zalo
Những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học thường gặp hiện nay
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học thường gặp hiện nay

Lê Hương
Lê Hương

31/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Lần đầu tiên bước vào lớp một của trường tiểu học sẽ là trải nghiệm không thể nào quên đối với nhiều đứa trẻ. Môi trường học tập cùng những người bạn mới xa lạ sẽ khiến không ít bạn nhỏ cảm thấy sợ hãi, lo sợ. Có trẻ sẽ nhanh chóng làm quen dần, ngược lại có bé lại mất nhiều thời gian để vượt qua những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học. Vậy ba mẹ phải làm sao để hỗ trợ các con khắc phục những khó khăn ấy? Cùng Monkey tìm hiểu nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý học sinh tiểu học

Trước khi tìm hiểu về một số khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học thì ba mẹ cùng Monkey tham khảo những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này như sau:

Những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học thường gặp hiện nay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoạt động

Hoạt động vui chơi

Đối với trẻ ở lứa tuổi tiểu học thì có thể nhận thấy hoạt động vui chơi là hoạt động chính trong ngày của một đứa trẻ. Trong ngày, trẻ dành nhiều thời gian nhất để vui chơi và làm những điều bé thích. 

Bé gần như vẫn còn ham chơi, thích khám phá những điều mới lạ. Yếu tố này khiến cho việc học ở trường tiểu học của các con gặp nhiều khó khăn. Bé sẽ rất khó tập trung ngồi nghe giảng trong một tiết học. 

Để làm được điều này, giáo viên cần có nguyên tắc nghiêm khắc ngay từ đầu năm học. Yếu tố này cũng khiến cho việc ngồi yên nghe giảng rất khó khăn. Có thể nói hầu hết các bé mới bắt đầu học lớp 1 đều gặp khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học vì yếu tố này.

Hoạt động lao động:

Nguyên nhân tiếp theo khiến các con dễ gặp khó khăn khi bắt đầu bước lên bậc tiểu học. Đó là hoạt động lao động. Hầu hết các bé đều chưa có nhiều hoạt động lao động ở nhà trong ngày. 

Bé chỉ có thể tham gia một số hoạt động vừa sức như quét nhà. Còn khi bắt đầu đi học, bé có thể cần vệ sinh lớp học, lau bảng, lấy nước giặt khăn lau, xếp bàn ghế, lấy ghế nhựa để ngồi chào cờ, trồng cây, nhặt lá, dọn nhà vệ sinh.,... Những hoạt động này hoàn toàn xa lạ và bé chưa làm bao giờ nên bé thường cảm giác sợ hãi, không muốn làm, sợ không làm được. 

Hoạt động xã hội

Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng trực tiếp đến những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học những ngày đầu tiên đến trường chính là hoạt động xã hội. Mối quan hệ xã hội của các bé ở lứa tuổi này vẫn còn rất hạn chế. Bé hầu hết chỉ quen thuộc với người thân trong gia đình mà bé gặp cũng như tiếp xúc hàng ngày. 

Ngoài ra còn có một số người hàng xóm, anh em trong nhà hay đến chơi và các bạn trong lớp mầm non của con. Khi đi học tiểu học, phạm vi tiếp xúc xã hội nhiều hơn, rộng hơn, gặp nhiều người lạ hơn. Nếu bé ít khi gặp người lạ thì sẽ rất khó hòa nhập và sẽ gặp khó khăn trong việc làm quen với trường mới, thầy mới và bạn mới.

Môi trường

Môi trường có tác động lớn đến trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Gia đình

Những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học thường bắt nguồn từ gia đình. Đây chính là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng đầu tiên và lâu dài nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhất là với trẻ tiểu học thì đây là môi trường duy nhất mà bé tiếp xúc từ nhỏ đến khi học tiểu học. 

Gia đình có ba mẹ chăm sóc, quan sát, bé sẽ tự tin, linh hoạt và thích ứng với môi trường mới rất nhanh, việc gặp khó khăn sẽ nhanh chóng được giải quyết. Ngược lại, một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình không hạnh phúc, ba mẹ thờ ơ với con cái, ông bà cha mẹ hay tranh cãi sẽ khiến bé gặp khó khăn nhiều hơn những đứa trẻ khác.

Nhà trường

Nguyên nhân tiếp theo khiến các bé tiểu học khó làm quen với việc học chính thức xuất phát từ nhà trường. Môi trường mẫu giáo khác với môi trường tiểu học, từ chỗ chơi là chính, bé chuyển sang học là chính. 

Lớp học không còn nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh mà thay vào đó là bàn ghế ngay ngắn với bảng xanh phấn trắng và sự nghiêm túc. Mỗi trường lại có các quy tắc riêng đối với học sinh tiểu học nhưng sẽ có sự khác biệt lớn đối với nhà trường mẫu giáo mà bé đã từng làm quen. Điều này làm cho bé dễ gặp những khó khăn của học sinh tiểu học nói chung. 

Xã hội

Ngoài gia đình, nhà trường thì xã hội là yếu tố quan trọng thứ ba tác động trực tiếp khiến các bé học sinh tiểu học gặp khó khăn về tâm lý khi đến trường. 

Điều này thể hiện ở chỗ, xã hội phát triển theo định hướng, trẻ em được chăm sóc đầy đủ hơn, có nhiều ưu thế hơn nên dễ bị phụ thuộc vào cha mẹ, dễ sinh ra tâm lý ỷ lại, sợ hãi, nhút nhát, không độc lập ở môi trường mới. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý học sinh tiểu học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học

Dưới đây là những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học thường gặp nhất hiện nay. Các ba mẹ có thể tham khảo để tìm cách khắc phục hiệu quả như sau:

Môi trường học tập mới, bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh

Học sinh tiểu học là bậc học đầu tiên trong chương trình đào tạo phổ thông ở bất kỳ một quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Vì thế, khi bé học tiểu học, bé cần làm quen với rất nhiều điều mới lạ cùng một lúc. 

Đó là nhà trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới, chỗ ngồi mới, lớp học mới, đồng phục mới, mũ mới, cặp mới, sách vở mới…Nhiều thức khác biệt cùng một lúc khiến nhiều bé bị ngợp nên rất dễ gặp tâm lý sợ hãi, bỡ ngỡ.

Chưa hết, những nội quy mới, những nguyên tắc mà bé chưa từng gặp cũng khiến bé gặp khó khăn trong tâm lý và việc làm quen là khó khăn hay đơn giản tùy thuộc vào từng bé. 

Trong lớp học phải giơ tay xin phép khi phát biểu

Nguyên tắc đều tiên mà bất kỳ một đứa trẻ tiểu học nào cũng phải nắm được đó là xin phép thầy cô để được phát biểu ý kiến trên lớp. Điều này sẽ là khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học mà trước đó các con chưa đi học mầm non hay mẫu giáo. 

Ngoài ra, các con xin phép cũng không đúng cách, thường nói theo cô giáo khi cô đang giảng bài. Bởi vậy, đây là khó khăn phổ biến mà nhiều học sinh lớp một ở các trường thường mắc phải. 

Khả năng tập trung kém

Ở độ tuổi này, các con vẫn còn rất ham chơi, việc chuyển từ chơi là chính sang học là chính cần thời gian làm quen. Và bé vẫn thích chơi nhiều hơn học nên việc ngồi tập trung để học bài trong một tiết học là điều mà không phải bé nào cũng làm được. 

Bé cũng rất hiếu động nên ngồi yên không vận động cũng khiến cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Bởi vậy, thầy cô cần nêu nguyên tắc ngay từ đầu, chỉ cần các con nghe hiệu lệnh thì có thể làm theo như: Chỉ cần cô gõ thước thì các con cần ngồi yên lặng nghe giảng, cô vỗ tay thì các con được phép thảo luận với nhau,...vv

Viết chữ ngược

Chữ cái là yếu tố đầu tiên mà các bé cần học khi lên bậc tiểu học. Vì thế, nếu bé chưa quen với việc viết chữ và còn viết ngược thì cha mẹ có thể quan sát để điều chỉnh dần dần cho con. Ngoài ra, khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học còn xuất phát từ việc các con chưa hiểu được như thế nào là đường kẻ, dòng kẻ, cấu tạo của các nét cơ bản trong tiếng Việt, cấu tạo của các chữ cái. 

Bên cạnh đó, việc áp dụng viết thì chưa nắm được độ cao, độ rộng, của từng con chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, cách ᴠiết các chữ thường, dấu thanh ᴠà các chữ ѕố, chưa nắm được quу trình ᴠiết chữ cái đúng chuẩn. Thậm chí có không ít trẻ còn viết chữ ngược, ѕố ngược.

Viết sai chính tả

Tương tự như việc viết chữ ngược thì việc viết sai lỗi chính tả ở học sinh tiểu học là chuyện thường gặp. Các bé chưa biết đúng sai như thế nào, tiếng Việt áp dụng các dấu và các chữ cái dễ nhầm lẫn như s hay x, ch hay tr, l hay n….cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa nói ở gia đình, môi trường sống.

Chưa thực sự tự lập (nhớ bố mẹ và khóc)

Đối với những đứa trẻ chưa bao giờ được đến nơi đông người, nhiều người xa lạ như đi học tiểu học thì khi đang học bé nhớ bố mẹ và khóc là chuyện thường xuyên. 

Bé thường cảm giác không yên tâm khi không thấy bố mẹ của mình, ở trường toàn người lạ sẽ khiến bé càng sợ, không dám ở lại học một mình. Điều này thường gặp ở bé nhút nhát, ở nhà với bố mẹ thường xuyên và không được đến nơi công cộng nhiều.

Hay buồn ngủ

Trẻ lứa tuổi này vừa mới chuyển từ mầm non sang tiểu học, khi học mẫu giáo, giờ giấc thoải mái hơn, bé dậy muộn hơn và được chuẩn bị đồ sẵn để đi lớp. Còn khi bé học tiểu học, cần mặc đồng phục, bé cần dạy sớm học, chuẩn bị sách vở nhiều hơn nên bé sẽ rất vội vàng vào mỗi buổi sáng. Ngủ không đủ giác khiến các bé bị buồn ngủ khi đang học. Và khi buồn ngủ, các con thường nằm ngủ ngay tại lớp.

Chưa biết giữ gìn đồ đạc của mình

Tình trạng trẻ đi học tiểu học mất đồ dùng học tập liên tục là chuyện phổ biến. Các con chưa biết ý thức giữ đồ dùng của mình. Ngoài ra, ham chơi và không tập trung cũng khiến các con mất đồ liên tục. 

Đây được xem là khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học phổ biến nhất hiện nay mà gần như bé nào cũng mắc phải.

Những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách giúp bé khắc phục những khó khăn khi đi học tiểu học 

Nếu ba mẹ nhận thấy bé gặp khó khăn tâm lý như trên thì có thể tham khảo một số cách khắc phục đơn giản tại nhà như sau:

Luyện tập tính từ lập từ sớm

Để bé dễ dàng hòa nhập với môi trường mới ở tiểu học, ba mẹ cần luyện tập tính tự lập từ sớm cho bé. Cho bé tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, tự quản lý thời gian của mình. Bé càng tự lập thì việc đi học càng thoải mái và hào hứng.

Quan sát, theo dõi, và bên cạnh con

Mặc dù độc lập cho bé nhưng ba mẹ cũng cần thường xuyên quan sát, theo dõi và bên cạnh con mỗi khi con cần. Điều này khiến các con cảm thấy yên tâm hơn khi đi học, bé sẽ không thấy sợ hãi nhiều nữa. 

Ba mẹ nên hỏi han về chuyện học của con ở trường thường xuyên và thông cảm với những điều mà trẻ đang mắc phải. Đồng thời tìm giải pháp để bé cùng bé giải quyết vấn đề hay khó khăn đó.

Tập cho con tự học ở nhà

Cách giúp bé khắc phục những khó khăn khi đi học tiểu học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để con làm quen với môi trường học là chính, chơi là phụ như ở tiểu học, ba mẹ cần cho con môi trường tự học ở nhà như học ở trường. Ba mẹ nên cho bé học phòng riêng, môi trường yên lặng có bàn ghế đầy đủ. 

Đây là bước đầu hình thành thói quen tự lập, tập trung khi học. 

Rèn luyện, cho con học lớp tiền tiểu học trước

Cách cuối cùng để giúp bé làm quen với việc học tiểu học tốt hơn là rèn luyện và cho con học lớp tiền tiểu học trước. Việc làm quen trước giúp bé tự tin hơn, sẵn sàng và yên tâm hơn. Điều này hỗ trợ bé vượt qua khó khăn tâm lý hiệu quả.

Xem thêm: Trẻ 1 tuổi ngủ hay chổng mông có tốt không?

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin đầy đủ và chi tiết về những khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học thường gặp hiện nay. Hy vọng bài viết này đã hỗ trợ ba mẹ biết cách cải thiện giúp các con tự tin, sẵn sàng bước vào bậc học tiểu học tự tin hơn và vượt qua khó khăn tâm lý dễ dàng hơn.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!