Diện tích hình thang lớp 5 là một trong những kiến thức, dạng toán cơ bản mà các em sẽ được làm quen, học và chinh phục. Không chỉ được áp dụng trong toán lớp 5, mà các lớp học cao hơn hay trong thực tiễn vẫn được ứng dụng rất nhiều. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây sẽ tổng hợp chi tiết về cách tính diện tích hình thang để các em tham khảo thêm.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Ôn tập kiến thức về hình thang lớp 5
Hình thang là một trong những hình từ giác đặc biệt với những đặc điểm nổi trội sau đây:
Định nghĩa về hình thang
Hình thang là một hình học Euclide, là hình tứ giác có 2 cạnh đối song song hay còn gọi là các cạnh đáy của hình, còn 2 cạnh hai bên được gọi là cạnh bên.
Hay hình thang là hình tứ giác với 2 cạnh đối song song, 2 góc kề một cạnh bên sẽ có tổng số đo góc bằng 180 độ.
Hình thang là tứ giác lồi có 4 cạnh. Trong đó, hai cạnh song song với nhau được gọi là cạnh đáy, hai cạnh còn lại được gọi là hai cạnh bên.
Bên cạnh đó, hình thang còn được chia thành một số trường hợp đặc biệt khác như:
-
Hình thang vuông: Hình thang có 1 góc vuông được gọi là hình thang vuông
-
Hình thang cân: Hình thang có 2 góc kề một cạnh đáy bằng nhau là hình thang cân.
-
Hình thang vuông cân: Là hình thang vừa vuông vừa cân và còn được gọi là hình chữ nhật.
Tính chất của hình thang
Là một dạng hình học đặc biệt, nên hình thang có những tính chất cơ bản như:
Tính chất về cạnh:
-
Hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên bằng nhau và song song.
-
Hình thang có 2 cạnh bên song song thì chúng bằng nhau và hai cạnh đáy cũng bằng nhau.
Đường trung bình của hình thang
Đường trung bình của hình thang chính là đoạn thẳng nối trung điểm của 2 cạnh bên hình thang.
Tính chất: Đường trung bình của hình thang sẽ song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.
Tính chất về góc
Hình thang có hai góc kề một cạnh bên sẽ có tổng số đo bằng 180 độ ( Hai góc nằm ở vị trí trong cùng của hai đoạn thẳng song song là hai cạnh đáy) .
Trong đó, với hình thang cân sẽ có hai góc kề một đáy bằng nhau.
Dấu hiệu nhận biết hình thang
Dựa vào định nghĩa cũng có thể thể suy ra được dấu hiệu nhận biết của hình thang. Điển hình nhất là tứ giác có hai cạnh đối song song với nhau.
Ví dụ: Tứ giác ABCD có AB // CD ⇔ Tứ giác ABCD là hình thang.
Ngoài ra, dưới đây cũng là một số dấu hiệu nhận biết cơ bản của hình thang để mọi người tham khảo.
-
Hình thang là hình tứ giác có hai cạnh đối song song với nhau.
-
Tứ giác là hình thang có một góc vuông là hình thang vuông.
-
Tứ giác là hình thang có hai góc kề 1 cạnh đáy bằng nhau thì là hình thang cân.
-
Tứ giác là hình thang có hai cạnh bên hình thang bằng nhau thì là hình thang cân.
-
Tứ giác là hình thang mà hai đường chéo của chúng bằng nhau thì là hình thang cân.
Trong đó, dấu hiệu nhận biết của hình thang cân sẽ đơn giản hơn như sau:
-
Hình thang có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau là hình thang cân.
-
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
-
Hình thang có hai trục đối xứng của hai đáy trùng nhau là hình thang cân.
-
Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
-
Hình thang nội tiếp đường tròn là hình thang cân
Công thức tính diện tích hình thang lớp 5
Công thức tính diện tích hình thang sẽ bằng trung bình cộng 2 cạnh đáy nhân với chiều cao giữa 2 đáy.
Cụ thể:
S = (a + b)/2 x h
Trong đó:
-
S là diện tích hình thang.
-
a và b là độ dài 2 cạnh đáy.
-
h là chiều cao hạ từ cạnh đáy a xuống b hoặc ngược lại (khoảng cách giữa 2 cạnh đáy).
Cách giải các dạng toán lớp 5 hình học từ cơ bản đến nâng cao
Hai đường thẳng vuông góc: Khái niệm, đặc điểm, bài tập và cách giải chi tiết
Tổng hợp các dạng toán về hình chữ nhật lớp 5 từ cơ bản đến nâng cao
Các dạng bài tập tính diện tích hình thang toán lớp 5
Trong chương trình toán lớp 5, các em sẽ được làm quen một số dạng toán cơ bản về cách tính diện tích hình thang như sau:
Dạng 1: Tính diện tích hình bình thang khi biết độ dài hai đáy và chiều cao
Phương pháp giải: Các em sẽ dựa vào công thức chuẩn của cách tính diện tích hình thang “bằng trung bình cộng 2 cạnh đáy nhân với chiều cao giữa 2 đáy” để từ đó tính được diện tích theo số liệu bài toán đã cho.
Ví dụ: Cho hình thang có độ dài đáy nhỏ bằng 7cm, đáy lớn bằng 14cm. Chiều cao của hình thang bằng 12cm. Tính diện tích của hình thang đó.
Lời giải:
Diện tích hình thang là:
(7 + 14) x 12 : 2 = 126 (cm2)
Đáp số: 126cm2
Dạng 2: Tính chiều cao khi biết độ dài hai đáy và diện tích
Phương pháp giải: Nếu đề bài cho số liệu diện tích và độ dài hai đáy, yêu cầu tính chiều cao thì từ công thức tính diện tích hình thang, ta sẽ suy luận được công thức tính chiều cao tương ứng là h = S x 2 : (a + b).
Ví dụ: Một hình thang vuông có diện tích bằng 14dm2, đáy bé bằng 2dm và đáy lớn bằng 5dm. Tính độ dài chiều cao của hình thang vuông đó.
Hướng dẫn giải:
Độ dài chiều cao của hình thang là:
14 x 2 : (2 + 5) = 4 (dm)
Đáp số: 4dm
Dạng 3: Tính diện tích hình thang khi chưa biết độ dài hai đáy và chiều cao
Phương pháp giải: Đây là dạng toán nâng cao hơn, đòi hỏi các em cần phải dựa vào số liệu đã cho để tìm được chiều cao và độ dài hai đáy tương ứng, từ đó mới áp dụng công thức để tính được diện tích của hình thang.
Ví dụ: Một hình thang có chiều cao bằng 56cm. Đáy lớn hơn đáy bé 24cm và đáy bé bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích hình thang.
Hướng dẫn giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 2 = 3 (phần)
Độ dài đáy lớn là:
24 : 3 x 5 = 40 (cm)
Độ dài đáy bé là:
40 – 24 = 16 (cm)
Diện tích hình thang là:
(16 + 40) x 56 : 2 = 1568 (cm2)
Đáp số: 1568cm2
Đáp án bài tập diện tích hình thang lớp 5 (SGK)
Trong chương trình toán lớp 5 của SGK hiện hành, bé sẽ được làm quen với một số bài tập tại trang 93 như sau:
Câu 1: Tính diện tích hình thang biết
a) Độ dài hai đáy lần lượt là 12 cm và 8 cm; chiều cao là 5 cm.
b) Độ dài hai đáy lần lượt là 9,4 m va 6,6m; chiều cao là 10,5 m
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức S= ((a+b) × h) : 2 ta tính được:
a. ((a+b) × h) : 2=((12+8) × 5) : 2=50 (cm2)
b. ((9.4 + 6.6) x 10.5) : 2 = 84 (cm2)
Đáp số : a) 50cm2, b) 84cm2
Câu 2: Tính diện tích mỗi hình thang sau:
Lời giải
a, Diện tích hình thang là: (18,5 + 25) x 12,4 : 2 = 269,7m²
b, Diện tích hình thang là: (10,25 + 15,5) x 10 : 2 = 128,75m²
Câu 3: Một thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 110m và 90,2m. Chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Lời giải:
Chiều cao của thửa ruộng là:
(110+90,2)2=100,1(m)
Diện tích thửa ruộng là:
S = ((a+b)×h)) /2= ((110+90,2) × 100,1) / 2 = (200,2 × 100,1) / 2=10000,01 (m2)
Câu 4: Hình thang có tổng độ dài hai đáy bằng 24 cm, đáy lớn hơn đáy bé 1,2 cm, chiều cao kém đáy bé 2,4 cm. Tính diện tích hình thang.
Lời giải
Đáy bé là: (24 – 1,2) : 2 = 11,4cm
Chiều cao của hình thang là: 11,4 – 2,4 = 9cm
Diện tích của hình thang là: 24 x 9 : 2 = 108m²
Câu 5: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120 m, đáy bé bằng 2/3 đáy lớn và bằng 4/3 chiều cao. Người ta trồng ngô trên thửa ruộng đó, tính ra trung bình 100 m2 thu được 50 kg ngô. Hỏi cả thửa ruộng thu được bao nhiêu tạ ngô?
Lời giải
Đáy bé là: 120 x 2 : 3 = 80m
Chiều cao là: 80 x 3 : 4 = 60m
Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (120 + 80) x 60 : 2 = 6000m²
Số kg ngô thu được là: 6000 : 50 = 120kg
Đổi 120kg = 1,2 tạ
Câu 6: Thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 46 m. Nếu mở rộng đáy lớn thêm 12 m và giữ nguyên đáy bé thì thì được thửa ruộng mới có diện tích lớn hơn diện tích thửa ruộng ban đầu là 114 m². Tính diện tích thửa ruộng ban đầu?
Lời giải
Tổng hai đáy là: 46 x 2 = 92m
Goi chiều cao thửa ruộng là h
Diện tích thửa ruộng ban đầu là: 92 x h : 2 = 46 x h
Tổng đáy lớn và đáy bé sau khi mở rộng đáy lớn thêm 12m là: 92 + 12 = 104m
Diện tích thửa ruộng sau khi mở rộng đáy lớn là: 104 x h : 2 = 52 x h
Thửa ruộng mới có diện tích mới lớn hơn 114m²
Suy ra 52 x h – 46 x h = 114 hay h = 19m
Diện tích thửa ruộng ban đầu là: 46 x 19 = 874m²
Một số bài tập để bé tự luyện
Bài 1: Cho hình thang có hai cạnh đáy lần lượt là 6cm và 4cm. Chiều dài của cạnh bên bằng một nửa tổng độ dài hai cạnh đáy. Tính chu vi của hình thang đó, biết rằng hình thang có hai cạnh bên bằng nhau?
Bài 2: Một hình thang có độ dài đáy lớn bằng 4,5dm; độ dài đáy nhỏ bẳng 60cm và chiều cao bằng 8dm. Tính diện tích của hình thang đó.
Bài 3: Có một mảnh đất hình thang với đáy bé là 24m, đáy lớn là 30m. Mở rộng hai dáy về phía bên phải của mảnh đất với đáy lớn thêm 7m, đáy nhỏ thêm 5m thu được mảnh đất hình thang mới với diện tích lớn hơn diện tích ban đầu là 36m2. Tính diện tích mảnh đất hình thang ban đầu.
Bài 4: Tính diện tích hình thang có đáy lớn bằng 50 dm và bằng 80% chiều cao, đáy bé kém đáy lớn 12 dm.
Bài 5: Tính diện tích hình thang có chiều cao bằng 4 dm, đáy bé bằng 80% chiều cao và kém đáy lớn 1,2 dm.
Bài 6: Hình thang có tổng độ dài hai đáy bằng 24 cm, đáy lớn hơn đáy bé 1,2 cm, chiều cao kém đáy bé 2,4 cm. Tính diện tích hình thang.
Bài 7: Hình thang có đáy lớn hơn đáy bé 20,4 dm và bằng 5/3 đáy bé, chiều cao hơn đáy bé 2,1 dm. Tính diện tích hình thang.
BÀI 8: Hình thang có tổng độ dài hai đáy bằng 14,5 dm, đáy lớn gấp rưỡi đáy bé, chiều cao kém đáy bé 2,8 dm. Tính diện tích hình thang.
Bài 9: Hình thang có tổng độ dài hai đáy bằng 30,5 dm, đáy lớn bằng 1,5 lần đáy bé, chiều cao hơn đáy bé 6,2 dm. Tính diện tích hình thang.
Bài 10: Hình thang có tổng độ dài hai đáy bằng 60 m, 1/3 đáy lớn bằng 1/2 đáy bé, chiều cao bằng 80% đáy bé. Tính diện tích hình thang.
Bài 11: Tính diện tích hình thang biết:
a) Độ dài hai đáy lần lượt là 12cm và 8cm; chiều cao là 5cm.
b) Độ dài hai đáy lần lượt là 9,4m và 6,6m; chiều cao là 10,5m.
Bài 12: Một hình thang có đáy nhỏ dài 7cm, đáy lớn dài 17cm được chia thành hai hình thang có đáy chung dài 13cm. Hãy so sánh diện tích hai hình thang có đáy chung nói trên.
Kinh nghiệm tính diện tích hình thang lớp 5 hiệu quả
Để nâng cao hiệu quả trong việc học, giải toán lớp 5 nói chung, chuyên đề tính diện tích hình thang nói riêng thì dưới đây là một số bí quyết để các em có thể tham khảo.
Trang bị nền tảng kiến thức toán học từ nhỏ với Monkey Math
Toán hình không như toán đại số, thường khô khan và nhàm chán. Vậy nên, ngoài việc học kiến thức trên lớp thì ba mẹ có thể trang bị nền tảng kiến thức toán học, cũng như tham khảo phương pháp học tích cực cho bé thông qua ứng dụng Monkey Math.
Được biết, Monkey Math là ứng dụng học toán tư duy tiếng Anh được Monkey phát triển dành cho các bé trong độ tuổi mầm non đến tiểu học. Đặc biệt, ứng dụng sẽ xây dựng nội dung bám sát chương trình GDPT mới nhất của Bộ đưa ra, để đảm bảo hỗ trợ tạo nền tảng toán học vững chắc vừa giúp học toán trên lớp hiệu quả, vừa ứng dụng trong thực tiễn, giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.
Điểm đặc biệt của Monkey Math khi học chính là phương pháp dạy. Ứng dụng sẽ áp dụng những phương pháp học tập tích cực để kích thích sự sáng tạo, con tích cực đặt câu hỏi để hiểu tận gốc vấn đề được đưa ra trong Toán học, phương pháp học thông qua trò chơi và sách bài tập bổ trợ sẽ giúp bé ôn luyện kiến thức, tăng sự hứng thú và ghi nhớ tốt hơn trong suốt quá trình học tập.
Ngoài ra, chương trình học cùng Monkey Math sẽ bám sát nhiều chủ đề toán học khác nhau, trong đó sẽ bao gồm đầy đủ những kiến thức về toán hình chi tiết. Đảm bảo, bé sẽ được ôn luyện mọi chủ đề toán học từ cơ bản đến nâng cao.
Đảm bảo, sau khi học cùng Monkey Math sẽ giúp bé:
-
Phát triển 5 năng lực Toán học theo chương trình GDPT mới & hình thành thói quen tư duy logic ngay từ nhỏ
-
Phát triển tư duy & trí thông minh trong giai đoạn vàng của sự phát triển não bộ
-
Xây dựng nền tảng Toán học & hỗ trợ việc học trên lớp hiệu quả
-
Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Ghi nhớ công thức tính diện tích hình thang lớp 5 qua thơ
Trẻ em thường sẽ ghi nhớ những bài thơ, bài hát có nhịp điệu tốt hơn là học thuộc thông thường. Vậy nên, dưới đây là gợi ý về bài thơ tính diện tích hình thang khá dễ nhớ để các em có thể tham khảo:
"Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy nhỏ ta đem cộng vào
Cộng vào nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra"
Luyện tập, thực hành thường xuyên
Học đi đôi với hành luôn là bí quyết thành công trong học tập hay làm việc. Vậy nên, để giúp bé có thể hiểu rõ hơn về kiến thức tính diện tích hình thang toán lớp 5, ba mẹ nên cùng bé luyện tập và thực hành nhiều hơn. Đặc biệt, bạn nên thường xuyên trao đổi với bé những bài toán con chưa hiểu, hay cùng bé tổ chức các cuộc thi giải toán với những phần quà khích lệ,…
Kết luận
Trên đây là những thông tin về công thức tính diện tích hình thang lớp 5 để các em có thể tham khảo. Đây là bài tập khá thông dụng, thường xuất hiện ở các đề thi cũng như ứng dụng trong thực tiễn. Vậy nên, ba mẹ có thể tham khảo để hướng dẫn con học tập hiệu quả hơn nhé.