Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non không chỉ đơn giản là mang đến sự chỉnh chu bề ngoài, để trẻ luôn thơm tho sạch sẽ mà còn là t cách giúp phòng ngừa bệnh tật. Khi giáo dục trẻ vệ sinh đúng cách từ khi còn nhỏ các bé sẽ giữ thói quen này và tự chăm sóc bản thân tốt hơn.
Vì sao cần giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non?
Vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non sẽ mang lại những lợi ích sau:
-
Tăng sự tự tin cho bé: Khi cơ thể trẻ được vệ sinh sạch sẽ, quần áo phẳng phiu thơm tho và không còn các vấn đề như hôi miệng và mùi cơ thể thì bé sẽ tự tin hơn khi đi học, đi chơi.
-
Duy trì răng khỏe mạnh: Đánh răng đều đặn vào sáng thức dậy và tối trước khi đi giúp răng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sâu răng hay hôi miệng.
-
Giảm nguy cơ bệnh tật: Vệ sinh cá nhân giúp giảm nguy cơ bệnh tật cho trẻ và những người xung quanh nhất là những bệnh lây do vi rút và vi khuẩn.
Giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non – Ba mẹ nên dạy con những gì?
Khi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non ba mẹ cần lưu ý những nội dung sau để trẻ chăm sóc bản thân tốt hơn:
Dạy bé rửa tay
Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn bởi hàng ngày trẻ sẽ đụng chạm và cầm rất nhiều đồ vật. Do đó việc dạy bé rửa tay hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của bé.
Trước khi dạy bé rửa tay các bậc phụ huynh hãy giải thích cho con hiểu sự quan trọng của việc rửa tay là điều cần thiết và nếu không rửa tay thì sẽ có điều gì xảy ra. Thời điểm bắt buộc phải rửa tay gồm:
-
Trước và sau khi ăn.
-
Trước khi đi ngủ.
-
Sau khi đi vệ sinh.
-
Sau khi chạm và vui chơi cùng động vật.
-
Sau khi hắt hơi, xì mũi, ho.
-
cầm đồ ăn vặt và trước các bữa ăn
-
Trước khi chạm vào em bé sơ sinh.
-
Sau khi chơi về.
-
Sau khi phụ ba mẹ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc, vứt rác…
Khi rửa tay ba mẹ hãy dạy bé các bước rửa tay theo quy định của Bộ Y tế để loại bỏ vi khuẩn và các vết bẩn tốt nhất và rửa tay kỹ trong 20 giây. Ngoài ra, để bé hứng thú hơn thì ba mẹ hãy cùng bé rửa tay khi dạy, làm mẫu và lồng ghép các bài hát để bé thích thú hơn.
Vệ sinh răng miệng
Các bé mầm non là lứa tuổi yêu thích ăn đồ ngọt và ăn vặt thường xuyên do đó ba mẹ hãy dạy bé tập đánh răng ngay từ khoảng 2 tuổi. Với các bé thì trong 1 ngày cũng nên đánh răng 2 lần/ ngày vào sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ để bảo vệ răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho nhất.
Ba mẹ hãy hướng dẫn bé cách lấy kem đánh răng với lượng như nào là đủ, cách lấy nước để súc miệng như thế nào để đánh răng. Khi dạy bé đánh răng phụ huynh hãy làm mẫu và hướng dẫn cho bé đánh các mặt của răng, nước từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới để bé thực hiện theo.
Trong thời gian đầu ba mẹ hãy là người đồng hành cùng bé vừa để giúp bé thuần thục hơn và đánh răng đúng cách cũng như không nuốt bọt đánh răng. Khi đã hình thành thói quen cho bé thì ba mẹ có thể yên tâm để bé tự đánh răng một mình.
Lưu ý: Trong khi dạy bé nếu trẻ chưa học được cách nhổ nước thì ba mẹ hãy thử tập cho bé đánh răng bằng nước lọc trước, khi bé thành thạo mới dùng kem đánh răng nhé.
Monkey Apps - Giải pháp giúp con phát triển toàn diện tư duy và ngôn ngữ
Tổng quan về giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
10 lợi ích - 5 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Giữ gìn vệ sinh cơ thể
Một kỹ năng vô cùng quan trọng khi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non đó chính là vệ sinh cơ thể. Đây không chỉ là cách giúp bé tự vệ sinh, giúp cơ thể sạch sẽ thơm tho mà còn hạn chế bệnh tật lây lan qua tiếp xúc.
Các nội dung vệ sinh cơ thể cần truyền đạt cho bé gồm:
-
Vì sao cần tắm rửa mỗi ngày: Giải thích cho con hiểu khi cơ thể không được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ thì có nguy cơ như thế nào.
-
Che miệng khi ho: Dạy con bạn biết che miệng khi ho hoặc hắt hơi vừa giúp bé trở nên thanh lịch và không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
-
Xì mũi đúng cách: Khi bé xì mũi phải thật nhẹ nhàng và sử dụng khăn giấy sau đó vứt ngay sau khi dùng.
-
Xem video dạy mẫu: Ba mẹ cũng nên dẫn dắt một số tấm gương tốt về vệ sinh cá nhân hoặc cho bé xem các video rửa tay, đánh răng để bé nhận thức được tầm quan trọng của nó. Khi bé thực hiện xong ba mẹ hãy dành lời khen ngợi hoặc tặng món quà nhỏ để khích lệ và thưởng cho bé.
5 phương pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non
Mầm non là giai đoạn phát triển chính vì vậy hệ miễn dịch của các bé còn khá non nớt vì vậy khả năng chống lại bệnh tật của bé cũng kém hơn nhiều so với người lớn. Đặc biệt, khi vui chơi bé sẽ dùng tay chạm vào những thứ bé thích thú mà không hề biết trên đó có thể chứa virus, vi khuẩn gây bệnh.
Chính vì vậy, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ để đảm bảo sức khỏe sẽ là “hàng rào” để bé tự bảo vệ bản thân tốt hơn. Điều này sẽ giúp bé biết cách trẻ tiếp cận vệ sinh trong tương lai mà còn giúp bé tự lập khi vệ sinh cá nhân tốt hơn. Để bé tiếp thu và có hứng thú thì ba mẹ có thể tham khảo 5 phương pháp giáo dục để bé vệ sinh cá nhân dưới đây:
Tạo môi trường và điều kiện để bé tự vệ sinh cá nhân
Giáo dục vệ sinh cá nhân không khó và cũng không đòi hỏi nhiều kỹ năng hay thời gian và chi phí. Thay vào đó, ba mẹ chỉ cần bỏ ra vài phút trong một ngày là có thể giúp bé hiểu được bản chất của vấn đề.
Để bé học tập nhanh hơn cũng như tự vệ sinh cá nhân được sau khi đã thuần thục thì ba mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, không gian vệ sinh cho bé. Ví dụ đơn giản: Nếu muốn dạy bé đánh răng phải chuẩn bị kem đánh răng và bàn chải hoặc rửa tay thì phải có xà phòng và nước….
Cùng với đó, để bé thích thú hơn với các hoạt động vệ sinh hàng ngày thì ba mẹ hãy trang trí khu vực vệ sinh đẹp mắt và phù hợp với sở thích của bé. Việc gắn lên tường những bông hoa, các con vật ngộ nghĩnh, siêu nhân, công chúa, búp bê không chỉ giúp không gian ấn tượng và tạo động lực để bé tự vệ sinh.
Vận dụng các câu chuyện, bài hát và trò chơi vào hoạt động vệ sinh
Việc dạy cho bé những bài thơ, câu ca dao, bài hát hay trò chơi lồng ghép trong quá trình vệ sinh cá nhân sẽ giúp bé hứng thú hơn. Điều này cũng giúp bé nhớ lâu hơn và phát triển tư duy cho bé toàn diện. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện phù hợp với lứa tuổi của bé.
Làm mẫu cho trẻ kèm lời giải thích
Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển nhận thức và tư duy do đó khi hướng dẫn bé vệ sinh cá nhân ba mẹ hãy làm mẫu để bé hình dung tốt hơn. Trong quá trình hướng dẫn thì ba mẹ hãy kết hợp cả lời nói để giải thích từng hành động và minh họa trực tiếp để bé bắt chước làm theo.
Ví dụ, khi dạy bé rửa tay theo 6 bước của Bộ Y tế thì ba mẹ hãy làm cùng bé tất cả các bước. Cùng với đó hãy giải thích cho bé hiểu các mối nguy hại về vi khuẩn gây ra nếu không rửa tay sạch sẽ hoặc đưa ra các lưu ý khi rửa tay như không được dụi mắt nếu tay còn xà phòng…
ĐỪNG BỎ LỠ!! Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY! |
Đặt vệ sinh cá nhân cho bé như một nhiệm vụ
Để bé có ý thức tự giác vệ sinh cá nhân hàng ngày thì ba mẹ hãy đưa ra nhiệm vụ để bé hoàn thành và phải xong trong khoảng thời gian như thế nào. Nhằm giúp bé có hứng thú và hiểu sự cần thiết thì ba mẹ có thể đưa ra một số ví dụ như nếu không đánh răng hay không thay quần áo thì sẽ như thế nào?...
Ví dụ, có nhiều trẻ không thích tắm hay đánh răng vì nhiều lý do khác nhau như sợ nước hay mải chơi,... Trong những trường hợp này ba mẹ hãy thử mang đến điều gì đó mới mẻ khiến bé thích thú hơn ví dụ khi tắm thì trang trí bồn tắm cho bé, dùng loại xà bông dành cho trẻ,... Khi tắm hãy dạy cho bé cách cọ nách, gội đầu, rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ và đặt các mục cần vệ sinh thành nhiệm vụ để bé thực hiện.
Điều này sẽ giúp bé hiểu được sự quan trọng cũng như học cách chịu trách nhiệm với bản thân. Ngoài ra, khi bé tự vệ sinh ba mẹ hãy quan sát con để đảm bảo độ an toàn cũng như trợ giúp khi bé gặp khó khăn.
Xem thêm: 5 bước dạy bé 2 tuổi đánh răng siêu đơn giản mẹ nên tìm hiểu
Khen thưởng, khích lệ trẻ sau khi hoàn thành
Trẻ con ai cũng thích được khen ngợi do đó trong quá trình bé tự vệ sinh hay sau khi hoàn thành xong ba mẹ hãy dành lời khen để khích lệ, động viên bé. Đây sẽ là động lực để bé luôn thấy vui vẻ và có hứng thú thực hiện trong những lần tiếp theo.
Việc khen thưởng của ba mẹ đối với bé rất đơn giản nhưng với bé lại vô cùng quan trọng. Chỉ là những câu nói nhẹ nhàng như: “Con làm đúng rồi đấy, Con tốt lắm, Con yêu của mẹ giỏi lắm lần sau hãy cứ phát huy nhé,...” Tuy nhiên khi khen ngợi ba mẹ hãy đúng chừng mực, đừng quá lố để không khiến bé tự phụ.
Ngoài những lời khen, ba mẹ có thể tặng bé những phần quà nho nhỏ để động viên khi bé hoàn thành một việc nào đó. Phần quà này có thể là đồ ăn vặt, chiếc bàn chải đánh răng mới, hộp màu mới,...
Phương pháp giáo dục hiện đại dành cho trẻ nhỏ
Bên cạnh việc giáo dục vệ sinh cho trẻ, thì việc tăng cường kiến thức cho trẻ từ sớm là vô cùng cần thiết. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về bộ ứng dụng học tập Monkey, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và tư duy logic một cách nhanh chóng nhất. Cụ thể như sau:
- Monkey Junior: Ứng dụng giúp trẻ học toàn diện từ vựng. Con có thể tích lũy 1.000 từ vựng/năm chỉ với khoảng 10 phút học/ngày.
- Monkey Stories: Là ứng dụng dạy tiếng Anh cho trẻ từ 2 - 10 tuổi hỗ trợ bé phát triển toàn diện 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết thông qua truyện tranh tương tác và sách nói. Phương pháp Monkey Phonics cũng giúp trẻ đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
- VMonkey: Ứng dụng này mang đến trẻ một thế giới truyện tranh đầy màu sắc và sống động. Đặc biệt, cấu trúc bài học được tích hợp nhiều trò chơi được xây dựng dựa trên sự phát triển của trẻ, từ nhận diện vần đến tạo từ với vần đã học.Từ đó, giúp trẻ thẩm âm, cảm nhận ngữ điệu cũng như vần điệu một cách tự nhiên.
- Monkey Math: Là một trong những ứng dụng hàng đầu Việt Nam, vận dụng phương pháp, xây dựng nền tảng và hỗ trợ việc học của trẻ một cách hiệu quả. Đặc biệt, chương trình này còn giúp bé phát triển toàn diện 5 năng lực Toán học theo chương trình GDPT để trẻ hình thành thói quen, hoàn thiện trí thông minh ở giai đoạn vàng của sự phát triển não bộ.
Để được tư vấn tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ Monkey thông qua tổng đài 1900 63 60 52. Hoặc để lại thông tin ngay TẠI ĐÂY để nhận được nhiều ưu đãi lên đến 40% và hàng ngàn tài liệu học tập Miễn Phí.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp phụ huynh có thể hiểu được những lợi ích của việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non. Từ đó áp dụng các nội dung và phương pháp dạy bé phù hợp với độ tuổi và tính cách.