zalo
Luyện tập hiệu quả với những bài học tiếng việt lớp 3 luyện từ và câu chất lượng
Học tiếng việt

Luyện tập hiệu quả với những bài học tiếng việt lớp 3 luyện từ và câu chất lượng

Hoàng Hà
Hoàng Hà

16/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các bậc phụ huynh muốn cùng bé học và làm bài tập tiếng Việt lớp 3 luyện từ và câu nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Làm sao để có thể luyện cho con khả năng phát triển tiếng Việt một cách hiệu quả nhất? Vậy thì sau đây sẽ là những chia sẻ chi tiết nhất cho các bậc phụ huynh tham khảo.

Vmonkey - sản phẩm giúp bé học tiếng Việt lớp 3 luyện từ và câu hiệu quả

Ngoài việc dạy bé học tiếng Việt lớp 3 luyện từ và câu trên đây thì các bậc phụ huynh nên sử dụng thêm sản phẩm của Vmonkey dạy tiếng Việt online. Bộ sản phẩm của Vmonkey có phương pháp dạy học tiếng Việt rất độc đáo. Đó chính là phương pháp học thông qua truyện tranh và trò chơi. Chính vì vậy mà các bé có khả năng luyện được rất nhiều dạng câu, từ,... mà không hề cảm thấy áp lực, mệt mỏi như khi phải học trên trường lớp.

Chương trình luyện tập Tiếng Việt lớp 3 từ và câu. (Ảnh: Monkey)

Ngoài ra, Vmonkey còn phát triển sản phẩm học thông qua ngôn ngữ giúp cho bé có thể luyện khả năng đánh vần và ghép câu. Chính vì vậy mà các con có thể phát triển khả năng ngôn ngữ, học tiếng Việt hiệu quả hơn. Đặc biệt, sản phẩm của Vmonkey được thiết kế theo chuẩn tiếng Việt nên các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng cho bé học. Với Vmonkey, việc học diễn ra hoàn toàn trên app nên rất tiện lợi.

Bài tập tiếng Việt lớp 3 luyện từ và câu về so sánh

Đối với tiếng Việt lớp 3 so sánh là một phần rất quan trọng. Chính vì vậy bố mẹ cần chú ý để bắt đầu luyện từ và câu cho bé với câu so sánh. Theo đó, so sánh chính là sự đối chiếu các sự vật, hiện tượng với sự tương đồng với nhau để làm nổi bật một sự vật, hiện tượng nào đó. Mục đích của so sánh là để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. 

Bài học về câu so sánh cho các bé lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thông thường, câu so sánh sẽ có 2 vế là vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa 2 vế thường có các từ như, như là, giống,... Hiện nay, trong tiếng Việt có 2 trường hợp so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.

Để giúp cho các bậc phụ huynh có thể cùng con học tiếng Việt lớp 3 luyện từ và câu thì sau đây sẽ là những ví dụ về bài tập, lời giải tiếng Việt lớp 3 hình ảnh so sánh: Cụ thể: 

Bài tập về kiểu câu so sánh cho bé học lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 1

Tìm hình ảnh so sánh trong khổ thơ:

“Bế cháu ông thủ thỉ:

Cháu khỏe hơn ông nhiều

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng”

-> Trả lời: Trong khổ thơ có 3 hình ảnh được so sánh. Đó là:

  • Sức của ông và cháu: Trong đó, ở đây dùng phép so sánh hơn kém “cháu khỏe hơn ông nhiều”
  • Sức của ông được so sánh với buổi trời chiều. Lý do là bởi ông đã già, như buổi trời cuối ngày.
  • Sức của cháu được so sánh với ngày rạng sáng. Bởi cháu còn trẻ và mới bắt đầu cuộc đời non nớt.

Bài tập 2

Tìm hình ảnh so sánh trong khổ thơ:

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con suốt đời

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

-> Trả lời: Ở bài tập tiếng Việt lớp 3 so sánh từ chỉ sự vật này có 2 hình ảnh so sánh là:. 

  • Những ngôi sao thức được so sánh với mẹ thức. Ở đây tác giả dùng phép so sánh hơn kém
  • Mẹ được so sánh với ngọn gió của con suốt đời. Đây là hình ảnh so sánh ngang bằng.

Bài tập 3

Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau:

“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”

-> Trả lời: Trong bài tập tiếng Việt lớp 3 luyện từ và câu này có 2 hình ảnh so sánh. Đó là:

  • Hình ảnh so sánh quả dừa với đàn lợn con nằm trên cao. Đây là so sánh ngang bằng dùng dấu - thay cho từ “là”.
  • Hình ảnh so sánh tàu dừa với chiếc lược chải vào mây xanh. Đây là so sánh ngang bằng dùng dấu - thay cho từ “là”.

Luyện từ và câu trong tiếng Việt lớp 3 từ chỉ đặc điểm

Khi cùng bé học tiếng Việt lớp 3 luyện từ và câu thì các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến từ chỉ đặc điểm bên cạnh câu so sánh. Bởi trong cuộc sống, khi sử dụng văn nói hay văn viết thì việc mô tả đặc điểm, trình bày đặc điểm chiếm phần lớn trong giao tiếp. 

Cùng bé luyện từ và câu trong tiếng Việt lớp 3 (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Và đặc điểm được hiểu là những nét riêng biệt chỉ có ở một sự vật, sự việc, hiện tượng, người, con vật hay cây cối,... Khi nói đến đặc điểm là người ta sẽ chú ý đến vẻ bề ngoài có thể quan sát được bằng mắt, nghe bằng tai, sờ bằng tay, ngửi bằng mũi hay nếm bằng miệng,... Tức là mọi người có thể sử dụng các giá quan để cảm nhận.

Đặc điểm thường được nhận diện qua màu sắc, hình khối hay hình dáng, âm thanh, mùi vị hay một số đặc tính khác. Ngoài ra, đặc điểm cũng có thể là đặc tính bên trong mà mọi người rút ra được thông qua việc quan sát, suy luận,... 

Sau đây sẽ là một số bài tập tiếng Việt lớp 3 từ chỉ đặc điểm cho bố mẹ tham khảo và hướng dẫn các con:

Những bài tập về từ chỉ đặc điểm. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 1

Tìm từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ:

“Em vẽ làng em

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu”

-> Trả lời: Những từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ chủ yếu là từ chỉ màu sắc. Cụ thể là màu xanh của tre, xanh của lúa, xanh mát của dòng sông, xanh ngắt của trời thu.

Bài tập 2

Chọn từ chỉ đặc điểm phù hợp với từng đối tượng

Mái tóc của ông ngoại em …

Cô giáo em có dáng người …

Con gà con có màu …

Nụ cười của chị gái em …

-> Trả lời:

  • Máu tóc của ông ngoại em màu hoa râm
  • Cô giáo em có dáng người dong dỏng 
  • Con gà con có màu vàng
  • Nụ cười của chị gái em tươi tắn.

Bài tập 3

Tìm từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:

Nhà của em sơn màu vàng, nằm giữa 2 nhà sơn màu xanh. Cửa sổ tầng 2 nằm trên cao với 4 cánh cửa đẩy sơn màu trắng”.

-> Trả lời: Từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn là từ chỉ màu vàng, màu xanh, màu trắng.

Luyện từ và câu tiếng Việt lớp 3 đặt câu hỏi ai là gì – ai thế nào – ai làm gì?

Khi muốn giúp các bé có thể phát triển khả năng học tiếng Việt lớp 3 luyện từ và câu, bố mẹ nên chú ý đến những những trường hợp tiếng Việt lớp 3 đặt câu ai là gì, ai làm gì, ai thế nào, ai làm gì. Đây là 3 câu hỏi rất quan trọng với những chức năng giao tiếp riêng. Cụ thể:

Học tiếng Việt với các kiểu câu ai là gì, ai làm gì, ai thế nào? (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Kiểu câu ai là gì có chức năng nhận định, giới thiệu về một người hoặc một con vật, cây cối, đồ vật gì đó. Bộ phận trả lời sẽ chỉ đối tượng người hoặc vật. Và trong câu trả lời sẽ có từ “là”.
  • Kiểu câu ai làm gì có chức năng kể về hoạt động của người, vật hoặc động vật đã được nhân hóa. Bộ phận trả lời sẽ có các từ chỉ hoạt động.
  • Kiểu câu ai thế nào có chức năng miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái của người hoặc sự vật. Trong bộ phận trả lời sẽ có các từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của người, vật.

Để giúp cho các bé có thể học tiếng Việt hiệu quả nhất, sau đây sẽ là một số bài tập tiếng Việt lớp 3 đặt câu hỏi ai là gì, tiếng Việt lớp 3 mẫu câu ai thế nào và tiếng Việt lớp 3 ai làm gì. Cụ thể:

Bài tập về kiểu câu ai làm gì? ai thế nào? ai là gì? (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 1

Tìm kiểu câu ai là gì trong đoạn văn sau:

Bố em là người Hà Nội. Mẹ em là người Vĩnh Phúc. Cả bố và mẹ em không phải là người Sài Gòn. Thế nhưng gia đình em đang sống ở Sài Gòn”.

-> Trả lời: Trong bài tập tiếng Việt lớp 3 mẫu câu ai là gì có trong đoạn văn là:

  • Bố em là người Hà Nội
  • Mẹ em là người Vĩnh Phúc
  • Cả bố và mẹ em không phải là người Sài Gòn

Bài tập 2

Tìm kiểu câu ai làm gì trong đoạn văn sau:

Sáng chủ nhật cả gia đình tôi giải trí. Bố tôi xem tivi. Mẹ tôi nghe nhạc. Chị gái tôi đọc sách. Còn tôi chơi đồ hàng với em tôi. Chúng tôi cảm thấy rất vui vẻ”.

-> Trả lời: Những kiểu câu ai làm gì trong đoạn văn trên là:

  • Sáng chủ nhật cả gia đình tôi giải trí
  • Bố tôi xem tivi
  • Mẹ tôi nghe nhạc
  •  Chị gái tôi đọc sách
  • Còn tôi chơi đồ hàng với em tôi.

Bài tập 3

Tìm kiểu câu ai thế nào trong đoạn văn sau:

Mẹ tôi là người hiền lành, chịu khó. Mẹ khá nghiêm khắc với chúng tôi. Còn bố tôi là người hài hước, vui tính. Bố rất cưng chiều chị em chúng tôi và cuối tuần bố thường đưa cả nhà đi chơi vườn bách thú”.

-> Trả lời: Trong trong đoạn văn trên, những câu thuộc kiểu câu ai thế nào là:

  • Mẹ tôi là người hiền lành, chịu khó
  • Mẹ khá nghiêm khắc với chúng tôi
  • Còn bố tôi là người hài hước, vui tính. 

Tìm hiểu thêm: Điểm danh các âm trong tiếng việt và cách học âm tiếng Viết hiệu quả

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về cách học tiếng Việt lớp 3 luyện từ và câu hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh nên áp dụng để dạy bé học sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp các bé có thể học tiếng Việt tốt nhất. Vmonkey luôn đồng hành cùng mọi phụ huynh và các bé trên con đường phát triển ngôn ngữ.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!