zalo
Trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì - ba mẹ lưu ý
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì - ba mẹ lưu ý

Lê Hương
Lê Hương

21/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tiêm phòng là việc làm cần thiết cho trẻ em, đặc biệt là em 8 tuổi. Theo đó, trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch sẽ có cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch chủ động, chống lại các bệnh nguy hiểm. Vậy trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì? Hãy cùng Mokey đi tìm câu trả lời cho thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì?

Đối với các bé 8 tuổi, ba mẹ cần chú ý đến những mũi tiêm quan trọng sau đây:

Trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì? (Ảnh: Internet)

Tiêm vắc xin Tdap 

Đây là loại vắc xin bắt buộc cần tiêm ở trẻ 8 tuổi. Vắc xin Tdap có tác dụng ngăn ngừa các bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà. Loại vắc xin này chỉ dành cho những bé từ 7 tuổi trở lên và tiêm 1 mũi duy nhất. 

Tiêm vắc-xin HepA 

Hep A có tác dụng ngăn ngừa bệnh liên quan đến viêm gan A thường gặp ở người. Với trẻ 8 tuổi, nên tiêm đủ 2 mũi để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hiện nay, chưa ghi nhận được trường hợp tiêm loại vắc xin này bị tác dụng phụ, nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm khi sử dụng cho bé nhà mình. 

Tiêm vắc-xin MMR 

Vắc xin MMR thường được dùng để ngừa các bệnh như sởi, quai bị và rubella. Đây  đều là những căn bệnh lây lan nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn bệnh còn có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, ba mẹ nên bổ sung mũi tiêm này cho trẻ 8 tuổi để tăng cường sức khỏe cho bé. 

Các loại bệnh cần tiêm phòng ở trẻ 8 tuổi

Các loại bệnh cần tiêm phòng ở trẻ 8 tuổi. (Ảnh: Internet)

Bệnh bạch hầu

Đây là một bệnh do vi khuẩn gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, bao gồm cả phổi. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể lây từ người sang người nếu tiếp xúc trực tiếp với những giọt nước từ người bệnh khi hắt hơi hoặc ho.

Nếu chẳng may bị nhiễm bệnh bé sẽ bị khó thở hoặc nuốt bởi vi khuẩn đã sản sinh độc tố tạo ra một lớp phủ dày ở phía sau mũi hoặc cổ họng. Ngoài ra ảnh hưởng từ độc tố này cũng dễ dẫn tới các bệnh viêm cơ tim do ngộ độc. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn bạch hầu có dẫn đến hôn mê, liệt hoặc thậm chí tử vong.

Bệnh viêm gan A

Viêm gan A là bệnh gây ra do virus lây lan từ người sang người. Dễ hiểu hơn, virus được đưa vào bằng miệng khi tiếp xúc với đồ vật, thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm phân của người bị viêm gan A. 

Các triệu chứng biểu hiện bên ngoài có thể kể đến như sốt, mệt mỏi, kém ăn, nôn ói, đau dạ dày thậm chí là vàng da, vàng mắt. Trong một số trường hợp người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng, do bị bệnh nhẹ trong một hoặc hai tuần hoặc bị nặng có thể kéo dài vài tháng. May mắn là bệnh hiếm khi dẫn đến suy gan và tử vong, nhưng cũng đừng quá chủ quan. 

Bệnh Sởi

Sởi là một trong những bệnh nguy hiểm vì dễ lây lan nhất. Theo tiếp xúc thông thường, virus sởi có thể dễ lây lan qua không khí thở của người nhiễm bệnh. Nếu bé có các triệu chứng như phát ban, sốt, ho và đỏ, chảy nước mắt rất có thể đã nhiễm virus sởi. Sốt có thể dai dẳng, phát ban có thể kéo dài đến một tuần và ho có thể kéo dài khoảng 10 ngày. Biến chứng nặng nhất của bệnh sởi là gây viêm phổi, co giật, tổn thương não và thậm chí là  tử vong.

Cần chuẩn bị những gì trước khi đem trẻ đi tiêm phòng

Trước khi cho bé đi tiêm, ba mẹ cần lưu ý các vấn đề liên quan đến giấy tờ, chế độ ăn trước ngày tiêm, sức khỏe của bé,...

Cần chuẩn bị những gì trước khi đem trẻ đi tiêm phòng. (Ảnh: Internet)

Chuẩn bị giấy tờ gì?

Ngoài các giấy tờ tùy thân thông thường, đối với việc tiêm chủng, những quyển sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng có vai trò vô cùng quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm ngừa. Bởi vì sổ và phiếu đã ghi đầy đủ các mũi tiêm mà bé đã được thực hiện trước đây. Nhờ đó mà khi bác sĩ tư vấn phương án tiêm ngừa tối ưu cho trẻ như tiêm nhắc nhắc lại, tiêm bù hoặc tiêm thêm

Chuẩn bị ăn uống ra sao?

Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có thể làm cho các loại vaccine hoạt động tốt hơn. Chính vì thế, hãy đảm bảo sức khỏe cho trẻ một cách bình thường như ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và protein nạc.

Đừng quên bổ sung nước cho cơ thể và đặc biệt lưu ý đến việc uống nước đầy đủ cho việc tiêm phòng. Uống đủ nước sẽ giúp hạn chế sự mệt mỏi và đau nhức cơ bắp, hai tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiêm chủng. 

Những điều ba mẹ cần biết sau khi đem con đi tiêm phòng

Trong một số trường hợp sau tiêm, bé có thể gặp phải các triệu chứng như sốt, đau vết tiêm hoặc bị nôn. Dưới đây là các vấn đề thường gặp và cách xử trí tại nhà cho ba mẹ:

Xử lý các triệu chứng sau tiêm

Sau khi tiêm chủng, một số biểu hiện thông thường có thể thấy ở trẻ có như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… Khi gặp những tình trạng này các mẹ hãy chăm sóc và chú ý đến trẻ thường xuyên.a

Mỗi cơ thể đều có những phản xạ khác nhau với từng loại vaccine, với trẻ nhỏ thì phản xạ này còn bộc lộ nhiều hơn. Thông thường, sau khi tiêm bé sẽ bị đau nhức và sốt nhẹ kéo dài khoảng 1-2 ngày. Nhưng bên cạnh đó vẫn xuất hiện trường hợp gặp biến chứng nặng sau khi tiêm như co giật, tím tái sốc phản vệ. Lúc này, ba mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.  

Vết tiêm của trẻ bị sưng tấy. (Ảnh: Internet)

Cách hạ sốt cho con

Sau khi tiêm, trẻ thường sẽ có biểu hiện sốt. Nếu trẻ sốt cao, các mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. Trường hợp, ba mẹ không có kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé sau khi tiêm phòng, có thể liên hệ các chuyên viên tư vấn tại các trung tâm, cơ sở tiêm ngừa để nhờ hướng dẫn. 

Theo dõi con thường xuyên

Cơ thể của bé rất nhạy cảm. Vì thế, sau khi tiêm ngừa cho con, ba mẹ hãy chú ý theo dõi trẻ thường xuyên. Đặc biệt là 2 giai đoạn: Sau khi tiêm ngừa 30 phút và trong vòng 24h giờ sau khi tiêm ngừa.

Vì đây là thời điểm vàng để cơ thể sản sinh ra những biểu hiện phản vệ với vaccine. Nếu nhận thấy sức khỏe của trẻ không ổn, đừng chần chờ mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở gần nhà để được xử lý kịp thời. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị sốc thuốc nhưng không được chăm sóc cẩn thận sau khi tiêm ngừa dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc về trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì. Hy vọng những chia sẻ trên của Monkey sẽ giúp các phụ huynh có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn trong hành trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ một cách an toàn. 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey