Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi 1 - 2 tuổi. Tuy nhiên có một số vấn đề về giấc ngủ thường hay gặp ở độ tuổi này, trong đó phổ biến nhất là tình trạng trẻ 2 tuổi gắt ngủ. Vậy nguyên nhân tại sao và cách khắc phục tình trạng này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao trẻ 2 tuổi gắt ngủ hay quấy khóc?
Bé 2 tuổi gắt ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả gia đình. Do đó, để khắc phục hiệu quả, ba mẹ cần xác định đúng nguyên nhân của tình trạng này.
Hệ thần kinh bị kích thích quá mức trước khi ngủ
Nếu trẻ 2 tuổi gắt ngủ hoặc hay giật mình và khóc quấy giữa đêm thì đó có thể do trẻ gặp phải ác mộng do hệ thần kinh bị kích thích quá mức trước khi ngủ do một số nguyên nhân như:
-
Trẻ bị ốm, mệt mỏi và căng thẳng.
-
Trẻ không được ngủ đủ giấc.
-
Hoạt động vui chơi quá nhiều vào ban ngày.
-
Đang sử dụng loại thuốc có liên quan đến thần kinh.
Thiếu canxi khiến con hay giật mình quấy khóc
Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất cần thiết cho sự phát triển của trẻ ở độ tuổi này. Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, răng và các hệ cơ,... và ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi ở trẻ. Một số biểu hiện thiếu canxi thường gặp gồm: đổ mồ hôi trộm, ngủ không sâu, hay giật mình và quấy khóc khi đang ngủ, gắt ngủ,...
Nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân chủ yếu nên trên, trẻ 2 tuổi gắt ngủ còn xuất phát từ 1 số yếu tố như:
-
Phòng ngủ thiếu thông thoáng: Môi trường ngủ không thoải mái như: ánh sáng quá nhiều, nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh, ồn ào,... cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, dễ làm cho bé giật mình tỉnh giấc và khóc quấy.
-
Tư thế nằm ngủ khó chịu: Tư thế ngủ không được thoải mái cũng làm cho bé ngủ không sâu và giấc ngủ không ngon, ngoài ra còn có thể gây áp lực lên lồng ngực của bé nếu ngủ lâu.
-
Bé quá đói hoặc quá no: Nếu bé quá đói thì sẽ ngủ không ngon và thức giấc, khóc quấy để đòi ăn. Còn nếu quá no, bé dễ bị đầy bụng, khó chịu,... khiến bé khó vào giấc.
-
Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa: như trào ngược dạ dày, rối loạn đường ruột,... có thể khiến cơ thể bé khó chịu và gây khó ngủ, ngủ không ngon hay giật mình tỉnh giấc và khóc thét lên.
Khi nào bé hết gắt ngủ?
Hiện tượng gắt ngủ thường không kéo dài mà chỉ ở trong khoảng độ tuổi nhất định, trẻ em thường hết gắt ngủ cho đến khi:
-
Khi cha mẹ nhận biết được dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ của con và cho bé đi ngủ ở ngưỡng buồn ngủ.
-
Bé đã biết và có khả năng tự ngủ.
-
Khi bé đã lớn hơn khoảng độ 3 - 4 tuổi.
Dấu hiệu trẻ buồn ngủ ba mẹ cần biết
Bố mẹ nên lưu ý đến những dấu hiệu mệt mỏi và buồn ngủ ở con yêu để có thể xoa dịu và dỗ dành bé đi ngủ đúng thời điểm, tránh để quá giấc và để trẻ quấy khóc như vậy chất lượng giấc ngủ sẽ không được đảm bảo. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ buồn ngủ mà bố mẹ cần để ý sau:
-
Có biểu hiện ngáp ngắn, ngáp dài liên tục
-
Cố tránh hoặc quay đầu khỏi ánh sáng
-
Hay dụi mắt, tự kéo giật tai và khóc lớn lên
-
Hay chớp mắt nhiều lần và có biểu hiện không tập trung.
-
Bé hay liếc mắt hoặc nhìn vào khoảng không trong thời gian dài.
Những quan điểm sai lầm khi bé 2 tuổi gắt ngủ thường gặp
Gắt ngủ do thiếu canxi, vitamin D
Tuy có thể nói tình trạng gắt ngủ có thể là do thiếu vitamin và canxi nhưng không phải lúc nào đây cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bé 2 tuổi gắt ngủ. Muốn biết có phải do trẻ thiếu canxi hay không cần xem xét những điều sau:
-
Trẻ có thiếu nguồn cung cấp canxi và vitamin D không? Bé có đủ sữa để uống không và uống vào có bị tiêu chảy hay không?
-
Trẻ có các biểu hiện co rút cơ, tay co giật hay không vì đây mới là biểu hiện của tình trạng thiếu canxi ở trẻ.
Nếu trẻ có những biểu hiện trên thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Ti mẹ khi con gắt ngủ
Ngay khi con gắt ngủ, mẹ thường sẽ cho bé ti sữa để bé hết khóc. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp tốt nhất vì về lâu dài trẻ sẽ bị phụ thuộc vào việc ti sữa mẹ mới có thể đi ngủ được. Nếu như mẹ không có mặt ở đó thì trẻ sẽ không ngủ được và chỉ có thể khóc hoặc chờ đến khi quá mệt mới ngủ, như vậy không tốt cho sự nghỉ ngơi của trẻ.
Rung lắc ru con ngủ
Đây là phương pháp chăm con ngủ từ rất lâu nhưng theo các chuyên gia việc rung lắc để ru con ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ do não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Về lâu dài có thể gây nên hội chứng rung lắc của trẻ, ngoài ra còn khiến trẻ bị kích thích khó ngủ, giấc ngủ không được sâu.
Giải pháp xử trí trẻ 2 tuổi gắt ngủ
Luyện cho trẻ ngủ đúng giờ
Trẻ nhỏ ở độ tuổi này thường ngủ hầu hết vào các khoảng thời gian trong ngày, nhưng có một số bé khác thì thường khó ngủ hơn. Vì vậy đối với những bé này thì cha mẹ cần sắp xếp lại lịch trình sinh hoạt trong ngày cho bé và chú ý quan sát các biểu hiện buồn ngủ của trẻ để cho bé đi ngủ ngay lúc ấy. Ngoài ra cần tạo môi trường ngủ thoải mái cho bé với điều kiện ít ánh sáng, yên tĩnh, nhiệt độ phòng phù hợp, không gian thoáng đãng, thoải mái. Khi cho bé đi ngủ, cha mẹ có thể cho bé thư giãn trước khi đi ngủ để trẻ dễ đi ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Dỗ dành, an ủi bé
Trẻ còn nhỏ nên thường dễ cảm thấy không an toàn, bất an nên khi ngủ nếu có gặp ác mộng hay ngủ không ngon, bé sẽ dễ khóc. Khi đó cha mẹ hãy ôm bé vào và dỗ dành, dan ủi trẻ để bé cảm thấy an toàn hơn.
Bổ sung đủ chất, đặc biệt là vitamin D & canxi
Trẻ 2 tuổi gắt ngủ sẽ ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn nếu được bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi trung bình khoảng 400 UI mỗi ngày bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc cho trẻ phơi nắng khoảng 15 - 20 phút để được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tự tổng hợp vitamin D cho cơ thể.
Bữa ăn trước khi ngủ
Tuy không nên cho bé ăn no rồi đi ngủ vì như vậy có thể gây khó chịu trong quá trình ngủ tuy nhiên bé vẫn cần đủ năng lượng để cung cấp cho cơ thể trong suốt quá trình ngủ, tránh trường hợp bị thức giấc vì đói. Vì vậy cha mẹ nên cho bé ăn no rồi cho bé nghỉ khoảng 15 - 20 phút để thức ăn tiêu hóa dần dần rồi mới cho bé đi ngủ.
Cách luyện bé tự ngủ hiệu quả
Cha mẹ có thể tham khảo cách rèn luyện cho bé tự ngủ thông qua những bước đơn giản sau:
-
Bước 1: Trước tiên, cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu buồn ngủ ở trẻ như trẻ khóc, ngáp, hoặc lấy tay dụi mắt và quấn bé lại.
-
Bước 2: Kéo rèm lại, tắt điện trong phòng và bật điều hòa lên, cha mẹ có thể bật những giai điệu nhạc nhẹ nhàng thay vì những tiếng ồn khác.
-
Bước 3: Có thể tiến hành bế bé lên và dỗ dành nhẹ nhạc cho tới khi bé hơi lim dim không khóc và không quẫy đạp nữa.
-
Bước 4: Đặt em bé nhà bạn nằm xuống giường hoặc cũi khi bé đã có biểu hiện buồn ngủ nhưng trong trạng thái chưa ngủ.
-
Bước 5: Sau đó mẹ hãy đi ra ngoài để bé tự ngủ hoặc có thể vỗ nhẹ vai đến khi bé ngủ, ngoài ra mẹ có thể vuốt nhẹ từ trên tránh xuống dần giữa hai lông mày để giúp bé ngủ nhanh hơn.
Có thể thấy, tình trạng trẻ 2 tuổi gắt ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ thường xuyên để đảm bảo bé được phát triển khỏe mạnh.