zalo
Chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì: ba mẹ tham khảo
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì: ba mẹ tham khảo

Lê Hương
Lê Hương

28/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Con bị béo phì khiến cho ba mẹ rất lo lắng cho sức khoẻ của trẻ, điều này khiến cho mẹ luôn muốn tìm mọi cách để giảm cân cho trẻ nhưng không mấy hiệu quả. Chế độ dinh dưỡng quyết định rất nhiều vào quá trình giảm cân của trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thông tin về chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì để có thể xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ.

Làm sao để biết trẻ 10 tuổi thừa cân?

Làm sao để biết trẻ 10 tuổi thừa cân? (Ảnh: sưu tầm internet)

Để xác định chính xác và cụ thể tình trạng béo phì của trẻ ba mẹ có thể đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra kết luận chính xác nhất. Ba mẹ sẽ được tư vấn về chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì.

Bác sĩ sẽ đưa ra số đo cơ thể hay gọi là chỉ số BMI của trẻ, đánh giá mức độ chênh lệch giữa cân nặng hiện tại so với mức cân nặng tiêu chuẩn của trẻ. Trong quá trình xác định BMI, bác sĩ chuyên khoa cũng  cân  nhắc đến độ tuổi và các mức tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn 10 tuổi. 

Các bé sẽ phải tiến hành các xét nghiệm để thăm dò để bác sĩ đưa ra kết luận con bạn  có đang gặp vấn đề về thừa cân hay béo phì hay không.

  • Xét nghiệm rối loạn mỡ máu: Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ cholesterol, triglixerit trong máu của trẻ.

  • Xét nghiệm rối loạn đường huyết: Kiểm tra lượng dung nạp glucose trong cơ thể.

  • Định lượng nội tiết tố: Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yến,...

  • Chụp sọ: Thăm dò để tìm nguyên nhân béo phì bằng cách chụp sọ và siêu âm ổ bụng,...

Ảnh hưởng của béo phì với sức khỏe của trẻ

Ảnh hưởng của béo phì với sức khỏe của trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Mắc bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch rất cao. Trẻ con bị béo phì có nguy cơ xơ vữa động mạch cao gấp 7,3 lần, bệnh động mạch vành tăng gấp 1,8 lần, bệnh viêm mạch vành, nhồi máu cơ tim cao gấp 2,3 lần so với trẻ có cân nặng bình thường.

Ảnh hưởng tâm lý của trẻ

Khi trẻ bị thừa cân và béo phì sẽ khi đi học dễ bị bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến sự tự ti chán chường, không muốn đi học. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và kéo dài sẽ gây nên tâm lý ở trẻ thậm chí có thể dẫn tới tâm trạng trầm trầm cảm ở trẻ. Vì vậy mà rất nhiều ba mẹ muốn tìm hiểu về chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì.

Trẻ bị kháng insulin

Trẻ bị thừa cân, béo phì sẽ rất dễ dậy thì sớm, các bé gái còn dễ bị vô kinh, rối loạn kinh nguyệt. Hơn nữa, trẻ thường rất dễ béo phì ở giai đoạn 9-10 tuổi và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do trẻ sử dụng quá nhiều thực phẩm có nhiều đường khiến insulin luôn trong tình trạng cao đột biến. Lâu dần trẻ sẽ bị kháng insulin gây nên lượng đường huyết tăng rất dễ bị bệnh tiểu đường.

Cơ thể rối loạn cơ xương

Trẻ béo phì dễ mắc những bệnh về xương khớp và đặc biệt là khớp gối do thường xuyên chịu áp lực lên thể trọng quá nặng của cơ thể. Đây là  yếu tố nguy cơ cao dẫn tới tình trạng thoái hoá sụn khớp, viêm khớp dạng thấp và đau thần kinh tọa,... Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc vận động, không thể nhanh nhẹn và hoạt bát như những bạn đồng trang lứa. 

Nguy cơ mắc bệnh ung thư

Đồng thời trẻ bị thừa cân và béo thì còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những trẻ có cân nặng bình thường. Chính vì thế, việc tìm hiểu chế độ ăn giảm cân cho trẻ 10 tuổi luôn được các ba mẹ quan tâm.

Các nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ béo phì ba mẹ cần biết

Các nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ béo phì ba mẹ cần biết. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tạo cảm giác no trước giờ ăn cho trẻ

Cha mẹ có thể cho trẻ uống một ly nước ly nước hoặc một chén canh trước bữa bữa ăn để tạo cảm giác no cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ giảm được lượng thức ăn nạp vào cơ thể và sẽ cải thiện được tình trạng tăng cân. Và nên cho trẻ ngừng ăn trước khi trẻ no quá.

Phân chia lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày

Ba mẹ nên phân chia lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày. Nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng và giảm dần lượng thức ăn khi nạp vào cơ thể của trẻ vào chiều và tối. Ngoài ra, nên hạn chế cho trẻ ăn sau 8 giờ tối.

Ưu tiên sử dụng thực phẩm nguyên vẹn

Ba mẹ nên cung cấp cho trẻ những thức ăn giàu chất xơ như khoai, bắp, rau củ quả nhằm đảm bảo nhu cầu năng lượng của trẻ. Những loại thực phẩm này vừa bổ sung đầy đủ các loại vitamin và các loại khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động hiệu quả hơn. Nên cho trẻ ăn trái cây tươi ít ngọt còn nguyên vẹn vì nếu uống nước ép hàm lượng chất xơ trong trái cây sẽ giúp trẻ no lâu hơn.

Giảm thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chất béo

Bổ sung thực phẩm giàu chất béo. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trong chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì cần hạn chế tinh bột và các chất béo. Thay vì chế biến những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ thì ba mẹ nên hấp, luộc, nướng vừa đa dạng thực đơn lại có thể cải thiện tình trạng cân nặng của trẻ.

Ngoài ra, giảm các thực phẩm như bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas, thực ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, … Vì những thực phẩm này nhiều năng  lượng những chất dinh dưỡng rất thấp nên sẽ làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ. Đồng thời, nên cho trẻ uống sữa tách béo, sữa không đường hoặc ít đường, các loại sữa chua,...

Giúp trẻ tập trung khi ăn

Trong quá trình ăn nếu cho trẻ xem phim, chơi điện tử hay đọc sách sẽ khiến  trẻ mất tập trung vào việc ăn uống của mình. Như vậy trẻ sẽ không cảm nhận được độ ngon của thức ăn và có xu hướng ăn quá nhiều dẫn tới tình trạng béo phì ở trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì

Chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì. (Ảnh: sưu tầm internet)

Giai đoạn 10 tuổi giai đoạn tiền dậy thì của trẻ nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Với những trẻ béo phì ở giai đoạn này cần có sự cân bằng giữa thể trạng của trẻ mà vẫn đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não. Ba mẹ có thể tham khảo chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì dưới đây.

Muối

Trẻ 10 tuổi bị béo phì cần phải hạn chế tiêu thụ muối. Trong giai đoạn này trẻ nên sử dụng ít hơn 15 g đường( khoảng 3 muỗng cà phê) và ít hơn 4 g( khoảng hơn 1 muỗng cà phê) muối/ngày.

Đường béo

Chất béo là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhưng không có nghĩa là ba mẹ loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khẩu phần ăn của trẻ. Nên sử dụng theo tỷ lệ phù hợp và sử dụng những loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như lạc, đậu nành,... Một phần mỡ tương đương với khoảng 5 g mỡ , một phần dầu tương đương với khoảng 5ml dầu ăn. Thực đơn áp dụng cho trẻ béo phì 10 tuổi là 6 phần/ngày.

Chất đạm

Chất đạm là chất quan trọng và thiết yếu cho sự sống của tế bào, giúp cơ trẻ nâng cao hệ miễn dịch, sự phát triển của não bộ của trẻ. Vì vậy, thực đơn của trẻ béo phì không thể cắt giảm quá nhiều lượng chất đạm. Một phần các loại thực phẩm giàu đạm cung cấp 7g protein tương đương với 38g thịt lợn nạc, 34g thịt bò, 87g tôm biển, 71g đậu phụ, 71g thịt gà, 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt,…Thực đơn áp dụng cho trẻ béo phì 10 tuổi: 6 phần/ngày.

Chất đạm giúp trẻ hạn chế cơn đói. (Ảnh: Internet)

Tinh bột

Tinh bột là một dạng carbohydrate phức tạp và sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa là glucose và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Việc cân bằng lượng tinh bột trong chế độ ăn giúp trẻ thừa cân đảm bảo đủ năng lượng cho các sinh hoạt và hoạt động thể chất hàng ngày. 

Ba mẹ nên để trẻ ăn những loại ngũ cốc nguyên hạt để trả nhận được nguồn dinh dưỡng cao nhất. Một phần ngũ cốc và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc cung cấp khoảng 20g glucid tương đương với 55g cơm, 60g phở, 80g bún , 38g bánh mì, 122g bắp luộc. Thực đơn áp dụng cho trẻ béo phì 10 tuổi là 12 – 13 phần/ngày.

Sữa và sản phẩm từ sữa

Nhiều phụ huynh cắt khẩu phần sữa của trẻ thừa cân, béo phì mà không chú ý rằng đã vô tình ngừng bổ sung cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao và não bộ của trẻ. Ba mẹ cần thông thái để lựa chọn những sản phẩm sữa phù hợp với thể trạng của trẻ béo phì như sữa không đường, ít đường, ít có chất béo,…

Một phần sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp 100mg canxi tương đương với 15mg phô mai, 1 cốc sữa 100ml, 1 hộp sữa chua 100g. Thực đơn áp dụng cho trẻ béo phì 10 tuổi là 6 phần/ngày.

Nên ưu tiên sữa ít đường hoặc không đường cho trẻ. (Ảnh: Internet)

Trái cây, rau quả

Trái cây và rau củ quả bổ sung rất nhiều loại vitamin, chất xơ và khoáng chất cho trẻ béo phì. Cần đa dạng các loại trái cây và rau củ quả và nên chọn nhiều màu sắc cũng như cách trang trí đẹp mắt để kích thích thị giác giúp trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây hơn.

Nước

Nước là vi chất rất cần thiết và vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Trẻ 10 tuổi cần uống khoản 1400ml bao gồm cả nước và sữa, nước trái cây tương đương khoảng 7 ly nước mỗi ngày để giúp cơ thể chuyển hoá được tốt. Uống nhiều nước còn giúp trẻ béo phì có thể giảm được cân nặng của mình.

Xem thêm: Trẻ 10 tuổi khó ngủ: nguyên nhân do đâu? 

Việc cân bằng thực đơn cho trẻ 10 béo phì là rất quan trọng nhận được quan tâm và hỗ trợ của cha mẹ và gia đình. Trên đây là chế độ ăn cho trẻ 10 tuổi béo phì mà ba mẹ có con đang gặp tình trạng này có thể áp dụng để có thể cải thiện tình trạng của con và giúp con luôn khoẻ mạnh.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!