zalo
Triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 từ nhẹ đến nặng bạn cần chú ý
Dinh dưỡng gia đình

Triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 từ nhẹ đến nặng bạn cần chú ý

Đào Vân
Đào Vân

01/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bài viết cung cấp thông tin tổng hợp những triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 bạn cần chú ý để có phương án bổ sung kịp thời, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng được Monkey chia sẻ ngay sau đây!

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

“Điểm mặt” các triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 phổ biến nhất

Thực tế mỗi loại vitamin B có vai trò riêng, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau với cơ thể. Bởi vậy, triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 cũng có sự khác biệt. Tùy vào độ tuổi, thể trạng sức khỏe của từng người mà mức độ biểu hiện của tình trạng thiếu hụt loại vitamin này cũng khác nhau.

Tìm hiểu triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Triệu chứng thiếu vitamin B1

Vitamin B1 hay còn được gọi là thiamin là loại vitamin tan trong nước, có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và có sẵn trong nhiều thực phẩm chức năng. Loại vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho cơ thể, đảm bảo sự phát triển và hoạt động của các tế bào.  

Thực tế, các dấu hiệu cũng như triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B1 B6 B12 nói chung và vitamin B1 nói riêng dễ bị bỏ qua vì chúng khá mơ hồ và không đặc hiệu. Nếu có một vài biểu hiện dưới đây thì bạn hãy cảnh giác vì chúng rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin B1:

Chán ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu vitamin B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Chán ăn: Chán ăn có thể là một trong những triệu chứng sớm nhất của thiếu vitamin B1. Tình trạng này dễ dẫn đến giảm cân không chủ ý, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu với động vật, đăng tải trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ. Theo đó, những con chuột ăn ít thức ăn hơn đáng kể sau khi áp dụng chế độ ăn uống thiếu vitamin B1 trong vòng 16 ngày. Lượng thức ăn chúng nạp vào cơ thể giảm tới 75% vào ngày thứ 22. Khi thêm thiamin vào chế độ ăn uống thì cảm giác thèm ăn đã trở lại bình thường.

  • Mệt mỏi: Vì vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nên khi cơ thể không đáp ứng đủ lượng cần thiết thì cơ thể không thể tạo ra nhiều năng lượng để sử dụng, gây mệt mỏi, kém vận động.

  • Tổn thương dây thần kinh: Một trong những ảnh hưởng được biết đến nhiều nhất khi thiếu hụt vitamin B1 là các bệnh lý liên quan đến thần kinh, điển hình là bệnh beriberi với những biểu hiện như tim đập loạn nhịp, chân tay ngứa ran, mất nhạy cảm ở bàn chân và ngón tay, liệt cơ thể dưới…

  • Khó chịu trong người: Thiếu hụt thiamin có thể khiến bạn dễ cáu kỉnh, thường xuất hiện cùng với mệt mỏi chỉ trong vòng vài tuần. Biểu hiện này ở trẻ em lại càng rõ ràng hơn.

  • Thị lực giảm: Một trong những triệu chứng thiếu vitamin B1 điển hình là gây cảm giác nhìn mờ. Nguyên nhân là do thiamin có vai trò duy trì các dây thần kinh khỏe mạnh, sự thiếu hụt dễ dàng ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác trong mắt dẫn đến mờ mắt. Nếu không được quan tâm điều trị sớm có thể gây biến chứng mất thị lực, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

  • Buồn nôn và nôn mửa: Đây cũng là những triệu chứng không đặc hiệu có thể gặp ở người thiếu vitamin B1 gây bệnh não Wernicke.

  • Hay mê sảng: Thiếu vitamin B1 có thể gây mê sảng, ảo giác, mất trí nhớ… thường gặp ở những người nghiện rượu.

Xem thêm: Cách dùng vitamin B1 trị nám cho làn da của bạn

Triệu chứng thiếu vitamin B6

Vitamin B6 (pyridoxine) giúp bạn thực hiện tới hơn 100 phản ứng enzyme tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đây cũng là loại vitamin cần thiết đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của não bộ cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ khi còn ở trong bụng mẹ và giai đoạn sơ sinh.

Phát ban da có thể gặp ở người thiếu vitamin B6. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thiếu vitamin B6 khá phổ biến ở những người bị bệnh gan, thận, bệnh tự miễn dịch, nghiện rượu hay phụ nữ có thai… Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin B6 bạn nên cẩn trọng:

  • Phát ban da: Phát ban ngứa, nhờn và bong tróc da là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu vitamin B6. Nguyên nhân là do vitamin B6 có thể giúp cơ thể tổng hợp collagen – điều kiện đảm bảo làn da khỏe mạnh.  

  • Môi nứt nẻ và đau: Tìm hiểu triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 không thể bỏ qua triệu chứng môi bị đau với những vết nứt ở khóe miệng ở những người thiếu vitamin B1. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó khiến bạn ăn uống khó khăn và kém tự tin hơn. Bổ sung vitamin B6 qua thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc viên uống bổ sung vitamin tổng hợp có thể giúp bạn giải quyết tình trạng này.

  • Cảm giác đau, lưỡi bóng: Người bị thiếu vitamin B6 cũng có thể bị sưng, viêm ở lưỡi. Tình trạng này sẽ càng rõ nếu bạn thiếu hụt vitamin B6 nặng.

  • Tâm trạng dễ bị thay đổi: Đáp ứng đủ vitamin B6 giúp não bộ kiểm soát tốt cảm xúc và ngược lại, tình trạng vitamin không được đáp ứng có thể gây lo âu, cáu kỉnh hay trầm cảm…

  • Chức năng miễn dịch suy yếu: Không nhận đủ vitamin B6 khiến cơ thể không thể tạo ra các kháng thể, tế bào bạch cầu cũng như các yếu tố miễn dịch cần thiết để chống lại vi trùng và vi rút gây bệnh.

  • Mệt mỏi, cơ thể không có năng lượng: Vitamin B6 cần thiết để giúp tạo ra các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và giúp bạn cảm khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Bởi vậy, khi cơ thể bị thiếu vitamin B6 sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng.

  • Ngứa ran, đau ở bàn tay và bàn chân: Thiếu hụt hoặc quá liều vitamin B6 cũng có thể gây biểu hiện đau nhức bàn tay, bàn chân, bỏng rát, ngứa ran ở bàn tay…

Xem thêm: Vitamin B6 có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Triệu chứng thiếu vitamin B12

Vitamin B12 là chất dinh dưỡng đảm bảo máu và các tế bào thần kinh của cơ thể khỏe mạnh, giúp tạo ra DNA, vật liệu di truyền trong tế bào của bạn. Loại vitamin này cũng ngăn ngừa bệnh lý thiếu máu hồng cồng khổng lồ làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Cơ thể mệt mỏi khi thiếu vitamin B12. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một vài biểu hiện thiếu vitamin B1 B6 B12 có thể giống nhau bởi chúng là triệu chứng không đặc hiệu. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt vitamin B12 bạn cần chú ý:

  • Mệt mỏi: Khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, yếu ớt, cảm thấy không có sức sống.

  • Da nhợt nhạt: Những người thiếu vitamin B12 dễ thấy da xanh xao hoặc vàng, tương tự như tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

  • Nhức đầu: Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các tác dụng phụ về thần kinh, trong đó có chứng đau nhức đầu, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nghiên cứu uy tín đăng tải trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ (National Library of Medicine) thực hiện vào năm 2019 với 140 người, trong đó có cả những bị đau nửa đầu và không bị đau đầu đã chứng minh điều này. Theo đó, những người đau nửa đầu có nồng độ B12 trong máu thấp hơn đáng kể nhóm còn lại.   

  • Một vài triệu chứng của trầm cảm: Vitamin B12 rất cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương bởi vậy nếu thiếu hụt nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nguyên nhân là khi nồng độ B12 trong máu thấp khiến nồng độ axit amin chứa lưu huỳnh (homocysteine) tăng cao, tăng nguy cơ trầm cảm bằng cách làm tổn thương DNA, tiêu diệt tế bào trong cơ thể, tăng căng thẳng…

  • Một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa: Những người bị thiếu vitamin B12, kể cả trẻ em hay người lớn cũng có thể phải đối mặt với những vấn đề tiêu hóa như táo bón, chướng bụng, đầy hơi.

  • Một số triệu chứng khác: Viêm đỏ, đau lưỡi; Rối loạn thị lực do tổn thương dây thần kinh thị giác; Chuột rút và yếu cơ…

Khi nào được coi là thiếu vitamin B1 B6 B12?

Các triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 ở trên xảy ra khi lượng vitamin B nạp vào cơ thể quá thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần biết hàm lượng khuyến nghị của từng loại vitamin B để có phương án điều chỉnh chế độ ăn cũng như cách bổ sung viên vitamin tổng hợp nếu cần.

Bạn nên chú ý đến liều lượng bổ sung vitamin. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảng: Hàm lượng khuyến nghị vitamin B1 - Liều dùng vitamin B1

Nhóm tuổi

Hàm lượng khuyến nghị vitamin B1/ ngày

Sơ sinh đến 6 tháng

0.2mg

7-12 tháng

0.3mg

1-3 tuổi

0.5mg

4-8 tuổi

0.6mg

9-13 tuổi

0.9mg

Nam từ 14 tuổi trở lên

1.2mg

14-18 tuổi (nữ)

1.0mg

Nữ từ 19 tuổi trở lên

1.1mg

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

1.4mg

Bảng: Hàm lượng liều dùng vitamin B6

Nhóm tuổi

Hàm lượng vitamin B6 khuyến nghị/ ngày

Sơ sinh đến 6 tháng tuổi

0.1mg

7-12 tháng tuổi

0.3mg

1-3 tuổi

0.5mg

4-8 tuổi

0.6mg

9-13 tuổi

1.0mg

14-18 tuổi (nữ)

1.2mg

14-50 tuổi (nam)

1.3mg

19-50 tuổi (nữ)

1.3mg

Phụ nữ mang thai

1.9mg

Phụ nữ đang cho con bú

2.0mg

Nữ từ 51 tuổi trở lên

1.5mg

Nam từ 51 tuổi trở lên

1.7mg

Bảng: Hàm lượng khuyến nghị vitamin B12

Nhóm tuổi

Hàm lượng vitamin B12 khuyến nghị/ ngày

Trẻ sơ sinh đến 6 tháng

0.4mcg

7-12 tháng

0.5mcg

1-3 tuổi

0.9mcg

4-8 tuổi

1.2mcg

9-13 tuổi

1.8mcg

Từ 14 tuổi trở lên

2.4mcg

Phụ nữ mang thai

2.6mcg

Phụ nữ đang cho con bú

2.8mcg

*Nguồn số liệu: National Institutes of Health - NIH (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ).

Ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin B1 B6 B12 bằng cách nào?

Các triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe, về lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Bởi vậy, phát hiện và có phương án bổ sung vitamin kịp thời là điều cần thiết. Vì có khá nhiều triệu chứng không đặc hiệu, dễ gây nhầm lẫn nên bạn cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu để phát hiện tình trạng bất thường này. 

Bổ sung đầy đủ vitamin B1 B6 B12 từ các thực phẩm tự nhiên

Đây là phương án bổ sung vitamin luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Ngoài cung cấp vitamin B, các loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bạn và gia đình.

Một số thực phẩm giàu vitamin B. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bạn có thể cân nhắc bổ sung một vài thực phẩm như sau:

Tên thực phẩm

Hàm lượng vitamin B1 (hoặc B6, B12)/ 100g

Thực phẩm giàu vitamin B1

Thịt lợn nạc băm

0.7mg

Cá hồi

0.3mg

Hạt lanh

1.6mg

Đậu hải quân

0.2mg

Đậu xanh

0.3mg

Đậu phụ

0.2mg

Gạo lứt

0.2mg

Măng tây

0.2mg

Trai

0.3mg

Thực phẩm giàu vitamin B6

Cá hồi

0.9mg

Ức gà nạc

0.9mg

Đậu phụ

0.5mg

Thịt bò

0.5mg

Khoai lang

0.2mg

Chuối

0.4mg

Khoai tây

0.3mg

0.3mg

Hạt dẻ cười

1.7mg

Thực phẩm giàu vitamin B12

Ngao

98,9μg

Cá ngừ

10,9μg

Cua hoàng đế

11,5μg

Bít tết

7,5μg

Ngũ cốc tăng cường

21μg

Trứng

1,1μg

*Nguồn: Myfooddata.com

Cân nhắc bổ sung viên uống vitamin B nếu cần

Triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 có thể được khắc phục bằng cách bổ sung viên uống vitamin tổng hợp hoặc vitamin B. Tuy nhiên, cũng tương tự như các loại vitamin khác, bạn không nên tùy tiện bổ sung viên uống với liều cao mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại viên uống nào.

Cân nhắc bổ sung viên uống vitamin nếu cần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số loại viên uống phổ biến bổ sung vitamin bạn có thể cân nhắc là: Viên uống bổ sung vitamin tổng hợp DHC, Now Food B1 100mg, Nature made super B - Complex, Magne B6 corbiere, Now food B12…

Triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 đôi khi khó nhận biết và dễ gây nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường của cơ thể. Chúc bạn và gia đình sức khỏe và đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!

Thiamin - Ngày truy cập: 01/08/2022

https://ods.od.nih.gov/factsheets/Thiamin-Consumer/

What Is Thiamine Deficiency? All You Need to Know - Ngày truy cập: 01/08/2022

https://www.healthline.com/nutrition/thiamine-deficiency-symptoms

9 Signs and Symptoms of Vitamin B6 Deficiency - Ngày truy cập: 01/08/2022

https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b6-deficiency-symptoms

9 Signs and Symptoms of Vitamin B12 Deficiency - Ngày truy cập: 01/08/2022

https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-deficiency-symptoms

Top 10 Foods Highest in Vitamin B6 - Ngày truy cập: 01/08/2022

https://www.myfooddata.com/articles/foods-high-in-vitamin-B6.php

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!