zalo
Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì? Cách khắc phục hậu quả
Dinh dưỡng gia đình

Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì? Cách khắc phục hậu quả

Đào Nhàn
Đào Nhàn

14/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hàng ngày, chúng ta phải cung cấp cho cơ thể 4 nhóm dưỡng chất quan trọng để phục vụ cho việc học tập, giải trí, lao động, sinh hoạt,...Tuy nhiên nhiều người còn chưa nắm rõ và biết được thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì? Bài viết dưới đây của Monkey sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

Thế nào là thiếu chất dinh dưỡng?

Thiếu dinh dưỡng là một loại bệnh nằm trong nhóm suy dinh dưỡng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy hiểm này là do chế độ ăn uống không khoa học, chuyển hoá kém, cơ thể giảm hấp thụ, bệnh tiêu chảy kéo dài,... 

Thiếu chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tình trạng thiếu dinh dưỡng thường phát triển qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Hàm lượng dinh dưỡng giảm trong máu và các mô.

  • Giai đoạn 2: Dinh dưỡng giảm trong nội bào và ảnh hưởng đến cấu trúc sinh hoá.

  • Giai đoạn 3: Biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài cơ thể như: thấp còi, nhẹ cân so với tuổi,...

Thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết có thể gây ra hàng loạt các vấn đề đối với cơ thể như: má hóp, mắt trũng, người hay mệt mỏi, khó tập trung, dễ cáu gắt, da dẻ khô sạm,... Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của con người.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu chất dinh dưỡng

Bệnh thiếu dinh dưỡng không quy định một độ tuổi đặc biệt nào. Dưới đây là những đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này, bạn cần nắm rõ để có phương pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Trẻ em: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải bệnh thiếu dinh dưỡng nhất, đặc biệt là những bé từ 0-6 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch của trẻ không thể ngăn cản virus, vi khuẩn xâm nhập. Điều này làm cho cơ thể thường xuyên thiếu hụt vitamin và những khoáng chất cần thiết.

  • Người cao tuổi: Người càng lớn tuổi thì các cơ quan của cơ thể càng bị lão hóa nặng nề. Điều này làm cho dạ dày kém đi, mất vị giác, răng yếu, không ăn được thức ăn cứng,...

  • Người bị bệnh: Những bệnh nhân gặp vấn đề về dạ dày, tim, phổi, ung thư, răng miệng,... sẽ bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, cơ thể rất khó để hấp thụ dưỡng chất mà phần lớn đều bị bài tiết ra bên ngoài qua đường nước tiểu.

  • Mẹ bầu đang mang thai và cho con bú: Nhu cầu dinh dưỡng ở mẹ bầu là rất cao vì phần lớn dưỡng chất đều dành để nuôi con. Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin thường xuyên xảy ra, vậy nên chị em có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Các chế độ ăn chay: Những người ăn chay thường xuyên bị thiếu sắt, canxi, kẽm, vitamin B12 từ thịt, trứng và sữa. Thiếu hụt khoáng chất cần thiết làm cho cơ thể mệt mỏi, hay quên, trí não kẽm và thường xuyên mất tập trung.

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Rất nhiều người do điều kiện kinh tế không ổn định hoặc muốn giảm cân nên họ thường xuyên mua những thực phẩm rẻ tiền, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Ảnh hưởng từ thuốc bổ sung dinh dưỡng: Một số loại thuốc có chứa digoxin hoặc hiệu ứng dị hoá khiến cho nhu cầu ăn giảm xuống. Làm dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và hệ tiêu hoá không ổn định.

Các bệnh phổ biến xảy ra do thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì có lẽ là điều thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn tới hàng loạt các bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của con người như:

Còi xương

Nên uống nhiều sữa để khắc phục bệnh còi xương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Người mắc phải bệnh còi xương thường xuyên gặp phải tình trạng xương giòn, dị tật xương, xương mềm, yếu hoặc dễ gãy. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể thiếu hụt hàm lượng canxi, vitamin D và kẽm. Để khắc phục bệnh còi xương, bạn nên uống nhiều sữa, hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời hoặc tăng cường ăn gan, dầu cá.

Xem thêm:

Bệnh Pellagra

Bệnh Pellagra bao gồm 3 triệu chứng đặc trưng là: tiêu chảy, viêm da và giảm trí nhớ nghiêm trọng. Nguyên nhân xuất hiện bệnh này là do cơ thể thiếu hụt hàm lượng B3 hoặc Niacin cần thiết. 

Trong đó, Niacin là dưỡng chất vô cùng quan trọng để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng phục vụ cho hoạt động sống thường ngày. Bạn có thể bổ sung Niacin qua thực phẩm như: ngũ cốc, đậu phộng, cá ngừ, thịt gà, nấm,...

Bệnh Scorbut

Cả người lớn và trẻ em không cung cấp đủ vitamin C thì đều có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Đối với người lớn, bệnh thường có những triệu chứng cụ thể như: chảy máu chân răng, viêm lợi, tụ máu ở màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông,... Đối với trẻ mắc bệnh Scorbut sẽ có biểu hiện nhẹ hơn như vết thương lâu lành, chảy máu dưới da.

Bệnh Scorbut gây chảy máu chân răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để phòng tránh và cải thiện tình trạng này, bạn cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoa học với đủ hàm lượng vitamin C từ các loại thực phẩm như: cam, chanh, bông cải xanh, dâu tây,...

Bệnh Beri Beri (bệnh tê phù)

Thiếu Vitamin B1 (hay còn gọi là thiamin) là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Beri Beri. Đây là một bệnh lý không có nhiều triệu chứng đặc biệt nên rất khó để phát hiện ở giai đoạn đầu. Người bị bệnh tê phù thường gặp phải tình trạng mệt mỏi, chân tay sưng tấy, hay bị chuột rút, cảm giác râm ran như kiến bò ở chân,...

Nếu không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh tê phù sẽ chuyển sang giai đoạn nặng và bạn sẽ có nguy cơ mất phản xạ gân xương, bị phù toàn bộ chân, chân mất cảm giác, thậm chí là tử vong do suy tim.

Khô mắt hoặc quáng gà

Người bị bệnh khô mắt (quáng gà) thường có biểu hiện là mắt nhìn kém, mắt khô dẫn đến nhiễm trùng mãn tính. Nguyên nhân xuất hiện bệnh lý này là do không cung cấp đủ vitamin A cho cơ thể. 

Đây là một căn bệnh khá nghiêm trọng, nếu để lâu và không có phương pháp chữa trị người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn. Cách an toàn và dễ dàng nhất để không mắt phải tình trạng khô mắt là tích cực bổ sung vitamin A từ trái cây như cà rốt, dưa đỏ,...

Bướu cổ

Bướu cổ có thể làm cho trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, suy tuyến giáp, thậm chí gây đần độn hoặc tâm sinh lý phát triển chậm. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ là thiết hụt hàm lượng I-ốt dẫn đến quá trình trao đổi chất không hiệu quả. 

Bướu cổ do thiếu I-ốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này nhất. Để phòng tránh bướu cổ, các mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với hàm lượng I-ốt phù hợp từ muối và cá nước mặn.

Thiếu máu

Không cung cấp đủ sắt cho cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu. Bệnh lý này làm giảm số lượng tế bào máu hoặc huyết sắc tố và làm cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở, mất tập trung,... 

Để điều trị bệnh thiếu máu, bạn cần tăng cường bổ sung sắt từ thực phẩm như: bí đao, đậu phụ, cám gạo, sữa, hạnh nhân,... Ngoài ra, bạn nên sử dụng thực phẩm chức năng để rút ngắn thời gian chữa trị.

Trầm cảm

Các vấn đề về trầm cảm, tâm thần, rụng tóc, phát ban,... đều xuất phát từ sự thiếu hụt vitamin B7. Bệnh lý này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của người bệnh, thậm chí là tử vong nếu không có cách chữa trị kịp thời. Bạn nên bổ sung nhiều biotin từ sữa, hạnh nhân, ngũ cốc, lạc,.. để phòng ngừa bệnh trầm cảm.

Bệnh Kwashiorkor

Kwashiorkor là căn bệnh xảy ra do cơ thể thiếu protein và năng lượng để phục vụ hoạt động sống. Người bị bệnh này thường bị sưng vù mặt, chân tay nhưng thực chất bên trong chỉ chứa da, nước và xương. 

Bệnh Kwashiorkor khiến cho chân tay sưng vù. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kwashiorkor cũng được coi là một dạng của suy dinh dưỡng. Vì vậy, để phòng tránh bệnh lý này, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, không cắt giảm tuyệt đối protein, đặc biệt là đối với người đang giảm cân.

Loãng xương

Thiếu hụt vitamin D, canxi và những khoáng chất quan trọng gây ảnh hưởng đến hệ xương và cột sống. Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ như: viêm khớp, xương giòn, khuyết tật cấu trúc cột sống,... Cách tốt nhất để phòng tránh loãng xương là tích cực cung cấp khoáng chất cho cơ thể từ sữa, chuối, các loại đậu, ánh sáng mặt trời,...

Cách khắc phục hậu quả do thiếu chất dinh dưỡng

Hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ và thường xuyên tính bằng mcg hoặc mg. Tuy nhiên, chỉ cần thiếu một dưỡng chất trong số đó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là 2 cách đơn giản để khắc phục hậu quả tình trạng này dành cho mọi lứa tuổi.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Chủ động cung cấp dinh dưỡng cần thiết thông qua nguồn thực phẩm an toàn là cách thức an toàn và hiệu quả nhất. Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng, cần xây dựng bữa ăn đa dạng và có đủ các nhóm dinh dưỡng quan trọng là: Chất bột đường, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, bạn nên cân đối tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Trong đó, chất bột đường chiếm 65-70%, chất đạm chiếm 12-14%, chất béo chiếm 18-20%, chất xơ 30g/ngày. Lưu ý, cần chia nhỏ các nhóm chất để bổ sung vào những bữa ăn trong ngày, tránh tình trạng nạp quá nhiều thức ăn trong cùng một thời điểm sẽ khiến cơ thể bị đau bụng, tiêu chảy,...

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Theo các chuyên gia, mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/ năm. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được vấn đề về sức khỏe nói chung và dinh dưỡng nói riêng một cách toàn diện nhất. 

Ngoài những nội dung khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc, bạn nên thực hiện khám chuyên sâu những căn bệnh bạn đang hoặc có nguy cơ mắc phải để biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học hơn.

Nên đi khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/năm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những đối tượng đặc biệt cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ là: người có chế độ dinh dưỡng thất thường; người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia; người ít vận động,...

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì?” và top 2 cách khắc phục tình trạng này. Mong rằng, với những thông tin Monkey vừa chia sẻ sẽ giúp bạn nắm được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng và biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình.

Nutritional disease - Ngày truy cập: 13/07/2022

https://www.britannica.com/science/nutritional-disease

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!