zalo
Chuyên gia gợi ý 9+ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Chuyên gia gợi ý 9+ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng

Lê Hương
Lê Hương

05/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp khoa học và hiệu quả được nhiều phụ huynh yêu thích. Phương pháp này đã được chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Nhật Bản nghiên cứu để mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng được chuyên gia khuyên dùng.

Nguyên tắc áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng cho bé

Giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng là giai đoạn bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện. Vì vậy các bậc ba mẹ nên áp dụng nguyên tắc thực đơn dưới đây.

Thời gian ăn dặm

Ăn dặm kiểu Nhật trong thời gian này bạn nên cho con ăn 2 bữa trên 1 ngày để bổ sung dinh dưỡng. Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn là vào 10h sáng và lần thứ hai là khoảng 5 đến 6 giờ chiều. 8 tháng tuổi là lúc con vẫn còn bú sữa mẹ hoặc uống các loại sữa bột khác, vì vậy nên cân đối khoảng cách giữa lần bé bú sữa và ăn dặm. Không nên để hai hoạt động này quá sát nhau sẽ khiến bé no và không thèm ăn.

Xác định thời gian cho bé ăn dặm hợp lý. (Ảnh: sưu tầm internet)

Lượng cháo phù hợp

Lượng cháo ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng vào khoảng 40 đến 80g, nấu theo nguyên tắc tỉ lệ 1:7, tức là 1 phần gạo và 7 phần nước. Trong trường hợp bé đã ăn được nhiều và đặc có thể nấu theo tỉ lệ 1:6. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý rằng không nấu quá loãng làm mất độ sánh mịn, thơm ngon và cũng không nấu quá đặc làm bé khó nuốt.

Nguồn dinh dưỡng

Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu để nấu thức ăn cho bé, bạn nên chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Chất đạm là một nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển thể chất và trí não của con. Mỗi ngày mẹ bổ sung 10-15gr đạm cho con từ các thực phẩm như cá, thịt trắng, thịt gà, thịt bò, trứng, đậu phụ và các loại thực vật giàu đạm như đậu cô ve, đỗ đỏ,...

Ngoài ra vitamin và chất xơ 25gr cũng là nguyên tắc bạn cần nắm được. Nhóm chất dinh dưỡng này giúp sáng mắt, tốt cho hệ tiêu hóa và hệ xương. Mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây để được cung cấp lượng lớn vitamin. 

Bên cạnh đó cũng có thể nấu cháo cùng các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, súp lơ, rau chân vịt,...Để tạo nên hương vị thơm ngon của món ăn giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Tinh bột cũng là nguồn dinh dưỡng bạn cần bổ sung đủ vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng cho con. Tinh bột giúp bổ sung năng lượng để con có thể nô đùa cả ngày và cung cấp những dưỡng chất cần thiết.

Thêm nguyên tắc trong thực phẩm nữa đó là lượng phomai viên nên cho vào thức ăn là 12 đến 14g mỗi ngày và sữa chua là 85 đến 100g mỗi ngày. Sữa chua giúp hệ tiêu hóa của con được khỏe mạnh và hấp thu dinh dưỡng tốt.

Nguyên tắc áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Độ thô thức ăn

Giai đoạn con được 8 tháng là lúc đã tập ăn dặm được 2 đến 3 tháng, vì vậy lúc này có thể tiếp xúc với thức ăn thô tốt hơn. Mẹ có thể bổ sung thức ăn thô dạng lỏn nhổn hoặc có kết cấu mềm như đậu phụ, rau củ luộc chín và cắt dài cho bé tự ăn.

Hoặc có thể băm nhỏ thức ăn như thịt cá trộn vào cháo cho bé ăn. Điều này giúp con có sự tự lập và tập cắn, nhai và nuốt tốt hơn, đây cũng là lý do nhiều bà mẹ thích ăn dặm kiểu Nhật.

Sữa mẹ

Ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng để có kết quả tốt bạn cũng cần quan tâm đến lượng sữa mẹ của con hàng ngày. Vẫn nên ưu tiên cho bé bú theo nhu cầu, tuy nhiên cần đảm bảo lượng sữa mỗi ngày là 1200ml. Thời gian cho bé bú có thể là vào thời điểm 6h, 12h, 14h, 22h hoặc có thể tăng thêm tùy vào giờ giấc sinh hoạt của con.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng cho bé 

Hiện nay rất nhiều bà mẹ bỉm sữa muốn tìm hiểu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng cho con. Những món ăn được chế biến đúng cách từ các thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ rất tốt cho con. Dưới đây là thực đơn ăn dặm được chuyên gia chia sẻ.

Súp bí đỏ thịt gà

Món ăn bổ dưỡng đầu tiên được chia sẻ trong thực đơn đó là súp bí đỏ thịt gà, dưới đây là cách làm cụ thể:

  • Nguyên liệu: Cần chuẩn bị thịt gà, bí đỏ một lượng vừa đủ.

  • Cách làm: Bí đỏ mang gọt sạch, sau đó đem hấp chín đến khi bí nhừ. Phần ức gà rửa sạch rồi luộc, sau khi gà chín hãy cắt nhỏ. Sau đó cho hỗn hợp bí đỏ và thịt gà cùng nước luộc vào vào cối xay nhuyễn. Khi xay xong cho hỗn hợp vào nồi và đun sôi với lửa nhỏ khoảng 3 đến 5 phút là có thể đổ ra bát cho bé ăn.

Món súp bí đỏ thịt gà cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo bánh mì khoai lang

Mẹ hãy cho ngay món cháo bánh mì sandwich khoai lang vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng cho con nhé. Cách làm rất đơn giản nhưng cực kỳ bổ dưỡng cho bé.

  • Nguyên liệu: Bạn hãy chuẩn bị bánh mì sandwich, khoai lang và cháo trắng.

  • Cách làm: Khoai lang đem rửa sạch, sau đó gọt vỏ và cho vào hấp chín. Khi khoai chín lấy thìa nghiền nhuyễn khoai vào bát. Bánh mì hãy xé nhỏ vào đun cùng với cháo trắng đến khi mềm và quyện lại với sau. Tiếp theo cho khoai đã nghiền vào quấy đều khoảng 2 phút là có thể cho bé ăn.

Cháo thịt bò rau dền

Trong thịt bò và rau dền có nhiều vitamin và đạm rất tốt cho bé, mẹ có thể chế biến món cháo thịt bò rau dền như sau.

  • Nguyên liệu: 1 bát cháo trắng, thịt bò và rau dền. Nên chú ý chọn thịt bò tươi, đỏ và mềm để con dễ ăn. Rau dền lá phải tươi, cành chắc và cứng, tránh mua phải rau dập nát và đã bị héo.

  • Cách làm: Thịt bò rửa sạch, để ráo rồi cắt thành từng miếng nhỏ và băm nhuyễn. Rau dền chọn lấy những lá tươi ngon rồi mang rửa sạch, sau đó thái thật nhỏ. Lấy 1 bát cháo trắng bỏ vào nồi, sau đó cho thịt bò vào đảo đều cùng với cháo trong 3 đến 5 phút. Khi thịt bò đã chín hãy cho rau dền đã thái vào nấu chung, 2 phút sau tắt bếp và đổ cháo ra bát để nguội.

Nấu cháo thịt bò rau dền cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Súp khoai tây đậu Hà Lan 

Súp khoai tây đậu Hà Lan là món ăn được nhiều phụ huynh chế biến cho con ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng. Bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây để nấu cho bé ăn nhé.

  • Nguyên liệu: Khoai tây, đậu Hà Lan và khoảng 30g ức gà, sữa công thức, dầu ô liu.

  • Cách làm: Thịt gà rửa sạch và cho vào luộc chín, khoai tây và đậu Hà Lan rửa sạch cho vào hấp chín mềm. Sau đó nghiền nhuyễn khoai tây vào bát cùng với dầu ô liu. Thịt gà sau khi chín thái nhỏ và cho vào xay cùng với đậu Hà Lan đã chín, sau đó trộn thêm khoai tây và sữa vào đun khoảng 2 phút là đổ ra bát cho bé ăn.

Cháo khoai lang gan gà

Một món ăn các bậc phụ huynh nên tham khảo đó là cháo khoai lang gan gà. Cách làm rất đơn giản với các bước sau:

  • Nguyên liệu: Cháo trắng, gan gà và khoai lang.

  • Cách làm: Nấu cháo trắng đến khi chào nhừ, gan gà lạng hết màng xơ rồi đem băm nhuyễn. Khoai lang rửa sạch đem hấp chín, sau đó khuấy nhuyễn với nước cháo rồi đổ vào đun cùng với cháo và gan gà đã băm trong khoảng 3 phút. Như vậy là đã có món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho bé.

Cháo gà bắp cải

Cháo gà bắp cải là một món ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng.

  • Nguyên liệu: Rau bắp cải, thịt gà, nước dashi vào cháo trắng.

  • Cách làm: Thịt gà rửa sạch rồi đem luộc chín sau đó xe nhỏ. Rau bắp cải rửa sạch, luộc chín và thái nhỏ. Khi cháo trắng đã được nấu nhừ, cho nước dashi, thịt gà và rau bắp cải đã thái nhỏ vào đảo đều. Đun hỗn hợp này khoảng 2 đến 3 phút là được, mẹ đổ ra bát để nguội cho con ăn.

Nấu cháo bắp cải cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xoài, táo hấp 

Món ăn rất giàu vitamin và dễ làm trong thực đơn ăn dặm của con đó là xoài và táo hấp. Vì vậy mẹ hãy làm cho con ăn ngay theo hướng dẫn sau:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị xoài chín và táo tàu, nên lưu ý chọn quả tươi ngon, không bị úng do quá chín.

  • Cách làm: Táo đem rửa sạch, gọt vỏ và cho vào luộc chín. Xoài gọt vỏ và cách miếng vừa ăn, sau đó cho táo và xoài vào máy sinh tố để xay đến khi mịn. Đổ ra bát cho bé thưởng thức món ăn thơm ngon này.

Cháo cá rau cải canh 

Cá là thực phẩm giàu protein và chất đạm nên được nhiều mẹ dùng để chế biến món ăn cho con. Với món cháo cá rau cải canh bạn có thể tự làm tại nhà rất đơn giản.

  • Nguyên liệu: Cá tươi, rau cải canh và cháo trắng.

  • Cách làm: Cá sau khi mua về rửa sạch, sau đó đem luộc với ít gừng để khử mùi tanh. Khi cá chín gỡ lấy thịt rồi băm nhuyễn. Về phần rau cải canh rửa sạch rồi thái nhỏ, sau đó cho vào xay. Cuối cùng là cho hỗn hợp cá vừa băm và rau cải xay vào đun với cháo, khuấy đều khoảng 3 phút là tắt bếp. Lưu ý độ nóng của cháo trước khi cho bé ăn tránh bị bỏng miệng.

Cháo ếch rau ngót 

Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng cho bé không thể thiếu món cháo ếch rau ngót, cách nấu như sau:

  • Nguyên liệu: Đùi ếch, rau ngót và cháo trắng.

  • Cách làm: Đùi ếch rửa sạch, sau đó đem luộc chín rồi bóc lấy thịt, phần thịt ếch bóc ra băm nhuyễn. Rau ngót rửa sạch sau đó cho vào máy để xay. Sau đó cho rau ngót xay và ếch băm vào đun khoảng 3 đến 5 phút với cháo đến khi chín nhừ là xong.

Cháo ếch rau ngót thơm ngon cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo măng tây thịt bò

Cháo măng tây thịt bò là món ăn thơm ngon ít mẹ biết đến, nhưng hàm lượng dinh dưỡng món này luôn được đánh giá cao.

  • Nguyên liệu: Thịt bò loại tươi ngon, măng tây loại non để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, cháo trắng.

  • Cách làm: Thịt bò rửa sạch mang đi băm nhuyễn, măng tây cũng rửa sạch và cắt lọn lấy phần non. Cho măng tây và thịt bò đã băm vào xào chín, sau đó cho hỗn hợp này vào xay với độ thô phù hợp với khả năng ăn của bé. Cuối cùng là cho hỗn hợp vừa xay vào đảo đều cùng với một bát cháo trắng, đun nhỏ lửa khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Múc ra bát để nguội là có thể cho bé ăn ngay.

Cháo thịt bò thơm ngon hấp dẫn cho con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Rau củ hấp nghiền thịt xay 

Món ăn cuối cùng trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng được giới thiệu hôm nay đó là rau củ hấp nghiền thịt xay. Cách làm món này cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần làm theo các bước sau:

  • Nguyên liệu: Các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, súp lơ, rau cải bó xôi,...bạn có thể lựa chọn cho phù hợp tùy vào sở thích của bé và chuẩn bị thịt heo tươi, 1 quả trứng.

  • Cách làm: Thịt và rau củ rửa sạch và băm nhuyễn tùy theo độ ăn thô của con. Đánh thật đều lòng đỏ trứng chung với rau củ và thịt vừa băm xong. Sau đó cho đổ vào khuôn đã phết ít đầu để lát lấy ra dễ hơn, cuối cùng là đem hấp khoảng 20 đến 25 phút đã có món rau củ hấp nghiền thịt xay thơm ngon cho bé rồi.

Lưu ý khi cho bé 8 tháng ăn dặm kiểu Nhật 

Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ biết đến phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nên luôn muốn tìm hiểu để đồng hành cùng con. Dưới đây là những lưu ý ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng cho bé bạn không nên bỏ qua.

Dùng rây làm mịn thức ăn 

Dùng rây làm mịn thức ăn là một phương pháp được nhiều mẹ làm trong quá trình chế biến thức ăn cho con. Điều này sẽ giúp món ăn trở nên ngon hơn, con cũng dễ ăn và tiêu hóa hơn. Tuy nhiên khi dùng rây bạn nên chú ý rằng vệ sinh sạch sẽ, đồng thời là thường xuyên thay mới để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con, hạn chế dùng loại rây sắt có thể gây nguy hiểm.

Bắt đầu từ ít tới nhiều, ngọt tới mặn, loãng tới đặc

Khi cho con ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng, bạn nên tập cho con thói quen ăn từ ít tới nhiều, ngọt tới mặn và loãng tới đặc. Hãy để cho con có thời gian thích ghi với hình thức ăn và các món ăn khác nhau.

Mỗi tuần ăn mẹ nên tập từ từ cho con, bạn đầu đồ ăn ít và loãng, sau mỗi tuần tăng độ đặc và nhiều hơn. Mỗi lần như vậy sẽ giúp con không bị quá ngợp trong mỗi lần ăn. Hạn chế cho gia vị vào thức ăn của con, nhiều loại gia vị ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Những lưu ý khi cho bé 8 tháng ăn dặm kiểu Nhật. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng

Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi để tránh chế biến cho con ăn. Với mỗi món ăn làm từ thực phẩm mới, mẹ nên thử cho con ăn với lượng nhỏ trước để xem con có bị dị ứng hay không.

Nếu thấy con bị dị ứng hãy tránh món ăn này vào lần sau, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Ngoài ra còn khiến trẻ sợ ăn và làm cho bố mẹ phải lo lắng.

Tạo giờ ăn khoa học

Hãy tạo giờ ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng cho bé một cách khoa học, lập kế hoạch giờ ăn cho con mỗi ngày. Thời gian cho bé ăn tốt nhất là vào buổi sáng lúc 10h và ăn lần 2 vào buổi chiều lúc 5 đến 6h. Hạn chế cho con bú vào sát giờ ăn khiến bé nho và không ăn được nhiều, cảm giác không còn ngon miệng. 

Tạo giờ ăn khoa học là một vấn đề bố mẹ cần chú trọng, bởi vì điều này còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển của con. Ăn đúng giờ sẽ tạo cho con được thói quen tốt, có cảm giác thèm ăn khi đến giờ. Như vậy mới mang lại hiệu quả cao và giúp con phát triển tốt nhất.

Không ép bé ăn

Ở giai đoạn 8 tháng là lúc con được bổ sung cả dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ, có thể cả sữa ngoài và ăn dặm. Vì vậy các mẹ nên để con ăn theo nhu cầu, không ép con ăn dẫn đến đầy bụng và khó tiêu. Con ăn đủ lượng con cần mới phát huy hết được khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Nhiều bậc phụ huynh ép con ăn quá nhiều không biết rằng đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bé lười ăn. Do sợ mỗi lần phải ăn khiến bé hoảng loạn và không còn cảm thấy ngon miệng nữa. Vì vậy tốt nhất là cha mẹ nên động viên và cổ vũ con ăn theo nhu cầu, không nên ép đặt con, hãy tạo cho con cảm giác thoải mái khi được ăn.

Xem thêm: 

7+ thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng từ chuyên gia

Gợi ý 7+ thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé 8 tháng: công thức từ chuyên gia

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về ăn dặm kiểu Nhật 8 tháng và thực đơn bổ dưỡng cho bé. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc con.

1. Top 10 baby-led weaning recipes - truy cập ngày 28/8/2022

https://www.annabelkarmel.com/top-10-baby-led-weaning-recipes/ 

2. Baby-Led Weaning: Healthy Meal Ideas for an 8 Month Old - truy cập ngày 28/8/2022

https://www.ahealthysliceoflife.com/baby-led-weaning-8-month-meals/ 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey