Nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn thắc mắc “khi nào nên cho trẻ dùng bột ăn dặm mặn”, “trẻ 6 tháng cho ăn bột mặn được chưa”. Trên thực tế thì từ 6 tháng tuổi trở lên là thời điểm phù hợp để cho con làm quen với những loại thức ăn mới, kích thích vị giác. Do vậy cha mẹ có thể cho con ăn dặm bột mặn vào thời điểm này.
Bột ăn dặm mặn là gì?
Bột ăn dặm mặn là loại bột dành cho trẻ em có chứa nguồn đạm động vật như thịt, cá, tôm, cua,... cung cấp cho trẻ thành phần dinh dưỡng thiết yếu như tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ cùng với các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.
So với bột ăn dặm ngọt (chủ yếu chứa thành phần từ hoa quả và rau củ), bột ăn dặm mặn rất đa dạng và phong phú về mùi vị, kích thích sự thèm ăn cho con.
Khi nào bé nên ăn dặm bột mặn?
Xét về độ tuổi thì khi bé được 6 tháng tuổi trở đi là thời điểm có thể cho con sử dụng bột ăn dặm mặn. Còn xét theo hành trình ăn uống của trẻ thì sau 2-4 tuần kể từ thời điểm bé bắt đầu ăn dặm, nếu bé tiêu hóa tốt, không đầy hơi, chướng bụng thì mẹ có thể cho con ăn dặm bột mặn.
Ở thời điểm này, trẻ có thể dùng bột ăn dặm mặn được là vì:
-
Sau khi ăn dặm được 1 thời gian, bé cần bổ sung thêm chất đạm từ các thành phần như trứng, thịt, cá, tôm hay các loại đậu,... và chất béo để phát triển toàn diện hơn, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.Tuy nhiên, thành phần trong bột ăn dặm ngọt chủ yếu là sữa, gạo, rau củ,... để hệ tiêu hóa của bé dễ dàng làm quen khi tập ăn dặm. Nhưng nếu sau 2-4 tuần mà vẫn chỉ cung cấp bột ăn dặm ngọt cho trẻ thì thể chất và trí tuệ của con sẽ không phát triển đúng mức.
-
6 tháng tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn thiện, có thể hấp thu những loại thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Vì vậy, thời điểm này, trẻ cũng có thể hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng có trong bột mặn để cơ thể phát triển khỏe mạnh, cân đối và toàn diện hơn.
Lưu ý khi cho bé ăn bột ăn dặm mặn?
Bột ăn dặm mặn là thực phẩm cần thiết để bổ sung chất dinh dưỡng toàn diện cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tốt nhất và không làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của con, mẹ nên cho bé ăn bột ăn dặm mặn đúng cách như sau:
Đảm bảo các dưỡng chất cơ bản
Bột ăn dặm mặn mà mẹ cần dùng cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất thiết là: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, duy trì sự vận động và phát triển một cách toàn diện nhất.
Khoảng 2-4 tuần ăn bột ngọt thì chuyển sang ăn bột mặn
Khi trẻ đã quen với thực đơn ăn dặm ngọt thì 2 - 4 tuần sau đó có thể chuyển sang bột mặn. Thông thường, khi bé 5 tháng tuổi thì ăn bột ngọt để làm quen và từ 6 tháng trở đi có thể cho bé ăn bột mặn.
Không nêm gia vị
Mẹ tuyệt đối không được nêm gia vị nấu ăn thông thường như muối, hạt nêm hay mì chính,... vào bột ăn dặm của con. Vì trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là thận. Do đó, nếu mẹ nêm gia vị vào bột ăn dặm, thận của con có thể sẽ phải làm việc quá tải, dẫn đến tổn thương. Đặc biệt, thừa muối còn khiến bé có nguy cơ còi xương, biếng ăn, tăng huyết áp, ung thư hay suy thận trong tương lai do thói quen ăn mặn.
Nghiên cứu kỹ các thực phẩm khiến bé dị ứng
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 36 - 44% trẻ em có thể bị ít nhất một lần dị ứng do nhiều tác nhân gây ra như thức ăn, lông thú cưng, nấm mốc… trong đó dị ứng thức ăn là nguyên nhân phổ biến nhất. Vì vậy, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu xem bé có dị ứng với loại thực phẩm nào không, nhất là sau khi cho con ăn trứng, tôm, cua,....
Mẹ nên cho bé làm quen ăn dặm mặn từ từ
Nếu bé chưa tiếp nhận bột ăn dặm mặn, mẹ không nên ép con mà cần tập từ từ. Việc ép con ăn có thể gây nên áp lực khiến bé trở nên chán ghét việc ăn uống, não bộ không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, giảm tiết nước bọt và hậu quả là quá trình tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc ép trẻ ăn thành công lại có thể khiến trẻ ăn quá nhiều, vượt quá nhu cầu hàng ngày dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý về lâu dài.
Theo dõi những phản ứng của bé mới bột ăn dặm mặn
Mẹ cần phải quan sát các phản ứng của con sau vài muỗng thức ăn đầu tiên để biết bé tiếp nhận loại thức ăn này hay không. Nếu thấy bé ăn ngon, tiêu hóa tốt thì đây là dấu hiệu cho thấy bé đang thích nghi tốt với bột ăn dặm mặn.
Đa dạng hóa mùi vị bột ăn dặm
Với mỗi mùi vị, mẹ nên cho bé ăn thử khoảng 2-3 lần rồi mới đổi món khác. Điều này sẽ giúp bé không bị ngán, khuyến khích con ăn uống đa dạng và tạo nên thói quen ăn uống lành mạnh sau này.
Một số bột ăn dặm mặn cho bé
Bột ăn dặm mặn Pigeon
Thành phần dinh dưỡng trong bột ăn dặm mặn Pigeon:
-
Thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên như bột gạo, cá tráp, cá ngừ, bò, gà, các loại rau như bắp ngô, bí đỏ, cà rốt, rau bina,...
Lợi ích mang lại cho trẻ:
-
Các chất dinh dưỡng quan trọng có trong bột ăn mặn Pigeon đem lại sự phát triển toàn diện của bé.
-
Thành phần chế biến từ nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, giúp bé hấp thụ tốt hơn.
-
Bột ăn dặm mặn Pigeon không chứa chất bảo quản, không sử dụng gia vị hóa học nên rất an toàn cho trẻ nhỏ.
-
Bột ăn dặm mặn Pigeon đa dạng mùi vị, có thể linh hoạt để thay đổi bữa ăn cho con.
-
Mùi vị của bột ăn dặm Pigeon thanh nhẹ, bé dễ dàng thích ứng hơn khi chuyển từ sữa mẹ sang bột ăn dặm.
- Bột ăn dặm mặn Wakodo
Trẻ từ 5 tháng tuổi trở đi là đã có thể sử dụng bột ăn dặm Wakodo. Hãng phân ra 2 nhóm sản phẩm, một nhóm dành cho trẻ 5 tháng, nhóm còn lại dành cho bé từ 7 tháng tuổi.
Thành phần dinh dưỡng trong bột ăn dặm mặn Wakodo:
-
Thành phần chủ yếu có trong bột ăn dặm mặn Wakodo là bột gạo Koshihikari kết hợp với thành phần tự nhiên được chọn lọc cẩn thận như rau củ, cá, gà,... Với rau củ, Wakodo khai thác dưỡng chất từ cà rốt, bí đỏ, cà chua, rau bina, khoai tây…
-
Trong khi đó, loại cá xuất hiện nhiều trong bột ăn dặm Wakodo là cá tuyết có giá trị dinh dưỡng cao, hương thơm nhẹ và ít tanh.
-
Để bổ sung đạm cho trẻ, Wakodo cũng đưa gan gà vào làm thành phần ở một số vị bột.
Lợi ích mang lại cho trẻ:
-
Bột ăn dặm mặn Wakodo được chế biến từ 100% thực vật như gạo trắng, cà rốt, rau bina, cải xanh, bí đỏ và cá... đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ.
-
Bột dạng tơi xốp nên rất dễ hòa tan trong nước, giúp trẻ dễ nhai nuốt và tiêu hóa tốt.
-
Bột ăn dặm mặn Wakodo không sử dụng chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu.
Bột ăn dặm mặn Heinz
Thành phần dinh dưỡng trong bột ăn dặm Heinz:
-
Bột ăn dặm mặn Heinz có các vị như gà, bò, súp lơ – bông cải – phô mai, mỳ Ý – rau củ – phô mai, vị gạo và rau củ xay nhuyễn,…
-
Bột mặn ăn dặm Heinz có chứa các dưỡng chất như canxi, sắt, vitamin D,…
Lợi ích mang lại cho trẻ:
-
Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, kết hợp từ 2 hay nhiều loại thực phẩm trở lên theo công thức khoa học đã được nghiên cứu kỹ bởi các chuyên gia dinh dưỡng nên bột ăn dặm Heinz có hương vị thơm ngon, hấp dẫn bé yêu ngay từ những lần đầu thưởng thức.
-
Các chất vitamin và khoáng chất có trong bột ăn dặm Heinz giúp bé phát triển chiều cao và răng, xương chắc khỏe.
Bột ăn dặm mặn Hipp
Bột ăn dặm HiPP đều phải trải qua 1300 cuộc thử nghiệm khác nhau về chất gây ô nhiễm và hơn 260 công đoạn kiểm định khắt khe, bao gồm kiểm tra về vị giác, tiêu chuẩn chất lượng, cảm quan, thành phần không chứa hóa chất độc hại nào gây hại cho bé trong tương lai… để cho ra một sản phẩm bảo đảm an toàn và có chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Thành phần:
-
Thành phần trong bột ăn dặm HiPP có đầy đủ các loại vitamin A, C, D và khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, canxi giúp bổ sung nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng cho bé phát triển một cách toàn diện.
-
Đặc biệt, trong bột ăn dặm Hipp có bổ sung thêm Probiotics, là một loại lợi khuẩn tốt cho đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, làm tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và hạn chế các bệnh về rối loạn tiêu hóa.
-
Trong bột ăn dặm của Hipp không chứa Gluten, là hợp chất kết dính tạo độ mịn cho thực phẩm nhưng dễ gây dị ứng và bé khó dung nạp. Do đó, với bé bị dị ứng đạm sữa bò thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.
Lợi ích của bột với trẻ:
-
Thành phần trong bột ăn dặm mặn Hipp an toàn cho bé yêu bởi được làm từ 100% nguyên liệu hữu cơ.
-
Quy trình sản xuất bột ăn dặm mặn Hipp nghiêm ngặt mang đến cho bé độ an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.
-
Bột ăn dặm mặn Hipp cung cấp cho bé một hàm lượng chất xơ dồi dào để bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thu.
-
Bột ăn dặm mặn Hipp có hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà không chứa chất phụ gia hay phẩm màu công nghiệp độc hại nào.
-
Bột ăn dặm HiPP dễ dàng chế biến và nhanh chóng.
Một số cách chế biến bột ăn dặm mặn cho bé
Bột ăn dặm nấu nước thịt heo rau muống
Nguyên liệu:
-
30 gam thịt lợn nạc.
-
30 gam rau muống.
-
1/2 thìa cà phê dầu ăn.
-
20 gam bột ăn dặm.
Cách chế biến:
-
Thịt lợn và rau muống mẹ rửa sạch, rồi xay nhuyễn.
-
Cho một chút dầu ăn và thịt vào xào, mẹ có thể đem xay thêm lần nữa cho nhỏ.
-
Sau đó cho bột ăn dặm cho vào nồi nước và khuấy tan, bắc lên bếp nấu chín.
-
Đến khi bột chín thì mẹ cho thịt lợn, rau muống đã xay trước đó vào nấu chín.
-
Đổ bột ra bát và cho thêm chút dầu ăn là có thể để bé thưởng thức một món ăn dặm khởi đầu đầy bổ dưỡng.
Bột ăn dặm nấu nước thịt luộc hạt sen
Nguyên liệu:
-
Bột gạo 20 gam
-
Hạt sen 20 gam
-
Thịt lợn 20 gam
-
½ thìa cà phê dầu ăn cho bé.
Cách làm:
-
Thịt lợn rửa sạch và xay nhỏ, hòa trước với ít nước cho tan rồi đun sôi.
-
Hạt sen rửa sạch, đem hấp chín rồi tán nhuyễn.
-
Cho khoảng 150ml nước vào bột ăn dặm rồi khuấy tan. Bắc bếp nấu đến khi sôi thì cho thịt vào khuấy đều, tiếp tục cho hạt sen vào, bột sôi thì tắt bếp, đổ ra bát và thêm một chút dầu ăn là đã hoàn thành món ăn này cho bé.
Bột ăn dặm thịt bò rau mồng tơi
Nguyên liệu chế biến:
-
Rau mồng tơi 30 gam
-
Thịt bò 30 gam
-
Bột ăn dặm 10 gam
-
1 thìa cà phê dầu ăn
Cách làm:
-
Rau mồng tơi nhặt lấy phần lá, rửa sạch, rồi cho vào nồi luộc hoặc hấp chín, sau đó xay nhuyễn.
-
Thịt bò rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn. Sau đó thêm ít nước, khuấy cho thịt bò tan ra.
-
Mẹ cho 10 gam bột ăn dặm vào 200ml nước rồi khuấy tan, bắc lên bếp nấu trong khoảng 5 phút. Khi bột chín cho thêm thịt bò vào khuấy, khi thịt bò chín thì cho mồng tơi vào nấu sôi.
-
Đổ bột ra bát, cho thêm thìa dầu ăn vào khuấy đều, để cháo nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.
Bột ăn dặm thịt gà nấu bí đao
Nguyên liệu:
-
Thịt gà 20 gam
-
Bí đao 20 gam
-
Bột ăn dặm 10-20 gam
-
1/2 thìa cà phê dầu ăn
Cách làm:
-
Thịt gà băm hoặc xay nhỏ, cho thêm chút nước đánh tan để thịt đỡ bị vón cục.
-
Bí đao rửa sạch, luộc hoặc hấp chín, dùng thìa tán thật nhuyễn.
-
Cho khoảng 200ml nước lọc vào bột ăn dặm rồi khuấy tan, đun trên bếp khoảng 3-5 phút thì cho thịt gà, bí đao đã nghiền nhuyễn vào nấu sôi.
-
Đổ bột ra bát, cho thêm chút dầu ăn, chờ bột nguội là có thể cho bé thưởng thức.
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm ngọt cho bé và những lưu ý mẹ cần biết
Thời điểm bé từ 6 - 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa đã cứng cáp hơn thì mẹ có thể bắt đầu cho con làm quen với vị bột ăn dặm mặn. Như vậy, thông qua những thông tin ở trên hy vọng cha mẹ đã có thể biết khi nào cho trẻ ăn bột ăn dặm mặn. Theo dõi các bài viết của Monkey để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc bé tốt nhất nhé!
Why salt for babies is an important topic for new parents - truy cập ngày 19/8/2022
https://childrensnutrition.co.uk/full-blog/salt-and-weaning/
How much salt for babies?-Know more, fear less during weaning - truy cập ngày 19/8/2022