zalo
Rối loạn phổ tự kỷ là gì? Hiểu đúng để đồng hành cùng con
Sức khỏe trẻ em

Rối loạn phổ tự kỷ là gì? Hiểu đúng để đồng hành cùng con

Hoàng Hà
Hoàng Hà

14/01/20253 phút đọc

Mục lục bài viết

Một trong những rối loạn thường gặp ở trẻ em hiện nay là rối loạn phổ tự kỷ, với những triệu chứng điển hình như khó khăn trong giao tiếp, hạn chế tương tác xã hội và hành vi lặp đi lặp lại. Vậy rối loạn phổ tự kỷ là gì? Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau để có cái nhìn đúng đắn để ba mẹ có thể đồng hành cùng con một cách hiệu quả.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD - Autism Spectrum Disorder) là một khuyết tật phát triển phức tạp ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của người mắc. Mặc dù bề ngoài những người mắc ASD không khác biệt nhiều so với những người khỏe mạnh, nhưng họ thường thể hiện cách giao tiếp, ứng xử và học tập khác biệt đáng kể. Khả năng tư duy và học tập ở người mắc ASD cũng rất đa dạng, từ mức độ xuất sắc đến khó khăn nghiêm trọng.

Rối loạn phổ tự kỷ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay ở trẻ em (Ảnh: Sưu tầm internet)

ASD bao gồm nhiều tình trạng từng được phân loại riêng biệt như rối loạn tự kỷ, rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (PDD-NOS) và hội chứng Asperger. Hiện nay, tất cả những tình trạng này đều được gộp chung dưới tên gọi rối loạn phổ tự kỷ.

Rối loạn này thường biểu hiện sớm trong 3 năm đầu đời của trẻ, ảnh hưởng không chỉ đến hệ thần kinh mà còn cản trở sự phát triển toàn diện. Trẻ mắc ASD có thể thể hiện sự thiếu quan tâm đến xung quanh, không muốn giao tiếp bằng mắt, gặp khó khăn trong tương tác xã hội, hoặc tuân theo các thói quen cố định. Hiểu rõ và nhận diện sớm những dấu hiệu này là bước đầu tiên để hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn.

Xem thêm: Những hành vi của trẻ tự kỷ & Cách hỗ trợ trẻ hiệu quả

Biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ thường gặp

Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và thể hiện cảm xúc. Những biểu hiện này không chỉ ảnh hưởng đến cách trẻ học hỏi, chú ý hay phản ứng mà còn khiến trẻ có xu hướng lặp lại các hành vi nhất định và gặp trở ngại khi thay đổi thói quen hàng ngày. Các dấu hiệu của ASD thường xuất hiện từ sớm và kéo dài suốt cuộc đời nếu không được can thiệp.

Một số biểu hiện phổ biến ở trẻ mắc ASD bao gồm:

  • Không chỉ vào đồ vật để thể hiện sự quan tâm hoặc không phản ứng khi người khác chỉ vào vật thể.

  • Khó khăn trong việc giao tiếp bằng mắt, thường tránh ánh nhìn và thích ở một mình.

  • Gặp trở ngại trong việc hiểu hoặc diễn đạt cảm xúc, cả của bản thân và người khác.

  • Trẻ có thể không phản ứng khi được gọi tên nhưng lại nhạy cảm với một số âm thanh khác.

  • Lặp lại từ ngữ, cụm từ hoặc hành động, thay vì sử dụng câu trả lời phù hợp.

  • Thích tuân thủ các thói quen cố định, khó thích nghi khi môi trường hoặc lịch trình thay đổi.

  • Không tham gia hoặc gặp khó khăn với các trò chơi “đóng vai” hoặc tương tác nhóm.

  • Có phản ứng khác thường với các yếu tố cảm giác như âm thanh, ánh sáng, mùi hoặc kết cấu.

  • Đôi khi, trẻ mất đi các kỹ năng mà trước đây từng thành thạo, chẳng hạn như ngôn ngữ hoặc hành vi.

Những biểu hiện này có thể khác nhau ở từng trẻ, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Việc nhận diện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển tốt hơn và hòa nhập với cộng đồng.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị ASD (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ asd ở trẻ em

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định đầy đủ nguyên nhân cụ thể gây ra rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Tuy nhiên, nhiều yếu tố nguy cơ đã được nghiên cứu và cho thấy khả năng làm tăng nguy cơ mắc ASD, bao gồm sự kết hợp của yếu tố môi trường, sinh học và di truyền.

Yếu tố di truyền được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng. Trẻ em có anh chị em mắc ASD thường có nguy cơ mắc cao hơn. Các nghiên cứu về gen cho thấy một số gen ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và cách các tế bào thần kinh giao tiếp có thể liên quan đến ASD. Ngoài ra, một số bệnh lý di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Fragile X, xơ cứng củ, hội chứng Rett hay hội chứng Angelman cũng được ghi nhận làm tăng nguy cơ tự kỷ.

Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò nhất định. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi hoặc tiếp xúc với một số loại thuốc kê đơn trong thai kỳ (như axit valproic hay thalidomide) có thể có nguy cơ cao hơn. Ngoài ra, giai đoạn nhạy cảm với ASD thường xảy ra trước, trong và ngay sau khi sinh.

ASD có thể xuất hiện ở mọi nhóm dân tộc, chủng tộc và tầng lớp kinh tế xã hội, nhưng trẻ nam có nguy cơ mắc cao hơn trẻ nữ gấp 4 lần.

Một số quan niệm sai lầm cho rằng vắc-xin, chẳng hạn như vắc-xin sởi - quai bị - rubella (MMR), có thể gây ra tự kỷ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lớn từ các tổ chức y tế uy tín, bao gồm CDC và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đã bác bỏ mối liên hệ này. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc-xin gây ra ASD.

Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ không chỉ giúp cha mẹ yên tâm hơn mà còn hỗ trợ việc phòng ngừa và can thiệp hiệu quả khi cần thiết.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn ASD ở trẻ nhỏ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các cấp độ rối loạn phổ tự kỷ trẻ em

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) được phân loại thành ba cấp độ dựa trên mức độ ảnh hưởng và nhu cầu hỗ trợ của trẻ:

Cấp độ 1: Cần hỗ trợ

  • Trẻ gặp khó khăn nhẹ trong giao tiếp và tương tác xã hội.

  • Trẻ có thể thực hiện một số hoạt động độc lập nhưng vẫn cần sự hướng dẫn trong một số tình huống.

Cấp độ 2: Cần hỗ trợ đáng kể

  • Trẻ có những hạn chế rõ ràng hơn trong khả năng giao tiếp và tương tác.

  • Trẻ thường gặp khó khăn trong việc thích nghi với thay đổi hoặc điều chỉnh hành vi.

  • Cần sự hỗ trợ thường xuyên để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Cấp độ 3: Cần hỗ trợ liên tục

  • Trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong cả giao tiếp, tương tác và hành vi.

  • Các thách thức này ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày, đòi hỏi sự hỗ trợ liên tục và chuyên biệt.

Các mức độ của bệnh rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em ba mẹ cần biết (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bị rối loạn phổ tự kỷ ASD khi nào thì khám bác sĩ?

Các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ (ASD) thường xuất hiện từ sớm, thường trước 2 tuổi, và có thể biểu hiện qua sự chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tương tác xã hội hoặc hành vi. Nếu phụ huynh nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình phát triển của con, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.

Các dấu hiệu cảnh báo cần khám bác sĩ:

  • 6 tháng tuổi: Trẻ không có phản ứng lại với biểu cảm vui vẻ hoặc không thể hiện niềm vui qua nét mặt.

  • 9 tháng tuổi: Trẻ không bắt chước âm thanh hoặc nét mặt của người khác.

  • 12 tháng tuổi: Trẻ không bập bẹ hoặc không có những âm thanh cơ bản.

  • 14 tháng tuổi: Trẻ không sử dụng cử chỉ như chỉ tay hoặc vẫy tay.

  • 16 tháng tuổi: Trẻ chưa nói được một từ nào.

  • 18 tháng tuổi: Trẻ không bắt chước hành động của người lớn.

  • 24 tháng tuổi: Trẻ chưa nói được cụm từ có ý nghĩa.

  • Bất kỳ độ tuổi nào: Trẻ mất đi các kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội mà trước đó đã có.

Khi nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ cần đưa đi khám ngay (Ảnh: Sưu tầm internet)

Rối loạn ASD ở trẻ có chữa được không?

Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, việc điều trị và can thiệp đúng cách có thể giúp giảm các triệu chứng, cải thiện kỹ năng giao tiếp, hành vi và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Mỗi trẻ mắc ASD có những đặc điểm và nhu cầu riêng, do đó không có một phương pháp điều trị chung cho tất cả. Thay vào đó, các chương trình can thiệp được thiết kế cá nhân hóa để phù hợp với từng trường hợp.

Can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng cách nào?

Khi trẻ được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ, các chuyên gia sẽ xây dựng phác đồ can thiệp dựa trên nhu cầu cụ thể của trẻ và từng giai đoạn phát triển. Dưới đây là các phương pháp can thiệp phổ biến:

Sử dụng thuốc

Thuốc không điều trị nguyên nhân gây ra ASD nhưng có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng liên quan. Một số loại thuốc mà bác sĩ thường sẽ kê đơn gồm:

  • Thuốc an thần: Giảm hành vi quá mức, kiểm soát cảm xúc mạnh mẽ.

  • Thuốc chống lo âu: Giảm lo âu và cải thiện tâm trạng.

  • Thuốc chống rối loạn thần kinh: Hỗ trợ điều trị các vấn đề hành vi nghiêm trọng.

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây tác dụng phụ.

Can thiệp hành vi, tâm lý và giáo dục

  • Giúp trẻ học các kỹ năng mới thông qua việc khen thưởng và khuyến khích.

  • Tập trung vào việc giảm hành vi bất thường và cải thiện khả năng giao tiếp xã hội.

  • Thiết kế phương pháp giáo dục chuyên biệt chặt chẽ, có cấu trúc nhằm phát triển kỹ năng xã hội, giao tiếp và hành vi.

  • Xây dựng các hoạt động được cá nhân hóa và điều chỉnh phù hợp với trẻ mầm non thường cho hiệu quả cao.

  • Hỗ trợ trẻ cải thiện khả năng giao tiếp và thích nghi trong các tình huống xã hội.

Hỗ trợ và hướng dẫn phụ huynh

  • Tương tác với trẻ để khuyến khích giao tiếp và kỹ năng xã hội.

  • Quản lý hành vi và phát triển kỹ năng sống cho trẻ.

  • Các nhóm hỗ trợ và chương trình đào tạo giúp giảm căng thẳng cho phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc ASD.

Phối hợp liên ngành

Một nhóm chuyên gia (gồm bác sĩ, nhà tâm lý, giáo viên đặc biệt, nhà trị liệu) cùng phối hợp để triển khai kế hoạch điều trị toàn diện, tối ưu hóa sự phát triển của trẻ.

Can thiệp sớm và kiên trì là chìa khóa giúp trẻ mắc ASD cải thiện các kỹ năng cần thiết, từ đó có cơ hội hòa nhập và phát triển tốt hơn.

Bị rối loạn phổ tự kỷ cần có sự can thiệp sớm (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách phòng ngừa rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ

Mặc dù hiện nay không có phương pháp phòng ngừa rối loạn phổ tự kỷ (ASD) một cách hoàn toàn, nhưng một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc ASD hoặc hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Dưới đây là một số cách phòng ngừa và cải thiện môi trường phát triển cho trẻ:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là axit folic, trước và trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ rối loạn phát triển ở trẻ.

  • Kiểm soát bệnh lý mẹ bầu: Điều trị các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, và tránh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai để bảo vệ sự phát triển của thai nhi.

  • Hạn chế thuốc và hóa chất: Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi, như axit valproic và thalidomide, đồng thời hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

  • Khuyến khích giao tiếp sớm: Thúc đẩy sự giao tiếp bằng cách nói chuyện, đọc sách, và tạo cơ hội cho trẻ tương tác xã hội từ khi còn nhỏ.

  • Thực hiện các hoạt động xã hội và chơi cùng trẻ: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm, chơi với các bạn bè đồng trang lứa để phát triển kỹ năng xã hội.

  • Tạo môi trường an toàn và ổn định: Cung cấp một môi trường gia đình ổn định, không căng thẳng, nơi trẻ có thể phát triển toàn diện.

  • Kiểm tra sự phát triển định kỳ: Đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra sự phát triển định kỳ và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có thể can thiệp kịp thời.

  • Giám sát kỹ năng xã hội và ngôn ngữ: Theo dõi khả năng ngôn ngữ và kỹ năng xã hội của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 năm đầu đời, để nhận biết các dấu hiệu bất thường.

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Trẻ em sinh ra từ cha mẹ có tuổi cao hoặc có anh chị em mắc ASD có thể có nguy cơ cao hơn. Do đó, việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ từ trước khi sinh và trong giai đoạn nuôi dạy trẻ là rất quan trọng.

Ba mẹ cần đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn phát triển (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn rối loạn phổ tự kỷ là gì? Vậy nên, việc nhận thức và hiểu đúng về ASD là bước quan trọng để giúp phụ huynh, giáo viên và cộng đồng đồng hành cùng trẻ, tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!