zalo
50+ bài tập toán cộng trừ lớp 1 và bí quyết giúp bé học tốt
Học toán

50+ bài tập toán cộng trừ lớp 1 và bí quyết giúp bé học tốt

Hoàng Hà
Hoàng Hà

16/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Toán cộng trừ lớp 1 tưởng chừng như là kiến thức cơ bản đơn giản, nhưng với nhiều bé vẫn làm sai và cảm thấy khó khăn khi học. Vậy nên, để giúp bé chinh phục được kiến thức này, bố mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.

Một số khó khăn khi bé học toán cộng trừ lớp 1

Trước khi cho con học toán lớp 1 cộng cộng trừ, các bậc phụ huynh nên dành thời gian để tìm hiểu xem các bạn nhỏ có thể gặp phải những khó khăn gì trong quá trình học toán.

Việc tìm hiểu những khó khăn này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh hiểu được bé đang cần phải tăng cường lượng kiến thức ở đâu và có giải pháp nào để giúp con học tập hiệu quả. Trong đó những khó khăn mà bé có thể gặp phải là:

Các bạn nhỏ còn khá ham chơi

Đây là trở ngại lớn nhất khiến cho các con học tập không hiệu quả. Khi các con còn mải chơi thì sẽ không thể tập trung vào việc học và rất dễ xao nhãng. Do đó các bố mẹ nên chú ý khi dạy bé.

Bé còn nhỏ nên khá ham chơi (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Các bạn nhỏ không nhớ số

Đây là khó khăn thứ hai mà các bạn nhỏ sẽ gặp phải khi học về toán lớp 1 cộng trừ. Bởi các số mà các con cần phải làm quen và ghi nhớ rất nhiều nên đôi khi các bạn nhỏ sẽ bị quên mất một số nếu như không hiểu rõ bản chất của các con số như thế nào.

Các con cảm thấy mọi thứ quá lạ lẫm

Ở độ tuổi lớp 1 là các bạn nhỏ vừa mới kết thúc lớp học mầm non. Vì thế khi làm quen với môi trường tiểu học các con sẽ thấy mọi thứ khá lạ lẫm dù đây là kiến thức toán lớp 1 cơ bản. Điều này đôi khi khiến cho các bạn nhỏ khó tiếp thu được các kiến thức với những khái niệm xa lạ.

Áp lực về điểm số khiến các con sợ học

Một khó khăn nữa mà các bạn nhỏ có thể gặp phải khi tìm hiểu về toán cộng trừ đó chính là những áp lực về điểm số. Đôi khi bị điểm thấp khiến cho các bạn nhỏ cảm thấy tự ti, xấu hổ và e ngại trước bạn bè cũng như thầy cô giáo. Điều này khiến cho các con cảm thấy sợ học toán và không hề có hứng thú đối với môn toán học.

Áp lực về điểm số đôi khi khiến các con cảm thấy rất sợ học (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Các con bị tâm lý từ bố mẹ khi làm bài sai

Bị tâm lý từ bố mẹ khi làm bài sai cũng là một trong những khó khăn khiến cho các con khó tiếp cận và làm quen được với các bài tập liên quan đến phép toán cộng trừ ở lớp 1. Bởi rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay khi thấy bé làm sai thì thường la mắng con.

Điều này sẽ khiến cho các bạn nhỏ học tập không hiệu quả, tiếp thu kiến thức cũng không tốt. Do đó bố mẹ nên dành cho mình một tâm lý thoải mái và dạy bảo các con tận tình chu đáo. Các bạn nhỏ nếu có làm sai thì bố mẹ cũng nên bình tĩnh giải thích cho bé.

Một số khó khăn khi bố mẹ dạy bé học toán lớp 1 cộng trừ

Không chỉ là các bạn nhỏ gặp khó khăn mà chính các bậc phụ huynh khi dạy con làm toán lớp 1 cộng trừ cũng có thể gặp phải một số khó khăn. Những khó khăn này là:

Bố mẹ gặp khó khăn gì khi dạy bé học? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Các bậc phụ huynh không có kỹ năng truyền đạt cho con

Những kiến thức được giảng dạy trong chương trình toán lớp 1 vô cùng đơn giản với người lớn. Nhưng nếu bố mẹ không có kỹ năng truyền đạt, cũng sẽ bị rất lúng túng và không biết giải thích làm sao cho bé hiểu.

Bố mẹ hay áp đặt cho con trẻ

Một thói quen của nhiều bậc phụ huynh hiện nay đó chính là thường áp đặt cho con trẻ. Và chính điều này sẽ khiến cho các bé mất đi sự tự tin.

Do đó lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là tuyệt đối không nên so sánh cũng như ép buộc bé phải thế nọ, phải thế kia. Điều này sẽ chỉ khiến cho các bậc phụ huynh cũng như các bạn nhỏ cảm thấy mệt mỏi hơn.

Các bậc phụ huynh quá bận rộn

Trong cuộc sống hiện nay đôi khi các bậc phụ huynh quá bận rộn đối với công việc nên không có thời gian để dạy cho bé học. Chính vì thế mà đôi khi thời gian mà bố mẹ có thể dạy con học chị kéo dài khoảng 15 đến 20 phút. Và khoảng thời gian này thực sự không đủ để có thể truyền đạt kiến thức cho bé một cách chi tiết nhất.

Một số yêu cầu toán cộng trừ lớp 1 bé cần nắm vững

Khi các con học toán lớp 1 cộng trừ thì bé cần phải nắm vững những chương trình kiến thức sau đây:

Phần số tự nhiên

Với phần số tự nhiên thì các bạn nhỏ cần phải biết cách:

Kiến thức các con cần nhớ trong số tự nhiên là gì? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  • Đếm số

  • Đọc và viết các số trong phạm vi 100: phần kiến thức này sẽ được chia nhỏ thành các số trong phạm vi 10, các số trong phạm vi 20,...

  • So sánh các số trong phạm vi 100: các bạn nhỏ sẽ phải so sánh cũng như sắp xếp các số thứ tự theo yêu cầu của đề bài đưa ra

Các phép tính

Phần kiến thức thứ hai mà các con cần phải nắm vững khi học toán lớp 1 cộng trừ chính là các phép tính. Trong đó hai phép tính phổ biến nhất chính là phép tính cộng và phép tính trừ.

Các bạn nhỏ cần phải nhận thức được ý nghĩa của phép cộng như thế nào và ý nghĩa của phép trừ ra sao. Sau đó các con cần phải thực hiện được phép cộng cũng như phép trừ trong phạm vi 100 không nhớ

Bên cạnh đó thì các bạn nhỏ cũng cần phải thực hiện được bước đầu tiên trong phép tính có hai phép cộng trừ. Ngoài ra thì đối với phép tính các con sẽ phải tiếp cận với cách tính nhẩm và biết cách tính nhẩm trong phạm vi 10 dựa trên các bảng cộng trừ đã được học.

Kỹ năng thực hành

Ngoài những kiến thức cơ bản trên đây thì các bạn nhỏ cũng cần phải trang bị cho mình kỹ năng thực hành để giải quyết các vấn đề liên quan trong các bài tập.

Các con sẽ phải nhận thức được ý nghĩa cốt lõi của phép tính cụ thể như thế nào thông qua các hình ảnh hoặc tình huống trong thực tế.

Tiếp theo đó thì khi đề bài đưa ra một số câu hỏi các con sẽ phải viết được phép tính cộng hoặc trừ phù hợp với dạng toán có lời văn. Sau đó thì các con cần phải tính đúng kết quả và viết đáp số.

Bố mẹ cần trang bị cho bé kỹ năng thực hành (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Các bước giúp bé học toán lớp 1 cộng trừ bài bản

Cho các con có thể học toán lớp 1 cộng trừ một cách bài bản nhất thì các bậc phụ huynh nên dạy bé thực hiện tuần tự 5 bước sau đây:

Bước 1: Giải thích cho bé ý nghĩa các con số

Bước đầu tiên trong việc dạy con học toán lớp 1 cộng trừ chính là các bậc phụ huynh phải giải thích cho con hiểu rõ về ý nghĩa của các con số như thế nào. Khi các con hiểu rõ được ý nghĩa của các con số rồi thì bé mới có thể thực hiện được phép cộng hoặc phép trừ một cách bài bản nhất.

Để kiểm tra xem các bé đã có thể hiểu rõ về ý nghĩa các con số chưa thì bố mẹ có thể đưa ra một số ví dụ. Chẳng hạn như các bậc phụ huynh đưa cho bé một tập hợp số rồi hỏi con xem có bao nhiêu cách tạo nên một con số từ những tập hợp số đó.

Các bậc phụ huynh cần phải giải thích cho con ý nghĩa về các con số như thế nào (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bước 2: Dạy con đếm nhảy

Sau khi các bạn nhỏ đã hiểu được ý nghĩa của các con số rồi thì bố mẹ cần phải dạy con cách đếm nhảy. Đầu tiên bố mẹ có thể cho con đếm nhảy các số cách nhau hai đơn vị rồi tăng dần lên 3, 4 và 5 đơn vị.

Việc đến nhảy sẽ rất hiệu quả trong việc giúp bé nhận biết được các số chẵn, các số lẻ, các số hơn kém nhau một số đơn vị nhất định. Để giúp con đến nhảy hiệu quả thì bố mẹ có thể cho con tham gia trò chơi bịt mắt bắt dê và đến nhảy cách làm đơn vị.

Bước 3: Áp dụng công cụ hỗ trợ dạy các phép cộng trừ lớp 1

Thao tác tiếp theo để giúp các con có thể học được bài tập toán cộng trừ 2 chữ số lớp 1 hiệu quả chính là các bậc phụ huynh cần áp dụng công cụ hỗ trợ cho bé. Khi bố mẹ áp dụng những công cụ này sẽ giúp cho các con cảm thấy toán học vô cùng quen thuộc và dễ hiểu.

Từ đó là các bé cũng sẽ dễ dàng làm các phép tính hơn. Chẳng hạn như bố mẹ đưa cho con hai cái kẹo rồi cho con thêm ba cái kẹo rồi hỏi xem bé có tất cả bao nhiêu cái kẹo.

Câu hỏi đơn giản như vậy nhưng sẽ giúp cho các bạn nhỏ cảm thấy dường như đây trả lời câu hỏi liên quan đến toán mà là những câu hỏi rất quen thuộc, xuất hiện trong cuộc sống thường nhật.

Bố mẹ nên sử dụng các công cụ hỗ trợ để dạy con học hiệu quả hơn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bước 4: Áp dụng những thủ thuật thú vị trong cách dạy bé làm toán lớp 1 cộng trừ

Bước tiếp theo để giúp cho các con có thể làm tốt các phép tính cộng trừ lớp 1 chính là bố mẹ cần phải áp dụng những thủ thuật thú vị.

Thay vì bắt con làm các phép tính cộng trừ như thông thường thì giờ đây các bậc phụ huynh có thể áp dụng những thủ thuật như hỏi con các phép tính cộng và trừ với số 0 rồi để bé rút ra kinh nghiệm.

Bước 5: Thay đổi các hình thức học khác nhau

Việc thay đổi các hình thức học là bước rất quan trọng khi bố mẹ dạy con làm phép tính cộng trừ. Các bậc phụ huynh thay vì dạy bé học theo kiểu truyền thống thì giờ đây có thể hướng dẫn con học thông qua trò chơi, thông qua các câu đố,...

Ngoài ra thì bố mẹ cũng có thể yêu cầu con làm bài tập trên phiếu đã in sẵn thay vì làm bài tập trong sách giáo khoa và viết vào vở bài tập như thường lệ. Sự thay đổi hình thức học sẽ làm bước đệm giúp cho các con hứng thú với việc học hơn.

Cùng Con Chinh phục Toán Học cùng Monkey Math!

Hãy để con của bạn khám phá sự thú vị của toán học với Monkey Math! Từ những phép tính cơ bản đến những kỹ năng toán học phức tạp, ứng dụng sẽ mang tới một môi trường học tập thú vị và đầy sáng tạo.

Với Monkey Math, trẻ em từ 3 đến 11 tuổi sẽ trải nghiệm những bài học toán học đa dạng thông qua các trò chơi và hoạt động bổ ích.

 

Hãy tải ngay ứng dụng và khám phá một cách mới mẻ và thú vị để rèn luyện kỹ năng toán học của trẻ em!

Tổng hợp bài tập toán cộng trừ lớp 1 để bé luyện tập

Sau khi đã giảng dạy cho con những kiến thức liên quan đến các bài toán cộng trừ lớp 1 thì bố mẹ có thể tham khảo những bài tập sau đây và cho con thực hành:

Bài tập toán lớp 1 về so sánh

Bài 1: Viết dấu <, >, = vào chỗ chấm

1 …. 2 3 …. 4 3 …. 8 5 …. 2

4 …. 4 1 …. 5 2 …. 3 1 …. 4

2 …. 7 1 …. 6 8 …. 4 2 …. 0

Đáp án 

1 < 2 3 < 4 3 < 8 5 > 2

4 = 4 1 < 5 2 < 3 1 < 4

2 < 7 1 < 6 8 > 4 2 > 0

Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

3 < … < 5 8 > … > 6 6 > … > 4 6 < … < 8

1 < … < 3 2 < … < 4 5 < … < 7 7 < … < 9

0 < … < 2 8 < … < 10 7 > … > 5 3 > … > 1

Đáp án 

3 < 4 < 5 8 > 7 > 6 6 > 5 > 4 6 < 7 < 8

1 < 2 < 3 2 < 3 < 4 5 < 6 < 7 7 < 8 < 9

0 < 1 < 2 8 < 9 < 10 7 > 6 > 5 3 > 2 > 1

Bài 3: Điền dấu >, < , = thích hợp vào chỗ chấm

8 ….. 1 + 8 5 ….. 2 + 1 9 – 2 ….. 8 + 3

8 – 5 ….. 7 – 4 8 – 5 ….. 2 + 4 9 + 2 ….. 5 – 4

Đáp án 

8 < 1 + 8 5 > 2 + 1 9 – 2 < 8 + 3

8 – 5 = 7 – 4 8 – 5 < 2 + 4 9 – 2 < 5 + 4

Bài toán lớp 1 viết dãy số

Bài 1: Viết lại các số từ 1 đến 10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bài 2: Viết lại các số từ 10 đến 1

10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

Đáp án

10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

Bài 3: Viết lại các số chẵn từ 2 đến 20

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Đáp án: 

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Bài 4: Sắp xếp các số sau: 3, 12, 8, 15

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: …………………………………………

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: …………………………………………

Đáp án:

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 3, 8, 12, 15.

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 15, 12, 8, 3.

Bài 5: Sắp xếp các số sau: 4, 9, 18, 7

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: …………………………………………

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: …………………………………………

Đáp án: 

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 4, 7, 9, 18.

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 18, 9, 7, 4.

Bài 6: Viết lại các số lẻ từ 1 đến 19

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19

Đáp án:

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19

Bài toán tìm số lớn nhất và nhỏ nhất

Bài 1: Khoanh tròn vào số lớn nhất trong những số được cho sau:

5 11 25 1 50

Đáp án: 50

Bài 2: Khoanh tròn vào số bé nhất trong những số được cho sau:

22 11 10 78 46

Đáp án: 10

Bài 3: Tìm số lớn nhất trong các số sau:

9 15 8 23 14

Đáp án: 23

Bài 4: Tìm số bé nhất trong các số sau:

7 12 4 9 10

Đáp án: 4

Bài 5: Tìm số tròn chục lớn nhất có hai chữ số?

A. 20 B. 90 C. 100 D. 50

Đáp án: 100

Bài 6: Tìm số bé nhất trong các số sau:

29 11 51 20

Đáp án: 11

Bài toán cộng, trừ trong phạm vi 10

Bài 1: Tính

3 + 2 = 4 + 5 = 6 - 2 = 7 - 4 =

5 9 4 3

2 + 3 = 5 + 3 = 8 - 3 = 10 - 6 =

5 8 5 4

1 + 1 = 4 + 1 = 9 - 4 = 6 - 1 =

2 5 5 5

2 + 5 = 3 + 4 = 7 - 2 = 5 - 3 =

7 7 5 2

Bài tập toán lớp 1 có lời văn

Bài 1: Viết phép tính và thực hiện tính

Có: 8 cái kẹo

Ăn mất: 2 cái kẹo

Còn lại: … cái kẹo?

Đáp án: 8 - 2 = 6. Còn lại 6 cái kẹo.

Bài 2: Viết phép tính và thực hiện tính

Lớp có 4 bạn nam và 3 bạn nữ. Hỏi, lớp có tất cả bao nhiêu bạn?

Đáp án: 4 + 3 = 7. Lớp có tất cả 7 bạn.

Bài 3: Viết phép tính và thực hiện tính

Có: 5 con mèo

Thêm vào: 3 con mèo

Hỏi có: … con mèo?

Đáp án: 5 + 3 = 8. Có tất cả 8 con mèo.

Bài 4: Viết phép tính và thực hiện tính

Nhà có: 10 cái ghế

Chuyển đi: 4 cái ghế

Còn lại: … cái ghế?

Đáp án: 10 - 4 = 6. Còn lại 6 cái ghế.

Bài 5: Viết phép tính và thực hiện tính

Có: 7 bông hoa

Tặng đi: 3 bông hoa

Còn lại: … bông hoa?

Đáp án: 7 - 3 = 4. Còn lại 4 bông hoa.

Bài 6: Viết phép tính và thực hiện tính

Tổ 1 có: 5 bạn

Tổ 2 có: 4 bạn

Cả 2 tổ có: … bạn?

Đáp án: 5 + 4 = 9. Cả 2 tổ có 9 bạn.

Bài 7: Viết phép tính và thực hiện tính

Có: 12 quyển sách

Cho đi: 5 quyển sách

Còn lại: … quyển sách?

Đáp án: 12 - 5 = 7. Còn lại 7 quyển sách.

Bài 8: Viết phép tính và thực hiện tính

Có: 6 quả chuối

Ăn thêm: 2 quả chuối

Hỏi có: … quả chuối?

Đáp án: 6 + 2 = 8. Có tất cả 8 quả chuối.

Bài 9: Viết phép tính và thực hiện tính

Tổ 3 có: 8 bạn

Tổ 4 có: 5 bạn

Cả 2 tổ có: … bạn?

Đáp án: 8 + 5 = 13. Cả 2 tổ có 13 bạn.

Bài 10: Viết phép tính và thực hiện tính

Có: 9 chiếc bút

Làm mất: 3 chiếc bút

Còn lại: … chiếc bút?

Đáp á: 9 - 3 = 6. Còn lại 6 chiếc bút.

Bài 11:

Minh có 3 quả táo, Minh cho bạn 1 quả. Minh còn lại bao nhiêu quả táo?

Đáp án: Minh còn lại 3 - 1 = 2 quả táo.

Bài 12:

Lan có 5 bông hoa, Lan được tặng thêm 3 bông hoa nữa. Lan có tất cả bao nhiêu bông hoa?

Đáp án: Lan có tất cả 5 + 3 = 8 bông hoa.

Bài toán về các số đếm 100

Bài 1: Viết các số từ 20 đến 30

………………………………………………………………………..

Đáp án: 

20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

Bài 2: Viết các số từ 61 đến 73

………………………………………………………………………..

Đáp án: 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73

Bài 3: Viết số vào chỗ trống:

Số liền trước của 89 là …

Số liền trước của 33 là …

Đáp án: 

Số liền trước của 89 là 88.

Số liền trước của 33 là 32.

Bài 4: Viết số vào chỗ trống:

69 gồm ….. Chục và ….. Đơn vị

88 gồm ….. Chục và ….. Đơn vị

50 gồm ….. Chục và ….. Đơn vị

Đáp án: 

69 gồm 6 Chục và 9 Đơn vị.

88 gồm 8 Chục và 8 Đơn vị.

50 gồm 5 Chục và 0 Đơn vị.

Bài toán lớp 1 về độ dài và đo độ dài

Bài 1: Viết các số đo từ ngắn nhất đến dài nhất: 3 cm, 5 cm, 2 cm, 8 cm, 4 cm.

Đáp án:

2 cm 3 cm 4 cm 5 cm 8 cm

Bài 2: Viết các số đo từ dài nhất đến ngắn nhất: 7 cm, 10 cm, 5 cm, 6 cm, 9 cm.

Đáp án:

10 cm 9 cm 7 cm 6 cm 5 cm

Bài 3: Tính:

10cm + 30cm = ……

20cm + 20cm = ……

20cm + 60cm = ……

Đáp án:

10cm + 30cm = 40cm

20cm + 20cm = 40cm

20cm + 60cm = 80cm

Bài 4: Tính:

80cm + 10cm – 2cm = ……

31cm + 22cm – 6cm = ……

75cm – 15cm + 3cm = ……

Đáp án:

80cm + 10cm - 2cm = 88cm

31cm + 22cm - 6cm = 47cm

75cm - 15cm + 3cm = 63cm

Bài 5: Điền vào chỗ trống

Số …… gồm 3 chục và 0 đơn vị.

Số …… gồm 5 chục và 9 đơn vị.

Số …… gồm 2 chục và 7 đơn vị.

Đáp án:

Số 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị.

Số 59 gồm 5 chục và 9 đơn vị.

Số 27 gồm 2 chục và 7 đơn vị.

Bài toán lớp 1 nâng cao cho bé rèn luyện tư duy

Bài 1: Nếu hôm nay là thứ Ba, thì ngày mai là thứ mấy?

Bài 2: Nếu một tuần có 7 ngày, và hôm nay là thứ Sáu, thì 3 ngày nữa là thứ mấy?

Bài 3: Trong một giỏ có 15 quả táo, sau đó thêm vào 8 quả táo nữa. Hỏi bây giờ trong giỏ có tất cả bao nhiêu quả táo?

Bài 4: Hôm nay mẹ mua 24 quyển sách cho em. Ba mua thêm 17 quyển sách nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu quyển sách?

Bài 5: Trong một lớp học có 42 học sinh, trong đó có 25 học sinh là nam. Hỏi, số học sinh nữ là bao nhiêu?

Bài 6: Trong một chuồng có 18 con gà, sau đó thêm vào 9 con gà nữa. Hỏi bây giờ trong chuồng có tất cả bao nhiêu con gà?

Bài 7: Một cửa hàng bán 32 cây bút, sau đó bán đi 15 cây bút. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cây bút?

Bài 8: Em có 54 viên bi, sau đó cho bạn mượn 23 viên bi. Hỏi bây giờ em còn lại bao nhiêu viên bi?

Bài 9: Trong một ngày, em đã chơi 3 giờ, sau đó lại tiếp tục chơi thêm 1 giờ nữa. Hỏi tổng thời gian em đã chơi là bao nhiêu giờ?

Bài 10: Một hộp chứa 48 quả trứng, sau đó em lấy ra 16 quả để nấu. Hỏi bây giờ trong hộp còn lại bao nhiêu quả trứng?

Đáp án:

Bài 1: Ngày mai là thứ Tư.

Bài 2: 3 ngày nữa là thứ Hai.

Bài 3: Trong giỏ có tất cả 15 + 8 = 23 quả táo.

Bài 4: Tổng số quyển sách là 24 + 17 = 41 quyển sách.

Bài 5: Số học sinh nữ là 42 - 25 = 17 học sinh.

Bài 6: Trong chuồng có tổng cộng 18 + 9 = 27 con gà.

Bài 7: Số cây bút cửa hàng còn lại là 32 - 15 = 17 cây bút.

Bài 8: Số viên bi em còn lại là 54 - 23 = 31 viên bi.

Bài 9: Tổng thời gian chơi của em là 3 + 1 = 4 giờ.

Bài 10: Trong hộp còn lại 48 - 16 = 32 quả trứng.

Xem thêmHướng dẫn bé học toán lớp 1 giải toán có lời văn siêu đỉnh bố mẹ cần biết

Một số bí quyết giúp bé học toán cộng trừ lớp 1 hiệu quả

Muốn bé có thể học tốt được kiến thức toán lớp 1 với phép tính cộng và trừ thì bố mẹ nên bỏ túi một vài bí quyết sau đây:

Cùng bé học toán cộng trừ hiệu quả cùng Monkey Math

Để cho bé học toán cộng trừ hiệu quả nhất chắc chắn các bậc phụ huynh không thể bỏ qua nền tảng Monkey Math. Đây là một trong những nền tảng toán học được đánh giá rất cao trên thị trường giáo dục hiện nay. Với nền tảng này, có bậc phụ huynh không còn nỗi lo khi bé phải tiếp xúc với kiến thức cộng trừ. Lý do là bởi:

Học toán cùng Monkey Math (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  • Monkey Math thiết kế bài học hướng dẫn các con làm phép tính cộng và trừ rất đầy đủ và chi tiết.

  • Bé có thể học toán cộng trừ vô cùng dễ hiểu nhờ những ví dụ minh họa trực quan.

  • Các con không hề cảm thấy sợ học vì trong mỗi bài học đều có những trò chơi thông minh.

  • Các bạn nhỏ sẽ được luyện tập thường xuyên với các bài tập liên quan đến phép tính cộng trừ. Vì thế mà các bậc phụ huynh không phải lo lắng về tình trạng các bạn nhỏ không luyện tập khiến cho hiệu quả học tập không cao.

  • Các con có thể học mọi lúc mọi nơi sau khi bố mẹ tải bài học về. Đặc biệt là mỗi bài học được thiết kế với thời lượng không quá 30 phút nên các bạn nhỏ học tập sẽ luôn thấy thoải mái nhất.

Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về Monkey Math qua video sau:

Tải Monkey Math cho điện thoại Android

Tải Monkey Math cho điện thoại iOS

Không bỏ qua các công cụ hỗ trợ 

Bí quyết đầu tiên nếu muốn cho các bạn nhỏ hiểu rõ được bản chất của các phép tính cộng và trừ chính là các bậc phụ huynh không bỏ qua những công cụ hỗ trợ con học bài. Việc sử dụng những công cụ hỗ trợ sẽ giúp cho bé có thể làm được bài tập một cách nhanh chóng nhất vì các con cảm thấy mọi thứ vô cùng dễ hiểu.

Bố mẹ có thể sử dụng một số công cụ để hỗ trợ bé học như thẻ số, que tính, đồ chơi hay các đồ vật trong nhà. Với những dụng cụ hỗ trợ này thì bố mẹ có thể cho thêm hoặc bớt đi của bé để các con hiểu rõ hơn bản chất của các phép tính.

Bố mẹ không nên bỏ qua bất cứ công cụ hỗ trợ gì cho bé trong quá trình học (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy bé học với khối lego 

Dạy con học với khối lego thực chất là một trong những cách dạy con vừa học vừa chơi. Bố mẹ có thể yêu cầu con thực hiện một phép tính nào đó sau đó đưa cho bé các khối lego để bé xếp thành những tòa nhà cao tầng đúng với kết quả mà con vừa trả lời. 

Học theo phương pháp này thì các bạn nhỏ sẽ không hề cảm thấy chán nản. Ngược lại các con còn cảm thấy rất thích thú vì được xếp khối lego.

Cho con học toán theo mô hình Domino

Sử dụng mô hình Domino để giúp con học toán lớp 1 cộng trừ sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên bố mẹ chỉ nên áp dụng cách dạy học này với những phép tính đơn giản.

Đầu tiên các bậc phụ huynh sẽ kể một bảng tính với các phép tính tôi yêu cầu con xếp những khối domino này vào các ô tương ứng. Các con sẽ phải thực hiện việc đếm và cộng các chấm xuất hiện trên khối Domino để có thể đưa những khối Domino vào ô phù hợp.

Dùng que tính để dạy con học thuộc bảng cộng trừ 

Que tính được biết đến là một trong những công cụ hỗ trợ bé làm phép tính hiệu quả nhất. Thay vì cho con dùng các ngón tay để đếm thì bố mẹ nên hướng dẫn con sử dụng que tính để thực hiện các phép tính cộng và trừ.

Việc sử dụng những que tính sẽ tiện lợi hơn cho con. Vì khi bé thực hiện phép tính sau có thể đếm các que tính để kiểm tra lại kết quả.

Các bậc phụ huynh có thể sử dụng que tính để hỗ trợ con học (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Cho con đếm bước đi bộ để học thuộc số đếm

Nếu muốn các con có thể học thuộc được số đếm dễ dàng thì các bậc phụ huynh nên cho bé đếm bước đi bộ, cũng như như bố mẹ có thể yêu cầu con đếm xem quãng đường từ nhà đến trường bao nhiêu bước chân.

Khi các con thực hiện việc đếm số bước chân sẽ tạo được cho bé một phản xạ đếm tốt hơn. Ngoài ra thì cách dạy đếm này cũng sẽ giúp cho bé không cảm thấy áp lực học hành.

Chia sẻ cho bé một số cách học toán hay 

Việc chia sẻ cho con những cách học toán hay cũng rất hiệu quả khi bố mẹ dạy con toán lớp 1 cộng trừ. Với những bí quyết học toán thú vị, các bạn nhỏ không chỉ thực hiện tốt các phép tính mà đề bài yêu cầu mà các con còn cảm thấy toán học thực sự rất, có nhiều điều mà bé muốn khám phá.

Chẳng hạn như các bậc phụ huynh có thể chia sẻ cho bé một số cách đếm nhẩm hiệu quả. Khi bé nhận thấy những thủ thuật này hay và thú vị thì chắc chắn các con cũng dần dần khơi dạy được tình yêu đối với toán học.

Nên cho con tham gia các trò chơi liên quan đến toán học

Việc cho con tham gia vào những trò chơi liên quan đến toán học thực sự rất quan trọng. Lý do chính làm rồi khi bé tham gia trò chơi thì các con không hề cảm thấy áp lực hay stress vì việc học tập. Thế nhưng hiệu quả từ những trò chơi toán học mang lại thì lại vô cùng cao.

Bố mẹ nên cho con tham gia các trò chơi toán học (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Các bé khi không phải ngồi vào bàn học sẽ luôn có một tâm thế thoải mái nhất để tiếp tục kiến thức. Đặc biệt là việc tham gia vào những trò chơi không chỉ khiến cho bé có một tâm lý thoải mái mà đôi khi còn kích thích sự sáng tạo và tư duy của trẻ phát triển hơn.

Không mang đến cho bé cảm giác nhàm chán khi học tập

Có rất nhiều các bậc phụ huynh hiện nay không biết cách chuyển năng lượng tích cực cho con nên mỗi khi nhắc đến bàn học là các bé thường sẽ cảm thấy vô cùng nhàm chán. Và thực sự yếu tố tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập của bé.

Do đó để con không hề cảm thấy nhàm chán khi học thì bố mẹ nên thay đổi phương thức giảng dạy của mình. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con tham gia giải trí giữa giờ để bé không cảm thấy mỗi giờ học là một áp lực.

Cùng con làm các bài tập thường xuyên

Cho bé làm bài tập thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đối với việc học toán lớp 1 cộng trừ nói riêng và kiến thức toán lớp 1 nói chung. Lý do chính là bởi khi các con làm các bài tập thì bé sẽ có thể vận dụng được những kiến thức đã học một cách hiệu quả nhất.

Thông qua các bài tập thì bé sẽ không bị quên kiến thức mà mình được thầy cô giáo cũng như bố mẹ dạy. Ngoài ra trong quá trình làm bài tập thì các con còn có thể sáng tạo thêm những cách làm mới. Điều này kích thích tư duy sáng tạo ở trẻ rất hiệu quả.

Bố mẹ cũng nên đồng hành cùng bé trong quá trình con làm bài tập để giúp bé nhận ra những khó khăn và khắc phục kịp thời. Ngoài ra thì khi có bố mẹ làm bài tập cùng thì các bậc phụ huynh có thể lựa chọn những bài tập phù hợp với sức mình cho con.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, các bậc phụ huynh đã biết bí quyết để dạy con học toán lớp 1 cộng trừ là gì hay chưa? Hi vọng những thông tin được bài viết trên đây chia sẻ sẽ giúp cho các con có thể trở thành học sinh giỏi với môn toán.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!