Phương pháp giáo dục dựa trên dự án trong trường mầm non là cách tiếp cận dạy và học hiện đại, được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Vậy cụ thể phương pháp này đem lại những lợi ích gì cho trẻ, đặc điểm của phương pháp này là gì và các bước áp dụng tại trường mầm non ra sao? Cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong bài tổng hợp bên dưới!
Phương pháp giáo dục dựa trên dự án là gì?
Phương pháp giáo dục dựa trên dự án (Project based learning) là một phương pháp giáo dục đặc biệt mà các giáo viên và phụ huynh có thể sử dụng để giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống và học tập thông qua việc thực hiện các dự án cụ thể. Đây cũng là hình thức học tập mà các bạn nhỏ phải tự giải quyết vấn đề của mình dưới sự giúp đỡ của giáo viên, qua đó trẻ có thể tạo ra các sản phẩm học tập.
Đối với trẻ mầm non, phương pháp này có thể được áp dụng bằng cách tạo ra các dự án đơn giản và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ví dụ, một dự án về chủ đề "sân chơi" có thể bao gồm việc tìm hiểu về các loại đồ chơi khác nhau, xây dựng một bức tường leo núi giả…
Phương pháp giáo dục dựa trên dự án tạo điều kiện cho trẻ mầm non được là trung tâm của buổi học. Các con được khuyến tham gia vào tất cả các hoạt động học tập, khám phá thế giới mọi thứ xung quanh mình cũng như đặt câu hỏi và đưa ra những ý kiến của riêng mình.
Trong phương pháp giáo dục dựa trên dự án, giáo viên không chỉ đơn thuần là người giảng dạy cho trẻ mà còn đóng vai trò lớn trong việc tạo kết nối, xây dựng môi trường học tập tích cực, hỗ trợ và trao cho trẻ vai trò cụ thể trong dự án.
Giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện ngôn ngữ, tư duy, trí tuệ và cảm xúc với bộ ứng dụng học tập của Monkey - sản phẩm được hơn 10 triệu phụ huynh tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ tin tưởng cho con sử dụng.
|
Giáo dục dựa trên dự án đem lại những lợi ích gì cho trẻ mầm non?
So với hình thức học bị động một chiều thầy cô dạy – trẻ tiếp nhận, phương pháp giáo dục dựa trên dự án có sự tương tác trao đổi giữa giáo viên và người học nhiều hơn, giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng quan trọng, tạo sự hứng thú trong học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo của trẻ.
Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi áp dụng phương pháp giáo dục dựa trên dự án cho trẻ mầm non ba mẹ và thầy cô có thể tham khảo:
-
Phát triển kỹ năng học tập: Các bạn nhỏ mầm non được khuyến khích học hỏi và khám phá thông qua việc thực hiện các dự án cụ thể. Điều này giúp trẻ phát triển các kỹ năng học tập nổi trội như tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, xây dựng kiến thức mới và phát triển kỹ năng quản lý thời gian.
-
Phát triển kỹ năng xã hội: Việc tham gia vào các dự án nhóm tạo điều kiện cho trẻ làm việc cùng nhau để đạt mục tiêu chung. Điều này giúp con phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội như biết cách làm việc nhóm, tôn trọng và hỗ trợ thành viên trong nhóm, giao tiếp hiệu quả với mọi người xung quanh và biết cách giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra khi thực hành làm dự án.
-
Phát triển kỹ năng tự chủ: Với phương pháp giáo dục dựa trên dự án, các bạn nhỏ mầm non luôn được khuyến khích đảm nhận trách nhiệm nào đó của riêng mình. Điều đó có nghĩa là ai cũng có một vai trò riêng, đóng góp vào kết quả của dự án. Vì vậy, trẻ có thể phát triển khả năng tự chủ và độc lập thông qua việc lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá.
-
Tạo động lực học tập: Mỗi dự án là một hoạt động thú vị và có tính tương tác cao, giúp con có động lực học tập và tạo sự quan tâm đến việc học.
-
Phát triển kỹ năng thực tiễn: Các dự án có thể giúp trẻ áp dụng kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn cuộc sống. Chúng cũng giúp trẻ phát triển khả năng tìm kiếm và sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có.
Những đặc điểm của phương pháp giáo dục dựa trên dự án
So với các phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp giáo dục dựa trên dự án có nhiều đặc điểm riêng biệt, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhận thức cũng như kỹ năng cho trẻ. Các đặc điểm của phương pháp giáo dục này gồm có:
-
Hướng tới mục tiêu cụ thể: Phương pháp này tập trung vào việc đặt ra mục tiêu cụ thể và xác định các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
-
Định hướng hành động: Phương pháp giáo dục dựa trên dự án giúp trẻ mầm non kết hợp lý thuyết và thực hành để tạo ra các sản phẩm với chức năng và công dụng riêng.
-
Tính thực tiễn: Các dự án thường được thiết kế để giải quyết các vấn đề hoặc nhu cầu thực tế trong cuộc sống của trẻ mầm non.
-
Tính tương tác cao: Phương pháp giáo dục dựa trên dự án đòi hỏi sự tương tác cao giữa các thành viên trong nhóm, giúp trẻ phát triển kỹ năng làm việc nhóm cũng như tương tác xã hội.
-
Tính sáng tạo: Trong quá trình thực hiện dự án, trẻ được khuyến khích sáng tạo và thể hiện ý tưởng của mình, đóng góp tích cực trong việc rèn luyện sự sáng tạo.
-
Phát triển kỹ năng mềm: Phương pháp giáo dục dựa trên dự án giúp trẻ phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như tự chủ, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả.
-
Đa dạng hoạt động: Phương pháp này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có thể kết hợp với nhiều hoạt động khác như nghệ thuật, thể dục, khoa học… trong trường mầm non.
-
Đánh giá theo tiến độ: Đánh giá thường được thực hiện theo tiến độ trong quá trình thực hiện dự án, giúp trẻ nhận phản hồi liên tục và cải thiện quá trình học tập hay thực hiện dự án của mình.
15+ phần mềm học tiếng anh cho bé miễn phí hiệu quả nhất 2023
Giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6 tuổi: Hiểu đúng để áp dụng đúng
Giáo dục trẻ mầm non: Các phương pháp dạy trẻ nhận biết cảm xúc
Các bước áp dụng phương pháp giáo dục dựa trên dự án trong trường mầm non
Giáo viên có thể áp dụng phương pháp giáo dục dựa trên dự án bằng các bước lập kế hoạch – chuẩn bị ý tưởng, thực hiện dự án, kết thúc – theo dõi và đánh giá dự án. Tùy từng hoạt động của dự án, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau như trò chơi, thảo luận nhóm, đọc truyện, làm thí nghiệm…
Chi tiết mỗi bước bạn đọc có thể tham khảo như sau:
Bước 1: Chuẩn bị ý tưởng và lập kế hoạch
Tại bước này, giáo viên và các bạn nhỏ mầm non có nhiệm vụ riêng. Điều quan trọng là giáo viên phải lựa chọn được chủ đề
-
Giáo viên: Giáo viên chính là người trực tiếp lên các câu hỏi liên quan tới nội dung học, đảm bảo gần gũi với sự hiểu biết của trẻ. Thầy cô cũng có nhiệm vụ chuẩn bị dụng cụ, tài liệu học tập theo dự án, lên nhiệm vụ cho học sinh và cách thức tiến hành để giải quyết được vấn đề dự án hướng tới.
-
Học sinh: Các bạn nhỏ lắng nghe thầy cô phổ biến, thống nhất các tiêu chí để đánh giá dự án. Cùng với giáo viên, học sinh cũng có nhiệm vụ chuẩn bị các vật liệu để sẵn sàng thực thi dự án.
Bước 2: Thực hiện dự án
Ở bước thực hiện dự án, giáo viên và học sinh có những hoạt động cần thực hiện đó là:
-
Giáo viên: Tại bước này, giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động trong kế hoạch, đảm bảo các hoạt động được thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ. Giáo viên cũng là người tạo và chuẩn bị cơ sở, liên hệ khách mời cho học sinh nếu cần.
-
Học sinh: Các bạn học sinh làm trưởng nhóm phân công công việc cụ thể của từng thành viên trong nhóm, thu thập và xử lý thông tin nhằm tìm ra kết quả. Từng học sinh cũng có nhiệm vụ tìm nguồn thông tin hoặc nhờ sự trợ giúp của giáo viên (nếu cần).
Bước 3: Theo dõi và đánh giá, kết thúc dự án
Các bạn học sinh cần hoàn thiện sản phẩm báo cáo với thầy cô giáo phụ trách dự án, tổng kết kết quả đạt được và chia sẻ/ thuyết trình với các thành viên trong nhóm, gia đình, các nhóm khác. Sau khi nhận được chia sẻ của nhóm học sinh thực hiện dự án, giáo viên đánh giá kết quả đạt được, đưa ra những gợi ý để cải thiện kết quả (nếu cần) để các bạn học sinh rút kinh nghiệm và làm tốt hơn trong các dự án tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phương pháp giáo dục dựa trên dự án áp dụng tại mầm non Monkey tổng hợp đến bạn đọc. Tiếp tục theo dõi website monkey.edu.vn mỗi ngày để tìm kiếm thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Project Based Learning: Kindergarten Students Collaborate & Create - Ngày truy cập: 18/04/2023
https://blog.mindresearch.org/blog/project-based-learning-kindergarten
What is PBL? - Ngày truy cập: 18/04/2023