Đến 1 độ tuổi nhất định, ba mẹ nên tập cho các bé ngủ riêng. Nhiều ba mẹ thắc mắc trẻ 2 tuổi ngủ riêng được chưa và làm thế nào để tập cho bé 2 tuổi ngủ riêng hiệu quả? Cùng Monkey tìm hiểu top 10 mẹo tập cho bé 2 tuổi ngủ riêng dễ dàng dưới đây nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
3 giai đoạn chuẩn bị cho con ngủ riêng
Việc tập cho bé ngủ riêng không hề dễ dàng, đặc biệt là khi bé mới lên 2 tuổi. Việc tách con ngủ riêng đem lại rất nhiều lợi ích đồng thời cũng là cách để rèn thêm cho con tính tự lập từ sớm. Có 3 giai đoạn chính chuẩn bị cho con ngủ riêng mà ba mẹ cần biết đó là:
-
Giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn ba mẹ nên cho con ngủ riêng ở 1 chỗ ngay bên cạnh giường hoặc nơi ngủ của ba mẹ. Đây là giai đoạn tách xa vị trí, chung 1 phòng.
-
Giai đoạn 2: Là giai đoạn ba mẹ có thể sử dụng bức màn ngăn giữa chỗ ngủ của con và nơi ngủ của ba mẹ, nhưng vẫn chung 1 không gian.
-
Giai đoạn 3: Là giai đoạn ba mẹ cần động viên con ngủ ở 1 góc riêng, phòng riêng đã được chuẩn bị sẵn, chu đáo và thoải mái nhất.
Để có thể giúp con ổn định tâm lý, tập ngủ riêng hiệu quả, ba mẹ có thể sử dụng các mẹo, phương pháp tập ngủ cho con mà Monkey gợi ý ở phần tiếp sau đây.
Mẹo tập cho bé 2 tuổi ngủ riêng hiệu quả
Dưới đây là top 10+ mẹo tập cho bé 2 tuổi ngủ riêng hiệu quả cao mà ba mẹ có thể áp dụng để thực hiện. Dù sử dụng phương pháp nào thì việc kiên trì chính là điều đầu tiên giúp đem lại hiệu quả tốt nhất.
Tập cho bé 2 tuổi ngủ riêng từ sớm
Khi trẻ quá nhỏ, ngủ riêng sẽ khiến ba mẹ có thể không an tâm tuy nhiên, xét theo tính lâu dài thì ba mẹ sẽ thấy việc cho con ngủ riêng sớm là quyết định đúng đắn. Bởi vì khi đợi con lớn mới bắt đầu tập ngủ riêng sẽ rất khó giúp con ổn định tâm lý. Khi đã quen việc ngủ 1 mình sớm, bé có thói quen ngủ riêng từ sớm, thì việc thực hiện các mẹo sau này sẽ dễ hơn.
Cùng con chuẩn bị phòng ngủ
Bé sẽ có tâm lý thoải mái và thích thú hơn khi được tư mình chuẩn bị không gian ngủ. Việc ba mẹ cùng con chuẩn bị phòng ngủ là cách giúp giảm cảm giác như con bị ép buộc ngủ riêng. Và bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn, thoải mái hơn khi nằm trên chiếc giường của mình.
Dạy con tính độc lập
Ngủ riêng 1 mình là biểu hiện của tính độc lập và tự tin. Vì thế, để bé có thể tự ngủ 1 mình, ba mẹ nên rèn tính độc lập trước cho con. Trong sinh hoạt hằng ngày, ba mẹ có thể tập cho con tự xúc ăn, tự đi bộ 1 mình hay tự tắm,... Rèn tính độc lập từ sớm không chỉ có ích với việc giúp con ngủ sớm mà còn tạo dựng tính cách tốt cho con nữa.
Trò chuyện và thuyết phục trẻ nhẹ nhàng
Đối với trẻ nhỏ, ép buộc và áp đặt luôn là cực hình. Vì thế, ba mẹ cần áp dụng phương pháp trò chuyện và thuyết phục trẻ 1 cách nhẹ nhàng sẽ là phương pháp hữu hiệu khiến bé nghe lời hơn, không sợ việc ngủ 1 mình nữa. Ba mẹ có thể thủ thỉ cùng con trước giờ đi ngủ, để tạo cảm giác an toàn, âu yếm với con.
Kiên nhẫn và không nóng vội
Kiên nhẫn và không nóng vội luôn là điều cần duy trì trong suốt quá trình dạy trẻ hay tập cho trẻ bất cứ thói quen nào. Trẻ con rất nhanh học hỏi tuy nhiên cũng cần thời gian để thích ứng. Việc ngủ cũng vậy, ba mẹ cần tập cho con ngủ theo các giai đoạn, đảm bảo con có thể chấp nhận và dễ dàng đối mặt với giấc ngủ riêng hơn.
Cố gắng duy trì thói quen ngủ cho bé
Duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đúng thời điểm, và đủ giấc là cách giúp con dễ dàng tập ngủ riêng tốt hơn. Không những thế, điều này còn giúp chất lượng giấc ngủ của con tốt hơn.
Phần thưởng khuyến khích cho trẻ
Trẻ con rất thích được khen, tặng quà, vì thế ba mẹ cần nắm bắt được tâm lý này của con để an ủi, động viên con. Những phần thưởng khuyến khích nhỏ như con gấu bông, hay hộp tô màu, 1 món đồ chơi mới sau mỗi lần bé ngủ dậy là cách để khen ngợi con khéo léo và ý nghĩa.
Hiểu nỗi sợ và an ủi con
Trẻ con thường có những nỗi lo sợ thường trực như ma quỷ, hay các con vật mà trẻ nghe kể hoặc nhìn thấy ban ngày. Đặc biệt là khi ngủ riêng, con sẽ càng lo lắng, bất an hơn về vấn đề này. Vì thế, điều đầu tiên cần lưu ý để con có thể an tâm ngủ ngon đó là giúp con loại bỏ được những nỗi lo sợ đó. Ba mẹ có thể tạo những người bạn mới cho con - gấu bông,...
Thể hiện sự yêu thương
Sự vỗ về an ủi, yêu thương từ ba mẹ là cách giúp con an tâm hơn khi ngủ riêng. Ba mẹ nên dành thời gian vỗ về, kể chuyện cho con nghe trước khi con chìm vào giấc ngủ. Đó là cách đem lại cảm giác an toàn hơn cho bé.
Đóng cửa và giữ không gian yên tĩnh
Những yếu tố bên ngoài cánh cửa phòng như âm thanh, ánh sáng có tác động lớn đến chất lượng giấc ngủ của con. Vì thế, ba mẹ nên chú ý hãy khép nhẹ cửa lại hoặc đóng cửa để tránh ánh sáng quá hoặc âm thanh lớn khiến con khó ngủ và hay giật mình nhé!
Hạn chế xuất hiện gần bé liên tục
Có nhiều ba mẹ không an tâm để con ngủ 1 mình, vì thế, thường xuyên đến cạnh con. Điều này không nên! Bởi có thể ba mẹ sẽ khiến con tỉnh giấc, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của con. Không những thế, con nhìn thấy ba mẹ nhiều bên cạnh sẽ quấn ba mẹ và khó dời ngủ riêng được.
Mẹo giúp con đi vào giấc ngủ nhanh và ngủ sâu giấc
Tạo chỗ ngủ ấm cúng
Mẹo đầu tiên giúp bé ngủ ngon hơn đó là không gian ngủ ấm cúng. Ba mẹ có thể sử dụng các vật dụng tạo sự ấm áp cho con, đảm bảo sự an toàn cho con.
Kiểm soát nhiệt độ nơi con ngủ
Tiếp theo, việc kiểm soát nhiệt độ vừa phải không quá nóng, không quá lạnh là cách giúp con có thể cảm thấy dễ chịu. Đồng thời nhiệt độ vừa phải cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh phổi cho con.
Hãy thật nhẹ nhàng
Tiếng động mạnh sẽ khiến con giật mình, khó ngủ lại, hoặc thậm chí là khóc thét. Ba mẹ hãy chú ý đừng tạo ra âm thanh quá lớn. Nhẹ nhàng đến gần con, nhẹ nhàng khép cửa,.. Sẽ giúp con ngủ sâu giấc nồng nàn.
Cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng
Những âm thanh nhẹ nhàng, tiếng nhạc du dương, không lời là điều khiến con dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ba mẹ có thể chọn các loại nhạc nhẹ cho bé nghe nhé!
Cho con tiếp xúc ánh mặt trời ban ngày
Đặc biệt, việc cho con tiếp xúc ánh mặt trời ban ngày là cách giúp con có thể ngủ ngon hơn. Đây là thói quen khoa học được các chuyên gia khuyên thực hiện.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề tập cho bé 2 tuổi ngủ riêng hiệu quả. Hy vọng ba mẹ có thể áp dụng các mẹo thành công và mang đến cho bé những giấc ngủ ngon.