu cùng với nước trong một cái thùng lớn, cùng với đó thêm vào một vài chiếc lông vũ. Cuối cùng, hãy đưa các vật liệu như bọt biển, khăn giấy hoặc chiếc thìa nhỏ để hướng dẫn trẻ cố gắng loại bỏ dầu ra khỏi nước và những chiếc lông vũ.
Người hướng dẫn có thể vận dụng hoạt động này để giáo dục trẻ hiểu rằng, dầu tràn làm ảnh hưởng và ô nhiễm môi trường như thế nào? Bên cạnh đó, hãy để trẻ quan sát lượng dầu làm ảnh hưởng đến lông vũ và phải rất kho khăn để chúng ta loại bỏ phần dầu ra khỏi môi trường nước.
Hoạt động 3: Tìm số phù hợp bằng giấy ghi chú
Ngoài các hoạt động thiên nhiên thì hoạt động tìm số trên giấy có thể giúp trẻ hình thành tư duy toán học rất hiệu quả. Người hướng dẫn cần chuẩn bị một tờ giấy và bút, theo đó hãy thiết lập một hoạt động toán tư duy để giúp trẻ hiểu được giá trị cũng như ý nghĩa của các con số.
Thay vì dạy trẻ phải ghi nhớ danh sách về những con số thì hoạt động STEM này có thể giúp trẻ tìm kiếm được những con số được ghi chú bằng giấy dính và dán lên tường theo nhóm các dấu chấm hoặc ngôi sao phù hợp với số đó.
Việc thiết lập và thực hiện hoạt động STEM này khá đơn giản và chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu như băng keo, giấy bút đều có thể thực hiện được. Nếu trẻ mầm non bắt đầu học từ các con số từ - 5 thì đây chính là sự khởi đầu hoàn hảo.
Hoạt động 4: Tòa nhà kẹo dẻo (Thể loại: Kỹ thuật)
Để thực hiện hoạt động này thì người hướng dẫn cần chuẩn bị một thùng kẹo dẻo, tăm tre để trẻ hiểu và học về cấu trúc. Thông qua sự kết nối giữa các que tăm và kẹo dẻo thì hãy khuyến khích trẻ nhận biết hình dạng nào có thể đứng vững chãi cùng nhau và hình nào sẽ tạo ra sự liên kết tốt nhất hay hình nào có hình dạng thú vị nhất.
Hoạt động STEM cho trẻ mầm non về tòa nhà kẹo dẻo này giúp trẻ hình thành được những suy nghĩ, thiết kế và công nghệ sau kỹ thuật kết cấu này. Hãy tiếp tục thử thách cho trẻ tạo thành một tòa nhà hay một dạng cấu trúc cụ thể.
Hoạt động 5: Lập trình LEGO (Thể loại: Công nghệ)
Ở hoạt động STEM cho trẻ mầm non này có thể giúp trẻ học và hiểu được những điều cơ bản về lập trình STEM. Các tài liệu in sẵn là các hình mê cung, thẻ hướng dẫn lắp ráp sẽ giúp trẻ đặt được vị trí của mình vào vị trí của người dùng, từ đó xếp hàng các mã theo hướng dẫn khác nhau để đi qua mê cung.
Khi trẻ thực hiện hoạt động STEM này thì chúng sẽ có những hiểu biết sơ đẳng về mã lệnh, vòng lặp, trình tự. Từ đó, giúp trẻ hiểu được những kiến thức cơ bản về mã hóa sau này.
Hoạt động 6: Tạo tinh thể (Thể loại: Khoa học)
Tạo tinh thể với muối là một hoạt động STEM khoa học rất phổ biến của trẻ em. Nguyên liệu để thực hành hoạt động này cũng rất rẻ, có sẵn tại các cửa hàng, siêu thị. Hoạt động này sẽ tạo thành các tác phẩm nghệ thuật để tạo thành các nguồn cảm hứng hình học cong vênh giống như các tinh thể.
Bộ Ứng Dụng Học Tập Của Monkey
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật – Con thông minh, ba mẹ hạnh phúc
Phương pháp giáo dục con của người Do Thái giúp con thông minh từ nhỏ
Hoạt động 7: Chế tạo tời quay tay (Thể loại: Kỹ thuật)
Hoạt động STEM cho trẻ mầm non chế tạo tời quay tay là hoạt động hoàn hảo cho trẻ thích thủ công và tìm hiểu về cách thức hoạt động của nhiều lĩnh vực. Khái niệm về tời giúp xây dựng những nhận thức ban đầu về cách mà người ta chế tạo ra những thứ tuyệt vời bằng các loại máy đơn giản như ròng rọc, đòn bẩy,...
Khi thực hiện hoạt động STEM này, trẻ nhỏ có thể cần sự giúp đỡ có người lớn trong việc chế tạo. Các công cụ sáng tạo như cuộn khăn giấy bìa cứng, cuộn ruy băng,... đều thân thiện với trẻ em và không tốn kém nên việc thực hiện được khuyến khích rất lớn.
Hoạt động 8: Chế tạo cân (Thể loại: Khoa học)
Hoạt động STEM cho trẻ mầm non chế tạo cân được làm từ các nguyên liệu rất đơn giản như móc áo bằng nhựa, cốc và dây. Cha mẹ và trẻ có thể cùng chế tạo một cái cân treo để thử nghiệm với các khái niệm về trọng lượng, khối lượng.
Theo đó, để kích hoạt tính tò mò của trẻ thì cha mẹ có thể đặt những câu hỏi như:
-
Bộ đồ chơi này nặng bao nhiêu?
-
Chiếc xe tăng này có khối lượng bằng với đồ vật gì?
Ngoài ra, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ thực hiện cân đo với nhiều các loại đồ vật khác nhau.
Hoạt động 9: Slime từ tính (Thể loại: Khoa học)
Hoạt động STEM này là một hoạt động đầy thú vị mà các bậc cha mẹ và thầy cô có thể áp dụng khi tìm kiếm một hoạt động về xúc giác. Hoạt động này bổ sung thêm kiến thức về khoa học bằng cách thêm bột oxit sắt và nam châm vào trong hỗn hợp.
Khi thực hiện hoạt động này có thể hơi khó để đạt được độ sệt phù hợp. Tuy nhiên, các vấn đề này đều được giải quyết bằng cách thêm nhiều keo và tinh thể bột lỏng. Khi tinh bột đã sẵn sàng thì sẽ cần thêm nam châm đất hiếm để thao tác với slime.
Hoạt động STEM slime từ tính sẽ khơi dậy tính tò mò ở trong trẻ, bởi trẻ sẽ có rất nhiều câu hỏi, cũng như sự thắc mắc về cách hoạt động của nam châm. Do đó, ba mẹ cũng đừng quên hãy tìm hiểu thật kỹ về chủ đề này trước khi bắt đầu thực hiện.
Hoạt động 10: Đếm số bằng cọ rửa ống hút (Thể loại: Toán học)
Những trẻ mới bắt đầu học đếm thì việc học những con số lớn có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những cọ rửa ống hút, hạt cườm, hạt lạc,... có thể giúp trẻ học đếm và hình dung được các con số lớn dần hơn.
Đê bắt đầu thực hiện hoạt động STEM này thì người hướng dẫn cần lấy những mẩu giấy nhỏ, đồng thời dán lên nhãn mỗi cọ rửa bằng một số tương ứng. Tiếp đến, hãy yêu cầu trẻ sắp xếp thứ tự dụng cụ đã được làm sạch từ ống nhỏ nhất đến ống lớn nhất. Cuối cùng hãy xâu chuỗi hạt đúng số lượng trong khi đếm to lên.
Hoạt động 11: Video hoạt hình tĩnh vật Stop-Motion (Thể loại: Công nghệ)
Video hoạt hình tĩnh vật Stop-Motion là một sự lựa chọn tuyệt vời để giáo dục phương pháp STEM hiệu quả. Khi còn nhỏ thì chắc hẳn chúng ta đã từng xem các video, đoạn phim hoạt hình tĩnh vật mang tính hài hước, vui nhộn. Tuy nhiên, có thể ba mẹ chưa bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ tự tạo một video đó hoặc cùng thực hiện với con.
Để thực hiện hoạt động này thì ba mẹ cần chuẩn bị một vài đồ vật, điện thoại thông minh, iPad và ứng dụng stop-motion. Từ đó, trẻ có thể tìm hiểu về công nghệ tạo phim và tạo ra những video độc đáo theo sở thích.
Thông qua 11 hoạt động STEM cho trẻ mầm non mà Monkey giới thiệu thì hẳn ba mẹ đã thấy những hoạt động này khá đơn giản và không mất quá nhiều chi phí để thực hiện. Khi có thêm những kiến thức về mảng học này thì ba mẹ cũng có thể tạo ra cảm hứng để tạo ra những hoạt động thú vị cho riêng mình.
Hoạt động bổ trợ: Kết hợp cùng các phương pháp học khác
Mặc dù phương pháp giáo dục STEM có rất nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế, cụ thể là tiêu tốn rất nhiều công sức của ba mẹ và thầy cô để triển khai, giám sát, đo lường mức độ hiệu quả một cách thủ công. Vì thế mà, ba mẹ nên kết hợp với các phương pháp giáo dục khác, như các phần mềm giáo dục sớm cho trẻ.
Và bộ ứng dụng học tập cho trẻ từ 0-12 tuổi của Monkey là một sự lựa chọn tuyệt vời. Các anh em nhà khỉ con gồm có:
- Monkey Junior: Chương trình dành cho trẻ 0 - 10 tuổi giúp trẻ bắt đầu học tiếng Anh dễ dàng, thú vị và hiệu quả hơn.
- Monkey Stories: Giúp trẻ giỏi tiếng Anh trước tuổi lên 10 và là App học tiếng Anh cho trẻ mầm non & tiểu học được tải nhiều nhất tại Việt Nam.
- Monkey Math: Ứng dụng học Toán theo Chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non & Tiểu học số 1 Việt Nam.
- VMonkey: Học tiếng Việt theo Chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non & Tiểu học
Hiện nay, Monkey đã có mặt tại cả hai kho ứng dụng lớn nhất gồm CH PLAY và APP STORE. Ba mẹ có thể dễ dàng tải nhanh app về máy, để đồng hành cùng con trong chặng hành trình chinh phục tri thức. Hoặc nhấp vào ĐÂY để cập nhật thêm các thông tin ưu đãi mới nhất đến từ đại gia đình nhà Khỉ nhé!
Những điều ba mẹ cần lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non
Trong khoảng thời gian dịch bệnh căng thẳng, nhiều địa phương khuyến khích người dân và trẻ nhỏ học tập và làm việc tại nhà thì đã có không ít cha mẹ đã bắt đầu tìm hiểu và hướng dẫn con học theo phương pháp STEM. Đây là cách dạy trẻ trực quan thông qua các trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường mắc những sai lầm khi dạy con, đồng thời làm giúp con mọi thứ thay vì cách cốt lõi là để bé tự trải nghiệm. Vậy trong quá trình giáo dục con theo phương pháp STEM, cha mẹ cần lưu ý điều gì?
Không can thiệp vào thực hành của con
Trải nghiệm thông qua việc thực hành các hoạt động chính là yếu tố cốt lõi trong quá trình giáo dục STEM của con. Theo đó, trước khi giáo dục con bằng các hoạt động này thì cha mẹ cần nắm rõ vai trò của mình như là một người bạn, người đồng hành cùng với trẻ chứ không phải đặt mình là vị trí giáo viên.
Cụ thể, khi bắt đầu cùng con thực hiện những hoạt động, quan sát và thực hành thì cha mẹ hãy luôn ở bên cạnh, lắng nghe suy nghĩ của trẻ và quan sát trẻ tự thực hiện những hoạt động đó.
Xem thêm: So sánh phương pháp STEAM và Montessori
Đặt câu hỏi mang tính gợi mở
Một trong những nhược điểm khi thực hiện các phương pháp giáo dục tại nhà là luôn được thực hiện theo hướng 1 chiều. Cha mẹ có thói quen giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của trẻ mà quên đi những lợi ích của câu hỏi để đặt ra cho chúng.
Với phương pháp giáo dục STEM thì việc tự khám phá chính là yếu tố cốt lõi. Trẻ phải học cách tìm hiểu, đào sâu và giải quyết vấn đề bằng việc trải nghiệm, trả lời những câu hỏi mà cha mẹ đưa ra.
Ví dụ như việc trẻ thực hành về sự loang màu của những viên kẹo thì cha mẹ có thể đặt những câu hỏi cho trẻ như: Con đang thấy những viên kẹo như thế nào? Điều gì xảy ra với chúng? Hình dạng của chúng đang trông giống như một cái gì? Con có nhận thấy sự khác biệt giữa việc chúng ta ngâm kiệu trong một cốc nước nóng và nước lạnh không?
Với những câu hỏi trên thì trẻ sẽ biết cách nhìn nhận và khám phá ra nhiều điều thú vị. Vì thế, cha mẹ hãy khuyến khích và tập cho con về những câu hỏi đáp, những vấn đề đang diễn ra để khơi dậy sự tò mò, phát triển khả năng tư duy của con.
Tham gia dự án đơn giản trước
Để bắt đầu một con đường đi mới khi đã có nhiều người đã quen đi thì chắc chắn sẽ có những gian nan và khó khăn. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ chán nản và phải bỏ cuộc. Để khơi dậy sự hứng thú học tập cho trẻ thì cha mẹ hãy từng bước, khơi gợi sự hứng thú trong trẻ.
Cha mẹ hãy cùng con thực hiện hoạt động STEM đơn giản và dễ dàng thực hiện xung quanh con như: Dùng bột nếp, đường, mật để nặn thành bánh trôi, bánh rán. Dùng giấy màu để gấp thành những bông hoa, chong chóng. Thiệp chúc mừng, logo lắp ráp thành nhiều hình thù khác nhau,... Những hoạt động đơn giản trở nên cụ thể hơn và trẻ được ứng dụng một cách trực tiếp, sáng tạo ra những món đồ dùng, đồ chơi yêu thích,... Tất cả những yếu tố này đều tác động mạnh mẽ đến sự tìm tòi, say mê, tư duy cho trẻ. Theo đó, cha mẹ cũng không nên ép trẻ phải thực hành các dụng cụ hay đồ chơi phức tạp không phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Thời gian học quá dài
Sự tập trung của trẻ còn hạn chế vì trẻ luôn bị thu hút bởi rất nhiều yếu tố xung quanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ ở trong độ tuổi mầm non chỉ có thể tập trung trong khoảng thời gian từ 5 - 7 phút. Tuy nhiên, thời gian cũng có thể kéo dài lên đến 10 phút nếu như được rèn luyện hàng ngày.
Do đó, thời gian thực hiện các hoạt động, phương pháp STEM cho trẻ mầm non không nên quá dài, chỉ dao động trong khoảng thời gian 10 phút bao gồm cả những trải nghiệm của trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đảm bảo rằng những gì trẻ học trong 10 phút đó là vô cùng hấp dẫn đối với trẻ. Bởi chính tâm lý hứng thú sẽ ảnh hưởng đến việc con có hứng thú trong những buổi học tới cùng cha mẹ hay không.
Để trẻ thu hút sự chú ý hơn nữa thì cha mẹ có thể bắt đầu từ những bài học xung quanh những điều mà trẻ thấy thích thú, đồng thời có thể cho trẻ trải nghiệm đóng vai. Ví dụ, trẻ thích làm người lớn có thể thích thú với những hoạt động như: Công an, Bộ đội, Bác sĩ, Giáo viên, Kỹ sư,...
Phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non giúp trẻ hoàn thiện về rất nhiều lĩnh vực và kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, phát triển tư duy, khả năng hùng biện, trình bày, sáng tạo. Ngoài các phương pháp giáo dục thực tế thì cha mẹ có thể tham khảo và sử dụng thêm bộ ứng dụng Monkey để giáo dục, giúp con có hiểu biết hơn về các môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh qua trò chơi, truyện nói, sách nói…chuẩn quốc tế. Từ đó giúp con có thêm thật nhiều kiến thức để chuẩn bị hành trang vững chắc trên con đường khám phá tương lai.