zalo
[Hỏi đáp] Ăn dặm xong bao lâu thì uống sữa?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Hỏi đáp] Ăn dặm xong bao lâu thì uống sữa?

Lê Hương
Lê Hương

03/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ăn dặm xong bao lâu thì uống sữa? là thắc mắc của không ít ba mẹ vì lo lắng con sẽ gặp phải hiện tượng nào đó không tốt cho sức khỏe. Hoạt động bú và ăn dặm thường có liên quan và ảnh hưởng mật thiết đến nhau. Do đó, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây về việc bú và ăn dặm để có câu trả lời nhé!

Thời gian tiêu hóa thức ăn dặm và sữa của bé

Trước khi lên lịch ăn dặm cho bé, ba mẹ cần nắm rõ được thời gian tiêu hóa của các loại thức ăn mà bé thường dùng. Căn cứ vào đó bé sẽ có thời gian tiêu hóa các thực phẩm tốt nhất:

  • Đối với sữa mẹ: Con cần thời gian tiêu hóa từ 1-2 giờ.

  • Với những bé bú sữa công thức: Con cần thời gian tiêu hóa sẽ từ 2 – 3 giờ.

  • Các đồ ăn nhẹ: Cần 3 – 4 tiếng để con tiêu hóa hết.

  • Những món ăn thông thường như súp, cháo… thì cần tới 4 – 5 tiếng để tiêu hóa hết.

  • Các bé ăn đồ ăn dặm có thịt và dầu mỡ thì cần tới 6 – 7 tiếng mới tiêu hóa hết.

Thời gian tiêu hóa thức ăn dặm và sữa của bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ăn dặm xong bao lâu thì uống sữa?

Theo lời khuyên của một số chuyên gia dinh dưỡng, thông thường sau 1 giờ kể từ khi cho bé bú, mẹ có thể cho con ăn dặm theo nhu cầu. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bộc lộ những biểu hiện no như ngậm miệng, lắc đầu không ăn hoặc nếu mẹ cố đút thì con sẽ phun hết thức ăn ra…

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng việc việc cho con bú sau khi ăn dặm là hoàn toàn được nếu mẹ đang lên kế hoạch cai sữa sớm cho con hoặc muốn tăng tần suất ăn chất rắn cho bé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong năm đầu đời của trẻ, do đó không nên dùng chất rắn để thay thế hoàn toàn sữa mẹ/ sữa công thức. Tốt nhất, khi bé đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần cho bé làm quen dần dần nhưng vẫn nên tiếp tục cho con bú thường xuyên.

Các giai đoạn ăn dặm và uống sữa của trẻ

Việc kết hợp giữa bú sữa và ăn dặm sao cho thích hợp để vừa đảm bảo lượng sữa cần thiết trong ngày vừa để bé ăn ngon là điều rất cần thiết. Vậy nên, dưới đây sẽ là các giai đoạn ăn dặm và kết hợp với sữa thích hợp cho trẻ mà các mẹ bỉm có thể tham khảo thêm:

Nên ăn dặm trước hay uống sữa trước?

Khi mới tập làm quen với đồ ăn dặm, các mẹ nên cho bé uống sữa trước khoảng 30 - 1 tiếng trước khi ăn. Lưu ý, lượng thức ăn dặm không nên quá nhiều để con có thể thoải mái thưởng thức thức ăn một cách hợp tác, vui vẻ mà không bị choáng ngợp.

Đặc biệt, thời gian này, mẹ nên thử nhiều kiểu ăn dặm khác nhau từ ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy,... Bạn nên quan sát xem bé thích kiểu ăn dặm nào, thích kiểu món ăn nào để từ đó "chiều" theo ý của bé giúp con ăn ngon miệng hơn.

Nên cho bé ăn dặm trước hay sau khi bú?

Khi con đã quen với việc ăn dặm và bắt đầu có nhu cầu muốn ăn nhiều hơn thì mẹ có thể cho trẻ bú sau khi ăn dặm. Đây là thời điểm mà thức ăn dặm sẽ là nguồn dinh dưỡng chính đáp ứng nhu cầu cho bé. Khi đồ ăn dặm tăng lên, cũng là lúc lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức cần phải giảm đi.

Cách này sẽ giúp các bà mẹ cai sữa sớm hơn cho bé. Mẹ hãy khuyến khích con tự cầm thức ăn và ăn, đồng thời chế biến nhiều hương vị và loại thức ăn để biết được đâu là loại thực phẩm yêu thích của bé.

Đan xen bú sữa, ăn dặm, bú sữa 

Mẹ cũng có thể cho con uống sữa cả trước và sau khi ăn dặm. Đây cũng là cách giúp con tự làm quen với đồ ăn dặm ở giai đoạn đầu. Để áp dụng cách này, mẹ hãy cho con bú một ít sữa trước, sau đó cho ăn dặm một lượng nhỏ và cuối cùng là cho bú thêm một chút tùy theo nhu cầu của cơ thể con.

Đây là phương pháp đảm bảo con có đủ dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể, đặc biệt là sữa mẹ, trong khi vẫn giúp bé làm quen dần với đồ ăn dặm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trường hợp bé đã ăn dặm no thì mẹ không nên cho con bú thêm để tránh tình trạng nôn trớ, ọc sữa…

Nhìn chung, mỗi bé đều có nhu cầu và khả năng thích nghi khác nhau. Do đó, mẹ nên áp dụng việc cho bé bú sau hoặc trước khi ăn dặm tùy từng thời điểm thích hợp nhất với con. 

Các giai đoạn ăn dặm và uống sữa của trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm

Để hỗ trợ quá trình ăn dặm của bé diễn ra thành công tốt đẹp, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cho bé ăn dặm sau 6 tháng, không cho bé ăn dặm quá sớm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ba mẹ nên cho con bắt đầu ăn dặm khi vừa tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn thiện, do đó có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời điểm này, trẻ cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển toàn diện, vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con nữa.

Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ ngày cho trẻ, trong khi đó cơ thể con cần tới 700 kcal/ ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, mẹ cần cho con ăn từ từ, ít một rồi mới tăng dần lên 200ml mỗi bữa, tập cho bé quen dần với thức ăn mới, không nên ép bé ăn đủ số lượng nhiều từ ban đầu và càng không nên lo lắng khi con chưa chịu ăn.

Cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi trở lên. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho bé ăn dặm dưới 30 phút mỗi lần

Đối với trẻ sơ sinh, việc thiết lập một khung giờ ăn cố định là rất khó khăn. Ở lứa tuổi này, bé đang dần học cách tự ăn và không muốn nhận sự giúp đỡ của ba mẹ. Bé có thể sẽ không muốn ăn nếu có sự giúp đỡ từ người lớn. Tuy nhiên, thiết lập một thói quen ăn uống khoa học vẫn là việc làm vô cùng quan trọng và mang lại lợi ích cho cuộc sống sau này của bé.

Nhiều ba mẹ nghĩ rằng nếu cho con ngồi trên ghế ăn đủ lâu, chúng sẽ ăn hết toàn bộ thức ăn được bày ra trước mặt mình. Tuy nhiên, việc ba mẹ kéo dài thời gian ăn uống của con chỉ càng khiến bé cảm thấy bực bội. Bữa ăn sẽ trở thành “trận chiến” tâm lý giữa ba mẹ và bé. 

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, mỗi bữa ăn dặm của con chỉ nên kéo dài 30 phút để bé bổ sung đủ lượng thức ăn đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Sau thời gian 30 phút kể từ khi bày thức ăn ra, nếu trẻ chưa ăn hết thì ba mẹ cần phải dọn dẹp ngay và tiếp tục ở bữa ăn sau.

Mỗi bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài dưới 30 phút. (Ảnh: sưu tầm internet)

Không cho bé vừa ăn vừa xem đồ điện tử 

Đa số các gia đình Việt thường mắc phải thói quen cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, máy tính hay các thiết bị trình chiếu khác. Tuy nhiên, cũng vì thói quen này mà sẽ tác động không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Những tác hại của việc trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại bao gồm: Làm tăng nguy cơ béo phì; mất cảm giác ngon miệng; rối loạn tiêu hóa; trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại gây đau dạ dày, ảnh hưởng tới thần kinh; làm suy yếu hoạt động của não bộ; thiếu sự tương tác với các thành viên trong gia đình cũng như ngoài xã hội; tăng động ở trẻ em; các tật khúc xạ và rối loạn về thị lực, phổ biến nhất là cận thị và loạn thị.

Tạo không gian ăn dặm thoải mái cho bé 

Trong trường hợp bé không chịu ăn, nhiều ba mẹ thường quát tháo và ép con ăn. Tuy nhiên, trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người lớn. Do đó, ba mẹ không nên quát tháo hay đánh trẻ con nếu bé không chịu ăn. 

Tạo không gian ăn dặm thoải mái nhất cho con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: 

Nhu cầu và lịch trình ăn uống vận động giấc ngủ của trẻ 11 tháng tuổi

Mách mẹ top 5 thực đơn ăn dặm trộn sữa mẹ siêu dễ nấu

Bài viết đã cung cấp thông tin “ăn dặm xong bao lâu thì uống sữa” cho các mẹ tham khảo. Với những thông tin trên đây, hy vọng cũng sẽ giúp mẹ hiểu hơn về các giai đoạn ăn dặm và uống sữa của bé, từ đó sẽ chăm sóc con một cách hiệu quả và khoa học hơn.

1. Breastfeeding FAQs: How Much and How Often - Truy cập ngày 3/9/2022

https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-often.html

2. What’s a ‘Normal’ Amount of Time to Breastfeed? - Truy cập ngày 3/9/2022

https://www.nytimes.com/2020/04/15/parenting/baby/how-long-should-you-breastfeed.html

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey