zalo
Ba mẹ cùng tìm hiểu dinh dưỡng cho bé 9 tuổi
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Ba mẹ cùng tìm hiểu dinh dưỡng cho bé 9 tuổi

Lê Hương
Lê Hương

27/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

9-12 tuổi giai đoạn phát triển nhanh về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Vì vậy luôn trẻ con ở độ tuổi này luôn được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều đến các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ để đảm bảo con được phát triển toàn diện hơn. Bài viết dưới đây, ba mẹ cùng tìm hiểu dinh dưỡng cho bé 9 tuổi hợp lý nhất.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6-11 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6-11 tuổi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Để có thể tìm hiểu về dinh dưỡng cho bé 9 tuổi, trước hết ba mẹ cần tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé trong độ tuổi từ 6-11 tuổi. Tháp dinh dưỡng với 6 tầng tháo theo chiều từ trên cao xuống thấp với các nhóm thực phẩm được các chuyên gia nghiên cứu và khuyến nghị dùng cho trẻ với các hàm lượng khác nhau. 

Nhóm muối và đường

Đây là nhóm trên cùng và là nhóm thực phẩm hạn chế cho trẻ sử dụng. Đối với trẻ 6 - 11 tuổi, ba mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng tối đa là 15g đường và trung bình 4g muối mỗi ngày. 

Nhóm dầu mỡ, chất béo

Dầu mỡ và chất béo cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng thiết yếu. Đặc biệt là những loại chất béo thực vật được ép từ lạc đậu nành ha hạt hướng dương. Mỗi một phần mỡ tương đương với 5g mỡ. Một phần dầu mỡ hay chất béo tương đương với 5ml dầu ăn. Nhu cầu của trẻ 6-11 tuổi cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 6 - 7 tuổi cần cung cấp khoảng 5 phần/ngày.

  • Trẻ từ 8 - 9 tuổi cần cung cấp khoảng 5,5 phần/ngày.

  • Trẻ từ 10 - 11 tuổi cần cung cấp khoảng 6 phần/ngày.

Thực phẩm cung cấp nguồn protein cho cơ thể

Những thực phẩm cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Protein chính là thành phần chính hình thành nên các khối mô và cơ. Nguồn cung cấp protein chủ yếu là các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt. 

Tuy nhiên khi sử dụng ba mẹ cần lưu ý vì trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, trứng và sữa nguyên chất đều có chứa chất béo. Nếu muốn hạn chế chất béo động vật bạn có thể sử dụng những loại cá như cá thu, cá hồi, cá trích và cá thu vì những loại cá này có nhiều đạm và các chất béo có lợi cho sức khỏe cho bé.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Dinh dưỡng cho bé 9 tuổi nên dùng các loại sữa không có chất béo hoặc hàm lượng ít và có lượng canxi cao để giúp trẻ phát triển hệ xương trong quá trình tăng trưởng. Một phần sữa hoặc các chế phẩm từ sữa là khoảng 100mg calci, tương ứng với 1 miếng 15g hoặc một cốc sữa chua loại 100g. Khẩu phần sữa của trẻ như sau:

  • Trẻ từ 6 - 7 tuổi: Cần cung cấp 4 - 5 phần.

  • Trẻ từ 8 - 9 tuổi: Cần cung cấp 5 phần.

  • Trẻ từ 10 - 11 tuổi: Cần cung cấp 6 phần.

Tinh bột

Ngũ cốc là chính nguồn cung cấp lượng tinh bột rất cao cho con người. Đây cũng là nhóm thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng nhiều nhất và nằm ở tầng thấp nhất của tháp dinh dưỡng đối với trẻ từ 6-11 tuổi. 

Đối với đối tượng trẻ em từ 6 - 11 tuổi, ngoài cơm bạn nên cho bé sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo cung cấp nguồn dưỡng chất là tốt nhất. Mỗi phần ngũ cốc cung cấp khoảng 20 gluxit, Nhu cầu về tinh bột của trẻ cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 6 - 7 tuổi nên dùng khoảng 8 - 9 phần/ngày.

  • Trẻ từ 8 - 9 tuổi nên dùng 10 - 11 phần/ ngày.

  • Trẻ từ 10 - 11 tuổi nên dùng 12 - 13 phần/ngày.

Rau củ, trái cây

Rau củ và trái cây trong tháp dinh dưỡng trẻ em từ 6-11 tuổi cũng là nhóm thực phẩm rất quan trọng giúp cung cấp lượng lớn vitamin, chất xơ và giúp thanh lọc cơ thể. Ba mẹ nên sử dụng ít nhất hai hoặc ba loại rau cho bữa ăn của trẻ. Một phần rau củ tương ứng với 100g rau củ và nên sử dụng cho trẻ theo khẩu phần như sau:

  • Trẻ từ 6 - 7 tuổi: Nên sử dụng 2 phần.

  • Trẻ từ 8 - 9 tuổi: Nên sử dụng 2 - 2,5 phần.

  • Trẻ từ 10 - 11 tuổi: Nên sử dụng 3 phần.

Nước và các loại thức uống

Nước là nằm cuối cùng trong tháp dinh dưỡng của trẻ, đây là một phần ít được đề cập đến trong tháp dinh dưỡng nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Đối với trẻ từ 6 đến 11 tuổi cần cung cấp khoảng 1300-1500ml bao gồm nước, đồ uống trái cây hoặc sữa.

5 thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ 9 tuổi

5 thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ 9 tuổi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Sữa và các chế phẩm làm từ sữa

Sữa và các thực phẩm từ sữa luôn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, giúp trẻ phát triển trí não và thể chất toàn diện. Đây còn là nguồn cung cấp DHA dồi dào giúp hỗ trợ truyền dẫn các tín hiệu của các tế bào thần kinh. Việc uống sữa hàng ngày giúp con thông minh hơn và cao hơn những đứa trẻ không sử dụng.

Trứng

Trứng gà có rất nhiều nguồn dinh dưỡng bao gồm protein, vitamin, khoáng chất, DHA, lecithin, choline,.... Đây chính là những vi chất rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Vì thế, ba mẹ nên cho trẻ ăn 2-4 quả trứng gà trong một tuần và nên ăn vào bữa sáng.

Các loại thực phẩm có chứa Omega 3

Trong chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tuổi nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa Omega 3 là các loại axits béo không bão hoà rất tốt cho việc phát triển trí não. Đây là dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình chuyển hoá tín hiệu giữa các tế bào thần kinh giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu và tập trung cao. Omega 3 thường có nhiều trong các thực phẩm như cá hồi, quả óc chó, bắp cải, đậu phụ, các loại hạt,...

Các loại rau

Các chuyên gia khuyến nghị trong chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tuổi không thể thiếu nhóm rau, củ, quả vì chúng cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin, và các loại khoáng chất cần thiết. Ba mẹ cần lựa chọn đa dạng các loại rau để trẻ có thể thích thú hơn trong việc ăn rau. Cà chua, cà rốt, súp lơ, cải xanh, bí đỏ,... luôn là gợi ý để kích thích trẻ ăn rau nhiều hơn.

Iot

Việc bổ sung i – ốt cho trẻ là rất cần thiết tuy nhiên ba mẹ khi chế biến thức ăn cho con cần nêm muối với lượng vừa đủ. Lượng muối an toàn cho trẻ 9 tuổi hợp lý là 2.2 g/ngày.

Các thực phẩm nên tránh cho trẻ 9 tuổi ăn 

Thực phẩm nên tránh cho trẻ ăn. (Ảnh: sưu tầm internet)

  • Rau củ trái mùa: Các loại rau củ trái mùa có chứa lượng chất độc hại rất cao còn tồn dư trong việc trồng rau của trái mùa và sử dụng để ép trái cây chín nhanh. Vì vậy ba mẹ không nên sử dụng trái cây trái mùa vào chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tuổi.

  • Các thực phẩm chiên, rán: Các món ăn chiên rán có hương vị thơm ngon là sở thích của rất nhiều trẻ. Tuy nhiên những thực phẩm này khi chế biến ở nhiệt độ cao nên các món ăn như gà rán và khoai tây chiên,... sẽ bị biến đổi chất gây nên rối loạn nội tiết ở trẻ.

  • Thịt cổ gia cầm: Vì trong phần thịt ở cổ gia cầm có chứa một lượng thuốc tăng trọng và chúng tích tụ nga ở phần cổ lên đầu của gia cầm như gà, ngan, ngỗng,.. Khi trẻ ăn nhiều thịt ở vùng cổ sẽ có nguy cơ kích thích dậy thì sớm.

  • Đồ ăn có chứa nhiều muối: Nếu ba mẹ cho con mình ăn thực phẩm chứa nhiều muối trong một thời gian dài sẽ khiến cho hệ tiêu hóa và thận của trẻ sẽ gặp nguy. Ba mẹ nên sử dụng lượng muối theo quy định để không làm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

  • Nội tạng động vật: Các món ăn chế biến từ nội tạng động vật sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì, tăng cân không kiểm soát và mắc các bệnh như mỡ nhiễm máu, gan nhiễm mỡ ở trẻ.

Lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 9 tuổi

Lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 9 tuổi. (Ảnh: sưu tầm internet)

  • Trong một bữa ăn chuẩn bị cho trẻ mẹ nên chia thành từ 3-5 bữa mỗi ngày. Sẽ gồm 3 bữa ăn chính và 1 bữa phụ để việc tiêu hoá của trẻ được dễ dàng và tốt hơn.

  • Ba mẹ nên cho bé ăn no vào buổi sáng và giảm dần vào chiều tối.

  • Trong thực đơn dinh dưỡng cho bé 9 tuổi mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm để trẻ được cung cấp đầy đủ những vi chất cần thiết cho việc phát triển trí não và thể chất.

  • Ba mẹ nên khuyến khích trẻ ăn thật  nhiều rau xanh để tránh bị táo bón và cũng là cách tốt nhất để cung cấp nhiều vitamin và các vi chất quan trọng và cần thiết cho trẻ.

  • Nên hình thành cho trẻ thói quen ăn đúng bữa, hạn chế ăn vặt, không ăn bánh kẹo hoặc nước ngọt trước bữa ăn của trẻ.

  • Nước rất quan trọng và rất cần thiết nên ba mẹ cần bổ sung đủ nước cho trẻ.

  • Ba mẹ nên giáo dục trẻ thói quan vệ sinh ăn uống vệ sinh và sạch sẽ.

Xem thêm: Cách bổ sung vitamin D cho trẻ 7 tuổi hợp lý

Trên đây là những thông tin bổ ích về chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tuổi mà ba mẹ cần biết để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí não và thể chất. Hy vọng ba mẹ sẽ xây dựng được thực đơn khoa học và hợp lý để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey