Giấc ngủ là vô cùng quan trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Giấc ngủ càng đầy đủ và ngon sẽ càng giúp cho bé tăng sức đề kháng để phát triển một hệ thống miễn dịch tốt nhất. Nhưng bé 1 tuổi không ngủ xuyên đêm thì phải làm sao? Thấu hiểu nỗi bận tâm của cha mẹ, Monkey xin chia sẻ chi tiết những lý do và phương pháp hiệu quả giúp bé có được giấc ngủ ngon và sâu.
Tại sao bé 1 tuổi không ngủ xuyên đêm
Có rất nhiều lý do tác động từ bên trong lẫn bên ngoài làm bé không thể ngủ xuyên đêm được.
-
Bé bị thiếu canxi: Thiếu canxi sẽ khiến cho bé đang trong quá trình bú sữa luôn trong trạng thái hưng phấn và gây ức chế vỏ não. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến tín hiệu xung quanh thần kinh trung ương, vỏ não sẽ luôn hoạt động làm cho trẻ khó ngủ, giấc ngủ không ngon và sâu, dễ quấy khóc.
-
Bé bị đầy bụng, khó tiêu: Vì bé luôn bú sữa mỗi giờ, thế nên ruột sẽ hoạt động liên tục và tạo ra hơi trong bụng bé. Nếu không thể đưa lượng hơi này ra ngoài, bé sẽ cảm thấy khó chịu ở phần bụng dưới, dẫn đến tình trạng bé không thể chìm vào giấc ngủ được.
-
Bé ngứa ngáy, khó chịu: Việc ngứa ngáy có thể do nhiều tác động ở môi trường ngoài gây ra, có thể do mẹ chưa vệ sinh kỹ cho bé trước khi ngủ, hoặc môi trường ngủ chưa đủ sạch sẽ, điều này sẽ làm bé khó chịu và quấy khóc.
-
Do môi trường ngủ: Môi trường ngủ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bé. Khi không gian phòng ngủ quá hẹp và kín, sẽ làm môi trường xung quanh trở nên bức bối, bé không thể thả lỏng để ngủ được. Có thể trang trí chỗ ngủ của bé thêm màu sắc và đồ chơi sống động, điều này sẽ làm cho bé thích thú hơn trong chính căn phòng bé nhỏ của mình.
-
Nhiệt độ phòng: Nhiệt độ phòng cũng là yếu tố quan trọng mà ba mẹ nên để ý. Không nên bật điều hoà suốt đêm khi bé ngủ, nằm lâu có thể làm bé dễ mất nước. Cũng không được để nhiệt độ phòng quá nóng sẽ làm bé khó chịu, tốt nhất nên bật quạt và xoay khắp phòng.
-
Ánh sáng phòng: Giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng từ ánh sáng của phòng. Nếu bé quấy khóc trong bóng tối, ba mẹ có thể sử dụng đèn ngủ và ánh sáng mờ để bé tập làm quen với môi trường tối.
-
Vị trí ngủ không phù hợp: Vị trí ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ. Khi cũi của trẻ đặt gần với máy lạnh hay vị trí cửa sổ sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, có thể do hơi lạnh hay ánh sáng trực tiếp hướng vào người bé khiến bé không thể ngủ ngon giấc được. .
-
Đệm ngủ không phù hợp: Những loại đệm quá cứng hay có chất liệu vải có thể làm bé kích ứng cũng sẽ khiến giấc ngủ của trẻ không được thoải mái và ngon giấc.
Khi nào bé có thể ngủ xuyên đêm
Trên thực tế, trẻ nhỏ từ 4-6 tháng tuổi trở lên đã có thể ngủ xuyên đêm. Đối với trẻ sơ sinh từ khoảng 3-6 tháng tuổi, ngủ xuyên đêm có ở trẻ có thể bắt đầu ngủ vào khoảng 7-8 giờ tối đến 6-7 giờ sáng ngày hôm sau. Trong khoảng thời gian này, tần suất thức dậy bú sữa của trẻ là khoảng 1-2 lần. Tuy nhiên, khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi trở lên đã có thể ngủ suốt 11-12 tiếng vào ban đêm mà không cần phải thức dậy để bú sữa.
Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên tạo cho bé thói quen ngủ ngày khoảng 8-10 tiếng và ngủ xuyên đêm là 12 tiếng. Trong khi đó, đối với trẻ 1 tuổi thời gian ngủ ngày có thể rút xuống chỉ còn 4 tiếng và ngủ đêm là 9 tiếng. Việc xây dựng cho bé lịch trình giấc ngủ khoa học với thời gian nhất định là vào ban đêm có thể giúp bé nhanh chóng hòa nhập với nếp sống chung của cả gia đình.
Tập cho bé ngủ xuyên đêm và ngon giấc là điều cần thiết mà các bậc ba mẹ nên chú ý từ khi bé còn nhỏ, ngủ xuyên đêm không chỉ giúp cho não bé sẽ sản sinh ra các hoocmon tăng trưởng giúp phát triển chiều cao và trí não, tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp bé luôn trong tinh thần thoải mái, vui vẻ và tích cực.
Bé 1 tuổi không ngủ xuyên đêm phải làm sao
Vậy phương pháp nào có thể giúp cho bé 1 tuổi ngủ xuyên đêm được ngon và sâu giấc hơn?
- Thiết lập cho bé thói quen giờ giấc ngủ ngay từ đầu theo 1 quy trình cụ thể để bé biết điều gì cần phải làm tiếp theo trong ngày.
- Đặt bé xuống giường ngủ sớm, và từ từ để cơn buồn ngủ tới hoặc kể chuyện hay rủ ngu bé, không đặt bé xuống khi bé đã ngủ.
- Kiên nhẫn vỗ về cho bé quay lại giấc ngủ khi bị thức dậy giữa đêm, để bé không bị giật mình hay sợ hãi.
- Tạo ra không gian ngủ thoải mái, an toàn cho bé, có thể trang trí chỗ ngủ của bé thêm màu sắc sinh động, giúp bé cảm nhận được sự gần gũi và yêu thương của bố mẹ, yên tâm ngủ mà không sợ bị giật mình tỉnh giấc. Sắp xếp vị trí ngủ của bé phù hợp, không để chỗ ngủ của trẻ đối diện luồng không khí máy lạnh hay gần vị trí cửa sổ.
- Để giúp bé thư giãn và có cảm giác thư thái dễ dàng có được giấc ngủ ngon, mẹ có thể sử dụng tinh dầu có mùi thơm nhẹ nhàng lan tỏa trong căn phòng của bé.
- Ưu tiên giấc ngủ của bé trước tiên. Sau khi bé chìm vào giấc ngủ thì mẹ hãy làm các công việc khác.
- Sử dụng bỉm chuyên dùng ban đêm để duy trì giấc ngủ của bé.
Một số lưu ý trong quá trình rèn bé 1 tuổi ngủ xuyên đêm
Rèn luyện cho bé thói quen ngủ từ nhỏ: Việc đầu tiên để giúp bé con rèn luyện tính tự lập và khả năng tự ngủ đó là cần phải bắt đầu từ sớm, ngay khi bé còn sơ sinh. Quá trình rèn luyện cần thời gian dài và thường xuyên, phải tạo cho bé thói quen từ lúc còn nhỏ thì mới dễ dàng đạt được kết quả như các mẹ mong muốn.
Bố mẹ cũng cần phải kiên nhẫn khi giúp trẻ: Việc cho bé làm quen với ngủ xuyên đêm rất dễ làm mẹ mất kiên nhẫn. Chính vì vậy, các mẹ cũng phải tự rèn cho mình tinh thần thép và biết nói không trước sự nũng nịu của con. Phải tạo tính kỷ luật cho trẻ và không có ngoại lệ trước những đòi hỏi của bé để rèn luyện con vào nề nếp.
Thay đổi thói quen giấc ngủ của con cho phù hợp: Cuối cùng, ba mẹ cần có sự linh hoạt trong cách điều chỉnh và áp dụng phương pháp rèn con tự ngủ sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, độ tuổi cũng như tính cách riêng của bé. Không phải tất cả em bé đều có thể thích nghi tốt với những tiêu chí mà bố mẹ đặt ra. Do đó, ba mẹ cần phải tinh tế trong việc quan sát biểu hiện của con để có biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.
Giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, việc rèn luyện và tạo thói quen sinh hoạt, giấc ngủ là rất cần thiết. Đối với bé 1 tuổi không ngủ xuyên đêm, ba mẹ hãy thật kiên trì và cùng con thay đổi từng chút. Mong rằng, qua những thông tin chia sẻ trên, Monkey có thể cùng đồng hành với ba mẹ trong quá trình phát triển và trưởng thành với bé một cách tốt nhất nhé.