zalo
Vì sao bé 6 tuổi vẫn nói ngọng và cách khắc phục là gì?
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Vì sao bé 6 tuổi vẫn nói ngọng và cách khắc phục là gì?

Lê Hương
Lê Hương

15/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ba mẹ lo lắng vì bé 6 tuổi vẫn nói ngọng và không biết nói ngọng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ? Ở bài viết sau, Monkey sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề này và bật mí một số cách giúp khắc phục tình trạng nói ngọng ở bé dễ dàng, hiệu quả.

Nói ngọng là gì?

Trẻ cần được sửa đổi để nói chuyện bình thường khi lớn lên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nói ngọng là hiện tượng rối loạn ngôn ngữ khi quá trình tiếp nhận âm thanh có sai sót, dẫn đến việc xử lý thông tin và phản hồi thông qua cách phát âm cũng mắc lỗi nên âm thanh bé phát ra không được chuẩn xác.

Thông thường, trẻ 2-4 tuổi đang trong giai đoạn tập nói nên việc nói ngọng lúc này được cho là bình thường. Nhưng nếu bé 6 tuổi vẫn nói ngọng thì ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục để tránh về lâu dài sẽ càng khó sửa, gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp của bé.

Vì sao trẻ 6 tuổi vẫn nói ngọng?

Do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan sẽ gây ra tật nói ngọng ở trẻ. Phụ huynh nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để đưa ra cách điều trị phù hợp cho bé.

Do bẩm sinh

Thói quen từ lúc tập nói nếu không sửa sẽ khiến bé nói ngọng nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể khi sinh ra, lưỡi của trẻ vốn ngắn, bị dị dạng, đầy lưỡi, tổn thương miệng hay trẻ đang gặp phải các vấn đề về bệnh lý như bệnh sứt môi hở hàm ếch, mắc tật chẻ vòm. Ngoài ra, trẻ nói ngọng còn là do thính giác có vấn đề nên không nghe rõ, dẫn đến việc phát âm sai.

Nguyên nhân này có liên quan đến các vấn đề về bệnh lý nên ba mẹ cần lưu ý và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con để đưa bé đến bệnh viện thăm khám kịp thời nhằm tránh xảy ra các tình huống xấu hơn.

Do tác động của môi trường bên ngoài

Bé 6 tuổi vẫn nói ngọng có thể là do ảnh hưởng từ mọi người xung quanh như vì lý do vùng miền hay trong gia đình có thành viên cũng nói ngọng nên bé sẽ bắt chước nói theo.

Bên cạnh đó, việc xem tivi, điện thoại, chơi game quá nhiều làm trẻ tập trung vào khẩu hình và nói theo đó chứ không nói theo âm thanh nghe được cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tật nói ngọng ở trẻ.

Do thói quen khó sửa

Khi tập nói từ lúc 2 tuổi, trẻ thường mắc chứng nói ngọng vì lúc này, bé đang trong quá trình phát triển về âm, việc xảy ra sai sót là bình thường và có thể chấp nhận được. Theo thời gian được ba mẹ tận tình chỉ bảo, tình trạng này sẽ biến mất. Nhưng nếu không được uốn nắn từ lúc còn nhỏ thì đến độ tuổi 5-6, một số bé vẫn sẽ giữ thói quen này nên các bậc phụ huynh cần dạy bảo bé từ sớm nhằm tránh càng để lâu càng khó sửa.

Trẻ nói ngọng ảnh hưởng như thế nào?

Bên cạnh tình trạng chậm nói thì việc biết nói sớm mà nói ngọng cũng gây cản trở trong giao tiếp của trẻ. Cụ thể:

Khó khăn trong giao tiếp

Việc bé 6 tuổi vẫn nói ngọng sẽ gây ra một số khó khăn trong quá trình giao tiếp ở trẻ. Cách bé phát âm khiến mọi người khó nghe, khó chịu và đôi lúc sẽ có bạn bè hay người thân chê cười bé. Dần dần, việc nói ngọng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ tự ti, buồn bã, ngại giao tiếp hay tệ hơn là mắc chứng tự kỷ.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Bé 6 tuổi vẫn nói ngọng không chỉ gây ảnh hưởng đến cách phát âm mà còn ảnh hưởng đến việc viết, đặc biệt là viết đúng chính tả. Vào độ tuổi lên 6, trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 nên sẽ được học đọc, học viết. Nhưng nếu bé đã phát âm sai thì rất dễ gây nên tình trạng viết sai vì chúng ta thường viết theo những gì chúng ta nói.

Có thể thấy hiện tượng này không chỉ xảy ra ở trẻ em mà ngay cả người lớn cũng dễ mắc phải do thói quen vùng miền như “độc giả” nhưng do phát âm không đúng nên nhiều người thường ghi là “đọc giả”, “tựu trung” bị nhầm lẫn thành “tựu chung” v,v... Vì vậy, để tránh các lỗi sai này về lâu dài sẽ càng khó sửa, ba mẹ cần tập cho bé phát âm tròn vành rõ chữ ngay khi còn bé.

Cách giúp trẻ luyện tập khắc phục nói ngọng

Trò chuyện nhiều với con có tác động tích cực đến việc chữa trị tật nói ngọng ở trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Luyện tập nói thường xuyên

Cách tốt nhất để bé không còn nói ngọng nữa là tập cho bé nói chuyện nhiều hơn. Bé có thể nói chuyện với người thân trong gia đình, với bạn bè, thầy cô hay trò chuyện với hàng xóm, người quen, những đứa trẻ khác trong các câu lạc bộ, đội nhóm được ba mẹ dẫn đến làm quen.

Nếu bé đã biết đọc chữ, ba mẹ nên cho bé đọc sách thành tiếng để luyện tập cách phát âm, ngữ điệu chuẩn xác. Việc này vừa giúp bé khắc phục nói ngọng, vừa rèn luyện cho bé thói quen đọc sách từ nhỏ - giúp phát triển tư duy và trí não của trẻ tốt hơn.

Nhắc nhở và nói chuyện với bé nhiều hơn

Với những bé 6 tuổi vẫn nói ngọng, ba mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé để bé tập nói và nghe nhiều hơn. Qua đó, bé còn được học từ vựng mới, ngữ âm và ngữ pháp từ ba mẹ trong quá trình giao tiếp.

Ngoài ra, trong lúc nói chuyện với bé, ba mẹ nên lưu ý những từ bé phát âm chưa đúng để chỉnh ngay lúc ấy và nhắc nhở nhiều lần về sau để bé ấn tượng và ghi nhớ tốt hơn, tránh mắc cùng một lỗi sai nhiều lần. Thêm vào đó, phụ huynh cũng cần chú ý cách phát âm của mình vì trẻ em thường sẽ học theo người lớn nên nếu ba mẹ phát âm sai, bé cũng sẽ nói sai theo.

Tạo môi trường cho bé được giao lưu với bạn bè

Tạo môi trường cho con giao lưu cùng bạn bè. (Ảnh: sưu tầm internet)

Càng giao tiếp với nhiều người, càng nói chuyện nhiều sẽ càng giúp bé cải thiện tật nói ngọng của mình. Vì bé thường dễ trao đổi, trò chuyện với những người bạn đồng trang lứa hơn là đối với người lớn nên trẻ sẽ mở lòng, nói nhiều và học được nhiều hơn.

Phụ huynh có thể dắt bé đến công viên, các câu lạc bộ có nhiều trẻ em để bé được làm quen với nhiều người ở nhiều lứa tuổi. Điều này không chỉ giúp chữa tật nói ngọng ở trẻ mà còn giúp trẻ giao tiếp tốt và mở rộng mối quan hệ của trẻ nhiều hơn. 

Kết hợp luyện âm và đọc với phần mềm tiếng Việt

Bé nói ngọng thường do con chưa quen với cách phát âm chuẩn, vì vậy ba mẹ cần luyện lại cách đọc các âm cho bé và thường xuyên cho con tập đọc các đoạn văn, bài văn để cải thiện. 

VMonkey là ứng dụng giáo dục học tiếng Việt hàng đầu Việt Nam. (Ảnh: Monkey)

Theo đó, ba mẹ có thể kết hợp sử dụng VMonkey - Ứng dụng giúp con học tiếng Việt theo Chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non & Tiểu học. Các nội dung bài giảng đa số đều sử dụng giọng của người Việt đúng chuẩn để dạy, kèm theo hướng dẫn phát âm từng từ chi tiết. 

Sử dụng ứng dụng ngoài cải thiện việc nói ngọng của con, ứng dụng còn cung cấp các nội dung học tập bám sát theo chương trình đào tạo của bộ giáo dục phù hợp cho cả đối tượng trẻ 6 tuổi chuẩn bị vào học chính thức ở cấp tiểu học. Trẻ sẽ có một môi trường lớp học phong phú, trong đó chúng được khuyến khích khám phá, học hỏi và phát triển.

Thông qua các bài học, trẻ sẽ biết cách đọc đúng âm, từ, câu, đoạn văn và bài văn ngắn, mở rộng vốn từ vựng trở nên tự tin trong giao tiếp, sáng tạo và độc lập hơn.

Xem thêm: Gợi ý cho ba mẹ top 8 đồ chơi thông minh cho bé 2 tuổi

Tùy vào tình trạng, nguyên do sẽ có những cách khắc phục khác nhau cho bé 6 tuổi vẫn nói ngọng. Monkey hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp ba mẹ thành công trong việc điều trị tật nói ngọng ở trẻ, giúp trẻ tự tin và cởi mở hơn trong quá trình giao tiếp.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!