Thèm ăn, ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai hay không là điều thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Trong bài viết này, Monkey sẽ giải đáp rõ thắc mắc đó và chỉ ra các loại thực phẩm tốt mà bà bầu nên ăn.
Ăn nhiều có phải mang thai không?
Cảm giác thèm ăn và ăn nhiều được hiểu như một sự thay đổi về thói quen ăn uống, cảm giác ham muốn đồ ăn trỗi dậy khiến chúng ta đôi khi không thể cưỡng lại được. Điều này khiến họ cố gắng mọi cách để đáp ứng nhu cầu ăn uống của cơ thể.
Theo các chuyên gia, ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai hoặc cũng có thể không. Mặc dù mang thai là nguyên nhân phổ biến khiến các chị em có cảm giác nhanh đói và thèm ăn nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều nguyên nhân khác như:
-
Không cung cấp đủ protein trong ngày: Vai trò của Protein là kiểm soát cơn thèm ăn, báo hiệu cảm giác no cho cơ thể. Nếu không đáp ứng đủ 1,25 gram protein/kg/ngày, cơ thể bạn sẽ luôn trong trạng thái bị đói. Điều này sẽ thôi thúc bạn phải ăn uống nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
-
Thiếu ngủ: Thèm ăn có phải mang thai nhưng có thể do bạn bị thiếu ngủ. Bởi nồng độ hormone ghrelin kích thích cơn thèm ăn cùng cảm giác đói bụng và hormone leptin thúc đẩy cảm giác no được điều hòa khi chúng ta ngủ đủ giấc. Nếu chúng ta thường xuyên ngủ không đủ giấc, cảm giác thèm ăn sẽ tăng lên khiến bạn bắt buộc phải ăn nhiều hơn.
-
Thói quen ăn nhanh: Việc ăn uống không tập trung sẽ khiến cảm giác đói mau chóng xuất hiện. Ngược lại, ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp cơ thể nhận được lượng thức ăn cần thiết và tăng cảm giác no lâu hơn.
Vì vậy, để xác định ăn nhiều có phải dấu hiệu có thai hay không thì chúng ta còn phải dựa vào một số dấu hiệu có thai khác như:
-
Quan hệ tình dục không dùng các biện pháp tránh thai trong những ngày rụng trứng.
-
Bầu ngực thay đổi: có cảm giác đau tức, màu sẫm hơn, núm ti nhô ra.
-
Cơ thể mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao, thường xuyên buồn ngủ.
-
Cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ợ chua thường xuyên xảy ra.
-
Âm đạo ẩm ướt, tiết ra nhiều dịch nhầy hơn bình thường.
-
Trễ kinh,...
Nếu bỗng một ngày nào đó bạn cảm thấy mình ăn uống nhiều hơn và có kèm một số dấu hiệu kể trên thì rất có thể bạn đã mang thai. Cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn thường đi cùng với triệu chứng sợ mùi vị của bất kỳ món ăn nào đó.
Tuy nhiên, để chắc chắn ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai hay không thì tốt nhất các chị em nên thực hiện các biện pháp thử thai khoa học. Hiện nay, sử dụng que thử thai tại nhà đang là cách xác định khả năng mang thai đơn giản, chính xác được nhiều chị em sử dụng. Ngoài ra, xét nghiệm máu và siêu âm cũng là hai phương pháp xác định bạn có mang thai hay không cực kỳ chính xác.
Lý do khiến phụ nữ ăn nhiều khi mang thai
Với những giải thích ở trên chúng ta đã biết thèm ăn có phải dấu hiệu mang thai không. Vì vậy, nếu thời điểm nào đó phụ nữ đột nhiên ăn nhiều thì rất có thể là người đó đã mang thai. Vậy hiện tượng thèm ăn khi mang thai xuất hiện khi nào?
Các chuyên gia cho biết, hiện tượng ăn nhiều ở phụ nữ mang thai có thể xuất hiện không giống nhau. Một số ít trường hợp phụ nữ mang thai ăn nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.
Tuy nhiên, hầu hết trường hợp thai phụ lại ăn uống nhiều hơn khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Lý do bởi sang thời điểm này, các triệu chứng ốm nghén đã giảm bớt, cơ thể mẹ bầu bớt mệt mỏi hơn nên ăn uống sẽ tốt hơn.
Bên cạnh thắc mắc mang thai có ăn nhiều không thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì cũng khiến các chị em quan tâm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ ăn nhiều hơn khi mang thai như:
-
Nội tiết tố thay đổi: Sau khi quá trình làm tổ diễn ra thành công, cơ thể của mẹ bầu sẽ sinh ra một số loại hormone nuôi dưỡng thai nhi. Các hormone này chính là tác nhân khiến mẹ bầu có cảm giác thèm ăn, nhanh đói và ăn uống nhiều hơn.
-
Nuôi thai nhi phát triển: Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng từ người mẹ. Lượng thức ăn mà mẹ bầu ăn vào sẽ được chuyển hóa thành dinh dưỡng để vừa cung cấp năng lượng cho mẹ, vừa nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, cảm giác nhanh đói sẽ đến nhanh hơn khiến thai phụ tự nhiên thèm ăn và ăn nhiều hơn so với bình thường.
-
Do mẹ không ăn đủ chất: Thèm ăn liên tục có phải có thai. Lúc này, các chất dinh dưỡng mà cơ thể mẹ dung nạp được dùng để nuôi 2 người. nếu bà bầu ăn không đủ chất, đặc biệt là protein sẽ khiến mẹ nhanh đói hơn, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, cản trở thai nhi phát triển. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, bao gồm: protein, chất béo, chất tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
-
Do bị thiếu ngủ: Ăn nhiều và hay đói có phải dấu hiệu có thai nhưng cũng có thể là biểu hiện cho thấy mẹ bị thiếu ngủ. Thiếu ngủ không chỉ khiến bà bầu có cảm giác nhanh đói, ăn uống nhiều hơn mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, tốt nhất phụ nữ mang thai cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
-
Do ăn uống quá nhanh: Thói quen ăn nhanh khiến mọi đối tượng có cảm giác nhanh đói hơn, không chỉ riêng bà bầu. Hơn nữa, cách ăn này còn khiến cơ thể không dung nạp được lượng dinh dưỡng cần thiết để nuôi thai nhi phát triển tốt.
-
Stress: Rất nhiều phụ nữ mới mang thai thường có cảm giác lo lắng, căng thẳng,...khiến nồng độ hormone cortisol trong cơ thể tăng cao. Loại hormone này có khả năng đẩy nhanh cảm giác đói và thèm ăn. Vì vậy, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cảm giác đói nhanh đến buộc mẹ bầu ăn uống nhiều hơn.
-
Tác dụng phụ của thuốc: Ngoài những lý do kể trên thì một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây cảm giác nhanh đói. Vì vậy, nếu mẹ bầu có sử dụng loại thuốc nào đó trong thời gian này thì đấy cũng là nguyên nhân khiến bạn ăn nhiều hơn.
Phân biệt 7 dấu hiệu có thai và có kinh chính xác giúp chị em tránh nhầm lẫn
Dấu hiệu có thai sau iui 10 ngày chính xác nhất
8+ dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng và những rủi ro mẹ bầu cần biết
Cảm giác thèm ăn, ăn nhiều khi mang thai kéo dài bao lâu?
Ngoài thắc mắc “ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai?” thì triệu chứng này kéo dài trong bao lâu cũng là vấn đề mà các chị em quan tâm nhiều. Bởi không ít người cho rằng, việc ăn quá nhiều trong thai kỳ sẽ khiến mẹ tăng cân quá nhiều, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường,... Ngoài ra, vấn đề giảm cân sau sinh cũng là nỗi trăn trở của hầu hết mẹ bầu khi ăn quá nhiều.
Theo các chuyên gia, thông thường mọi sự thay đổi của hormone trong cơ thể sẽ diễn ra ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, cơ thể mẹ đã kịp thích nghi với những sự thay đổi đó nên các dấu hiệu mang thai sớm sẽ giảm dần và mất hẳn.
Vì vậy, với những trường hợp thai phụ ăn nhiều khi mới mang thai có thể sẽ kết thúc triệu chứng này sau khi hết quý I của thai kỳ. Trong khi đó, các mẹ bầu có biểu hiện thèm ăn và ăn uống nhiều hơn từ đầu tam cá nguyệt thứ 2 trở đi thì có thể sẽ kết thúc muộn hơn. Cho đến khi kết thúc quá trình chuyển dạ và đón bé chào đời thì ăn nhiều là dấu hiệu gì? ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai? sẽ không còn là vấn đề cần quan tâm nữa.
Xem thêm:
- [Tổng hợp] Dấu hiệu có thai sau 8 ngày rụng trứng dễ nhận biết nhất
- Top 8 dấu hiệu có thai xuất hiện sớm nhất mà bạn nên biết
Phụ nữ mới mang thai nên ăn uống như thế nào cho tốt?
Có thể thấy, phụ nữ ăn nhiều hơn có phải mang thai nhưng cũng có thể không. Và cũng có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ ăn nhiều trong giai đoạn mang bầu. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn thèm ăn có phải dấu hiệu mang thai không thì các chị em nên kiểm tra bằng cách thử thai, siêu âm hoặc xét nghiệm máu. Khi đã xác định chính xác rằng mình đã mang thai, mẹ bầu sẽ có kế hoạch ăn uống khoa học hơn.
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Lý do bởi đây là giai đoạn thai nhi hình thành và phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Hơn nữa, các triệu chứng ốm nghén là tác nhân khiến thai phụ ăn uống khó khăn hơn, dẫn đến việc đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng là rất khó khăn.
Vì vậy, để giúp cho mẹ khỏe, bé phát triển tốt, ngay khi phát hiện những dấu hiệu mang thai đầu tiên, các chị em cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Các thực phẩm phụ nữ mới mang thai nên ăn
Dưới đây là các loại thực phẩm tốt mà bà bầu nên ăn như:
-
4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể gồm: chất tinh bột (có trong gạo, mì, ngô, khoai, sắn,...); chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa, thủy hải sản, các loại đậu đỗ,...); chất béo ( có trong dầu, mỡ, vừng lạc); Vitamin, chất khoáng và chất xơ (có trong các loại rau xanh và hoa quả chín).
-
Thực phẩm chứa nhiều canxi: Phụ nữ mang thai cần đáp ứng từ 1.000 – 1.200mg canxi/ngày để giúp xương và răng thai nhi phát triển. Canxi có nhiều trong sữa, chế phẩm từ sữa thủy hải sản,...
-
Thực phẩm chứa nhiều axit folic: Ví dụ như rau xanh, súp lơ, các loại đậu, gan động vật,...giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
-
Thực phẩm chứa nhiều Omega-3: Cá hồi, hạnh nhân, dầu ô liu,...tốt cho sự phát triển thần kinh và trí não của bé.
-
Thực phẩm chứa nhiều đạm, protein: các loại thịt, đậu,...giúp xương, cơ phát triển và tái tạo máu cho thai nhi.
-
Thực phẩm chứa nhiều sắt: Các loại thịt đỏ, các loại đậu, gan động vật, lòng đỏ trứng gà,... giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu.
-
Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Sữa, thịt gia cầm, cá, hải sản,...giúp thai nhi phát triển cân nặng và kích thước vòng đầu.
-
Thực phẩm chứa nhiều i ốt: Muối i ốt rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.
-
Ngoài các loại thực phẩm kể trên, phụ nữ mang thai còn phải chú ý uống nhiều nước để giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu và phòng ngừa táo bón.
Các thực phẩm phụ nữ mới mang thai không ăn
Để có một chế độ dinh dưỡng khoa học thì ngoài việc lựa chọn các thực phẩm nên ăn thì mẹ bầu cần tránh những thứ gây hại như:
-
Các loại đồ uống có cồn (rượu, bia), đồ uống có ga, caffeine,...
-
Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao: cá kiếm, cá ngòi, cá thu, cá mập,...
-
Các loại thực phẩm chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh: sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm tái, sống,...
-
Các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp chứa chất bảo quản, chất phụ gia,...
-
Các loại đồ ăn làm gia tăng nguy cơ sảy thai: đu đủ xanh, dứa, rau ngót,...
Như vậy, bài viết này đã giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc “ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai?” và chỉ ra các loại thực phẩm tốt cho bà bầu. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt, đón bé chào đời khỏe mạnh nhất.
Để không bỏ lỡ các bài viết chia sẻ kiến thức bổ ích khác, ba mẹ hãy nhấn nút “Nhận cập nhật” bên trên nhé. Tại đây, Monkey thường xuyên chia sẻ kiến thức về sức khỏe, chăm sóc nuôi dạy con và dạy trẻ học tất cả các môn.
Bên cạnh đó, Monkey còn cung cấp các ứng dụng giáo dục dạy trẻ học Tiếng Anh - tiếng Việt - Toán như: Monkey Junior, Monkey Stories, VMonkey và Monkey Math. Nhờ vào chất lượng dạy học hiệu quả cùng với sự đánh giá cao của các chuyên gia, phụ huynh tin tưởng lựa chọn, hiện các ứng dụng của Monkey đã đồng hành với 10 triệu++ trẻ em trên toàn thế giới. Để giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ, ba mẹ hãy tìm hiểu và đăng ký gói học của Monkey ngay từ bây giờ cho con.
Trọn bộ ứng dụng giáo dục Monkey - Giải pháp giúp con giỏi tư duy và ngôn ngữ ngay từ nhỏ. |
Xem thêm:
Here’s How to Manage That Unrelenting Pregnancy Hunger - Ngày truy cập: 26/07/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-hunger