Rong kinh có ảnh hưởng đến sinh sản, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tạo tâm lý khó chịu cho các chị em. Vậy người bị rong kinh cần phải làm gì để giải quyết dứt điểm tình trạng này?
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Rong kinh là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về những ảnh hưởng của hiện tượng rong kinh đến sức khỏe sinh sản phụ nữ, chúng ta cần phải hiểu rong kinh là gì? Về bản chất, rong kinh là một trong các biểu hiện của sự rối loạn kinh nguyệt.
Thông thường, mỗi chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phái nữ sẽ kéo dài khoảng 28 - 32 ngày. Trong đó sẽ có khoảng 3-5 ngày chảy máu kinh nguyệt, tương đương khoảng 50 - 80ml máu bị mất đi. Tuy nhiên, lượng máu đó sẽ bao gồm các vi khuẩn trong âm đạo, các chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung được đào thải ra ngoài.
Đối với người bị rong kinh thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 7 ngày trở lên, lượng máu mất đi là hơn 80ml. Điều này khiến các chị em phụ nữ phải liên tục thay băng vệ sinh. Máu kinh chảy ra thường đóng thành cục và phụ nữ thường bị đau vùng bụng dưới, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, da tái,...
Chính những biểu hiện đó đã khiến rong kinh trở thành nỗi ám ảnh của các chị em mỗi khi “đến tháng”. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh ở phụ nữ như vậy?
Nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị rong kinh
Các bác sĩ sản khoa cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị rong kinh và được chia làm 2 loại chính gồm: rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.
Rong kinh cơ năng
Có 3 thời điểm mà phụ nữ rất dễ bị rong kinh đó là:
-
Giai đoạn bước vào tuổi dậy thì
-
Giai đoạn tiền mãn kinh
-
Giai đoạn sau sinh
Đối với nguyên nhân rong kinh thuộc trường hợp này, các chị em không cần quá lo lắng. Lý do bởi đó chỉ là sự thay đổi nội tiết tố cơ thể, lương estrogen tăng giảm đột ngột khiến máu kinh ra nhiều, kéo dài chu kỳ hơn so với bình thường.
Hầu hết các bạn gái thường có vòng kinh không đều trong 2 năm đầu có kinh. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 - 40 ngày, chênh lệch lên xuống 10 ngày giữa các chu kỳ. Tình trạng rong huyết còn thường đi kèm với cường kinh có triệu chứng máu kinh chảy nhiều, ồ ạt và kéo dài khiến phụ nữ luôn cảm thấy khó chịu.
Rong kinh thực thể
Rong kinh thực thể là hiện tượng rong kinh do buồng trứng, tử cung bị tổn thương bởi các bệnh lý như: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp buồng tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,...
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Ngoài 2 nguyên nhân chính trên thì những thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học hay điều kiện sống không tốt khiến phụ nữ luôn lo lắng, căng thẳng, stress,...cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh. Bởi kinh nguyệt là do cơ chế nội tiết – thần kinh điều chỉnh.
Việc ăn uống quá mức gây ra tình trạng thừa cân béo phì, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị rong kinh. Với nguyên nhân này, các chị em hoàn toàn có thể khắc phục được để phòng ngừa rong kinh có ảnh hưởng đến sinh sản của chúng ta bằng cách: tâm sự với mọi người xung quanh, nghe nhạc, tập thể dục,....để giảm bớt căng thẳng, cải thiện tâm lý và ăn uống điều độ khoa học hơn.
Ngoài ra, các trường hợp sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc người từng nạo phá thai sẽ khiến phụ nữ bị rong kinh cao hơn mức bình thường. Vậy tình trạng rong kinh kéo dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản?
Rong kinh ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?
Kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nữ giới. Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng rong huyết lại diễn ra nhiều ngày không chỉ khiến tâm lý phụ nữ bị ảnh hưởng mà còn có thể cản trở khả năng thụ thai. Mức độ ảnh hưởng cụ thể như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp ngay trong phần dưới đây.
Rong kinh có thể gây vô sinh không?
Một vấn đề chung mà hầu hết phụ nữ đều thắc mắc là: rong kinh có ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào? Rong kinh có thể gây vô sinh không? Đáp án của câu hỏi này còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng rong kinh của người bệnh ở mức độ nào.
Trường hợp tình trạng rong kinh xảy ra là do sự thay đổi về nội tiết tố hoặc sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: căng thẳng, mệt mỏi, stress, mất ngủ,...thì các chị em không cần quá lo lắng. Điều quan trọng chúng ta cần làm là thay đổi lối sống sinh hoạt, thư giãn tinh thần, cải thiện tâm lý thì vấn đề rong kinh sẽ sớm tự được giải quyết.
Tuy nhiên, vấn đề do các bệnh lý phụ khoa gây nên nếu không được điều trị dứt điểm sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là vô sinh. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu rong kinh, các chị em cần đi khám sớm để được chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời nếu có.
Những ảnh hưởng của rong kinh đến sức khỏe sinh sản
Rong kinh không chỉ khiến phụ nữ bị mất nhiều máu, dẫn đến mệt mỏi, sợ hãi mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Cụ thể, việc máu ra nhiều trong một thời gian dài khiến vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, không được khô thoáng. Kể cả việc vệ sinh vùng kín thường xuyên nhưng không đúng cách cũng tiềm ẩn những nguy hiểm cho âm hộ và buồng tử cung.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào bên trong âm đạo, gây ra các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu,... Các bệnh lý này khiến vòi trứng có nguy cơ bị tắc, bị kết dính hoặc gập gãy,... Đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở phụ nữ.
Bên cạnh vấn đề phụ khoa, tình trạng rong kinh kéo dài khiến lớp niêm mạc ở cổ tử cung thường xuyên bị bong tróc, gây cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh ở buồng tử cung. Rong kinh cũng là nguyên nhân khiến cho vòng kinh thay đổi, lúc dài lúc ngắn không đồng đều giữa các chu kỳ. Vì thế, thời gian rụng trứng thất thường, gây khó khăn cho việc xác định thời điểm rụng trứng để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai của nhiều cặp vợ chồng.
Sự thật bệnh sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản?
Phụ nữ thường xuyên lắc vòng có ảnh hưởng gì đến sinh sản không?
U bì buồng trứng có ảnh hưởng đến sinh sản? Điều trị bệnh như thế nào?
Hơn nữa, rong huyết còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,... Những căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời thì hậu quả nó để lại không chỉ là cướp đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ mà còn có thể cướp đi sinh mạng người bệnh.
Chính vì vậy, khi thấy tình trạng rong kinh kéo dài trong nhiều tháng liền, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay. Việc kiểm tra, chẩn đoán tình trạng bệnh và xác định nguyên nhân có vai trò rất quan trọng để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Phụ nữ bị rong kinh nên làm gì?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, để điều trị dứt điểm tình trạng rong kinh thì người bệnh cần tuân thủ các biện pháp y học để cân bằng hormone. Bên cạnh đó, các chi em cũng cần phải thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì tâm lý luôn ở trạng thái tốt nhất.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện chứng rong huyết ở nữ giới cần được thực hiện như sau:
-
Chế độ ăn uống cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu gồm: bột đường – chất béo – đạm – khoáng chất & vitamin.
-
Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B1, B6, E, kẽm, sắt và magie.
-
Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
-
Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo bão hòa và gia vị.
-
Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích khác gây hại cho sức khỏe.
-
Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không quá béo hoặc không quá gầy.
Giảm bớt căng thẳng
-
Để giảm bớt căng thẳng, chúng ta không nên ôm đồm quá nhiều việc, nên dành để thư giãn, nghỉ ngơi.
-
Có thể giảm căng thẳng bằng cách hít thở sâu, tập yoga, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền.
-
Đảm bảo không bị thiếu ngủ.
-
Luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực và có thể tâm sự với người mà bạn tin tưởng, tránh tâm sự với những người cũng đang có suy nghĩ tiêu cực.
Vận động nhẹ nhàng, đúng cách
Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục là cách điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tránh tập thể dục với cường độ cao vì đó cũng là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Cách tập thể dục tốt nhất là:
-
Giảm thời gian và cường độ luyện tập thể dục thể thao để vừa với sức của bản thân.
-
Nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng để tập luyện.
-
Tránh vận động mạnh, nên nghỉ ngơi nhiều trong giai đoạn “rụng dâu”.
Vệ sinh vùng kín
-
Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, không thọc quá sâu vào bên trong âm đạo dễ gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
-
Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ PH phù hợp với độ PH của âm đạo.
-
Kiêng quan hệ tình dục khi đang đến kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm:
- Bị quai bị có ảnh hưởng đến sinh sản không? Biện pháp phòng tránh và điều trị
- Quay tay có ảnh hưởng đến sinh sản không? “Tự sướng” như thế nào cho an toàn?
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tránh thai
Mọi loại thuốc tránh thai đều có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng cho sức khỏe, đặc biệt là loại thuốc tránh thai khẩn cấp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa khác như bao cao su, cấy que, đặt vòng,...để giảm thiểu nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.
Khám phụ khoa định kỳ
Các bác sĩ khuyến cáo chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe sinh sản, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
Gợi ý bài thuốc dân gian điều trị rong kinh hiệu quả
Ngoài việc điều trị chứng rong kinh bằng phương pháp Tây y, trong dân gian còn tương truyền một số bài thuốc điều trị bằng quế hoặc gừng cũng rất hiệu quả. Các chị em có thể đọc tham khảo và áp dụng.
Chữa rong kinh bằng quế
Nhắc đến quế chúng ta sẽ biết ngay đây chính là một loại nguyên liệu rất phổ biến trong những món ăn của người Việt. Công dụng của quế giúp loại bỏ tạp chất và tăng cường khả năng lưu thông máu rất hiệu quả. Chính từ lợi ích cho việc tuần hoàn máu đã giúp cho phụ nữ giảm được triệu chứng đau bụng kinh.
Để điều trị rong kinh bằng quế, bạn có thể sử dụng một thìa cà phê bột quế pha với nước lạnh, ngày uống 3 lần. Cách khác là bạn có thể mua gói trà quế để uống thay nước hàng ngày.
Việc này sẽ giúp giảm bớt lượng máu kinh mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên, để hỗ trợ cải thiện tình trạng rong kinh hiệu quả, bạn nên áp dụng phương pháp này một tuần trước ngày kinh.
Chữa rong kinh bằng gừng
Tương tự quế, gừng cũng là một thực phẩm vô cùng quen thuộc không chỉ trong bếp của gia đình Việt mà cả trong Đông y cũng sử dụng phổ biến. Theo Đông y, gừng có tác dụng lên tỳ, vị, đại tràng, thận, kinh phế, giúp làm ấm, chống hàn, thông lạch, hồi dương. Vì thế, gừng có tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm cả rong kinh.
Để hỗ trợ điều trị rong kinh, các chị em có thể thêm gừng vào thực đơn hàng ngày hoặc uống trà gừng 4 lần/ngày trước mỗi kỳ kinh nguyệt để việc điều trị thêm hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của Monkey giúp chị em hiểu rong kinh có ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào. Từ đó chúng ta sẽ tự biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra do chứng rong kinh.
Do heavy periods affect fertility? - Ngày truy cập: 17/04/2022
https://www.primefertilitycenter.com/en/do-heavy-periods-affect-fertility/
How long does a normal menstruation last in comparison to Menorrhagia? - Ngày truy cập: 17/04/2022
https://www.uranj.com/blog/menorrhagia-abnormal-uterine-bleeding#:~:text=Menorrhagia%20maybe%20associated%20with%20infertility,implant%20in%20the%20uterine%20wall